8. Cấu trúc đề tài
3.2.1. Đối với Nhà trường
Một là, đưa việc giáo dục kỹ năng giao tiếp vào chương trình đào tạo chuyên ngành ở tất cả các Khoa, Trung tâm. Nội dung của học phần Kỹ năng giao tiếp phải đảm bảo trang bị cho SV những kỹnăng cơ bản đáp ứng yêu cầu tính chất công việc sau này; ngoài ra, cần kết hợp giáo dục và phát triển kỹnăng mềm cho SV trong các môn học chuyên môn và được lồng ghép trong từng giờ lên lớp của giảng viên. Ví dụnhư: tăng thời lượng cho SV thuyết trình trước lớp, làm việc nhóm, làm tiểu luận môn học,…
Hai là, tăng cường thời lượng thực tập, thực tế cho SV
Ba là, Lãnh đạo nhà trường, BCH ĐTN, Ban Chủ nhiệm các CLB có thể mời các diễn giả, các chuyên gia về kỹnăng mềm, cựu SV thành đạt của trường hoặc đại diện của các doanh nghiệp, nơi có khả năng tuyển dụng nghề nghiệp
của SV sau khi ra trường, đến để chia sẻ những yêu cầu thực tế của nghề nghiệp, những kỹ năng giao tiếp cần có khi SV khi đi thực tập và làm việc sau khi ra trường. Qua đó, SV có cơ hội tiếp xúc thực tế hoặc học tập từ chính các diễn giả, từ đó nhận thức sâu sắc sự cần thiết của việc phải trang bị KNGT và có thêm động cơ để tự mình trau dồi, học tập những kỹ năng mềm bản thân còn thiếu, còn yếu.
Bốn là, tăng cường mối liên kết giữa nhà trường, nhà tuyển dụng và SV Việc nắm bắt những thông tin từ nhà tuyển dụng không những cung cấp thông tin hữu ích cho nhà trường mà còn cả cho SV trong việc định hướng và cải thiện tính phù hợp của các kỹnăng. Vì vậy, tăng cường mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường và nhà tuyển dụng luôn là một bước đi quan trọng để tạo ra những sản phẩm giáo dục chất lượng cao và đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động. Các hình thức liên kết, hợp tác giữa nhà trường và nhà tuyển dụng có thể là: trao đổi về yêu cầu tuyển dụng, phản hồi – đánh giá chất lượng đào tạo thông qua các cuộc khảo sát, thu thập ý kiến, ngày hội việc làm; tạo điều kiện cho SV thực tập, góp ý cho chương trình đào tạo của nhà trường, tham gia giảng dạy một số chuyên đề chuyên môn,… hoặc các buổi tọa đàm giữa nhà trường và nhà tuyển dụng. Đồng thời, các thông tin có liên quan cần được phổ biến sâu rộng cho tất cả các sinh viên, để họ có thểtham gia cũng như có những định hướng cụ thể cho việc tích lũy kiến thức và kỹnăng trong quá trình học.
3.2.2. Đối với tổ chức Đoàn, Hội
Một là, Ban Chấp hành các Liên chi Đoàn tích cực triển khai các hoạt động Đoàn thanh niên, CLB.
Hai là, tổ chức các buổi nói chuyện, học tập chuyên đề với chuyên gia về việc phát triển kỹnăng giao tiếp.
Ba là, tổ chức đa dạng các hoạt động phong trào đoàn hội, các CLB, phong phú hơn, thiết thực hơn, hấp dẫn hơn để lôi cuốn sinh viên; tổ chức nhiều sân chơi, phong trào thu hút và tạo điều kiện cho toàn thể SV trong trường tham gia rèn luyện kỹnăng giao tiếp.
kỹnăng giao tiếp.
Năm là, giới thiệu và phổ biến một cách rộng rãi và hiệu quả hơn các hoạt động, cuộc thi, phong trào… để SV nắm bắt được, quan tâm và thấy được lợi ích của họ khi tham gia.
3.2.3. Đối với các câu lạc bộ
Một là, đội ngũ Ban chủ nhiệm CLB cần tổ chức các phong trào, hoạt động nhằm phát huy tốt hơn vai trò lãnh đạo của mình, hòa đồng thân thiết hơn với sinh viên… để có thể hướng dẫn và truyền đạt lại những kinh nghiệm của thế hệ đi trước.
Hai là, phát động phong trào rộng rãi, kích thích ý thức trau dồi và hoàn thiện kỹnăng giao tiếp tại trường.
Ba là, tổ chức chặt chẽ và thời gian triển khai các hoạt động hợp lý hơn nữa để SV tham gia được nhiều hơn, hiệu quả hơn.
3.2.4. Đối với sinh viên
Một là, SV dựa trên khả năng của bản thân, mục tiêu trong tương lai để xây dựng lộ trình rèn luyện các kỹ năng qua mỗi năm học, từ đó đến khi ra trường các bạn sẽ tự tin với năng lực của mình cùng với bộ hồsơ xin việc hoàn hảo. Ngoài ra, SV cũng nên tích cực tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, đây là sân chơi học thuật để tự rèn luyện kỹ năng, phát triển tinh thần sáng tạo, khởi nghiệp cho bản thân.
Hai là, SV nên mạnh dạn nói và trình bày trước đám đông, trước hết là tập thể nhóm, tập thể lớp để tự rèn luyện cho mình sự tự tin, thói quen giao tiếp,thuyết trình trước nhiều người, bởi đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất đối với hầu hết các công việc. Bên cạnh đó, SV cũng nên tích cực thảo luận và làm việc nhóm theo yêu cầu của giảng viên, tích cực phát biểu và trình bày ý kiến, có quan điểm phản biện trong quá trình thảo luận.
Ba là, nâng cao những kiến thức cần thiết cho hoạt động giao tiếp tại các CLB cần phải có những kỹnăng sau: Học sự tự tin trong giao tiếp, thuyết trình trước đám đông, tránh sự tự ti; Chuẩn bị kỹ càng trước những buổi giao tiếp quan trọng; Đối với người gửi thông điệp: để trở thành một người giao tiếp tốt
thì trước hết bạn phải tạo cho mình sự tin tưởng. Trong lĩnh vực kinh doanh điều này thể hiện những hiểu biết của bạn về chủđề, người tiếp nhận và bối cảnh tiếp nhận thông điệp; Phải tận dụng các hình thức giao tiếp, các phương tiện truyền tải thông điệp một cách linh hoạt. Ngoài hình thức viết, các hình thức khác đều bị chi phối bởi giọng điệu của người truyền đạt thông điệp, tính căn cứ lý luận, những gì nên đưa vào và những gì không được đưa vào cũng như phong cách giao tiếp riêng của bạn; Nên trau dồi nhiều kiến thức, tạo được thế tự tin chủ động trong các cuộc giao tiếp, thể hiện rằng mình là người khôn ngoan, thông mình, tự tin và dễ hòa đồng; Thực hành những kỹ năng giao tiếp mọi lúc mọi nơi, chủ động. Tự tạo cho mình thói quen sống, học tập và làm việc theo tác phong công nghiệp. Tránh những thói quen mang tính chất địa phương cục bộ; Tập đàm phán, thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình kinh tế, văn hóa, chính trị và xã hội, hình thành thói quen nắm bắt thông tin tổng hợp.
Tiểu kết chương 3
Trong giai đoạn hiện nay, các cơ quan, doanh nghiệp đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn và kỹnăng cao đểđứng vững trên thị trường. Do đó SV phải chú tâm học tập để vững vàng về kiến thức và các kỹ năng cần thiết. Thông qua hoạt động của các CLB, kỹ năng giao tiếp của SV được hoàn thiện hơn, là chìa khóa giúp SV tự tin bước vào đời, năng động giải quyết các vấn đề một cách dễ dàng để thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống. Chính vì vậy, ngay từ khi còn ngồi trên giảng đường, các thế hệ SV phải trau dồi cho mình các kỹnăng mềm quý giá làm hành trang vào đời. Các giải pháp, kiến nghị nêu trên nếu thực hiện tốt sẽ góp phần tạo nên văn hóa học đường tốt đẹp.
KẾT LUẬN
Nhằm góp phần nâng cao năng lực và phẩm chất của sinh viên, trong những năm qua, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã thành lập các mô hình câu lạc bộ học tập, câu lạc bộ sở thích cho sinh viên, qua đó giúp các em phát huy năng khiếu và đam mê của mình. Đây không chỉ là nơi trải nghiệm, mà còn là công cụđể Nhà trường xây dựng một môi trường học đường tích cực hơn. Tham gia hoạt động trong các câu lạc bộ, sinh viên được trau dồi các kỹnăng cần thiết trong cuộc sống.
Từ những nguồn tài liệu đã được thống kê, phân tích cho thấy, các câu lạc bộ trong Nhà trường có những tác động quan trọng đến việc phát triển kỹ năng giao tiếp của SV Mặc dù phần lớn sinh viên đều có nhận thức rằng việc tham gia các câu lạc bộ sẽ đem lại những lợi ích to lớn cho cả việc học tập, rèn luyện ở hiện tại và cả trong tương lai nhưng đánh giá của họ về tính bổ ích, thiết thực, hấp dẫn của các hoạt động này tại môi trường học tập cũng như tác động của nó tới kỹnăng giao tiếp chỉở mức trung bình. Do vậy, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm phát triển kỹ năng giao tiếp trong xưng hô; trong ứng xử và thông qua tổng kết, đánh giá hoạt động của câu lạc bộ. Nếu làm tốt được các giải pháp nêu trên, sinh viên khi tham gia các câu lạc bộ tại Nhà trường sẽ có kỹ năng giao tiếp tốt, đáp ứng nhu cầu thời đại và nhà tuyển dụng trong tương lai.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Anh (1992), Kĩ năng giao tiếp sư phạm. Luận án Thạc sĩ.
2. Hoàng Anh (1990). Thực trạng kĩ năng giao tiếp sư phạm của SV
Thông tin Khoa học giáo dục.
3. Hoàng Anh (1991), Vấn đềkĩ năng giao tiếp sư phạm của SV Tạp chí Nghiên cứu giáo dục.
4. Diệp Quang Ban (2009), Giao tiếp – Diễn ngôn và cấu tạo của văn
bản, NXB Giáo dục, Hà Nội.
5. Lê Thị Bừng (2001), Tâm lí học ứng xử, NXB Giáo dục, Hà Nội. 6. Phạm Khắc Chương (2006), Văn hóa ứng xử trong gia đình. NXB Thanh niên, Hà Nội.
7. Lâm Ngũ Đường (2001), Tinh hoa xử thế (Mộng Binh Sình dịch). NXB Thanh niên, Hà Nội.
8. Ferfinald De Saussuure (1973), Giáo trình ngôn ngữ học đại cương. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
9. Phạm Minh Hạc (1980), Nhập môn tâm lí học. Nhà xuất bản Giáo dục.
10.Phạm Minh Hạc (chủ biên), Lê Khanh Trần Trọng Thúy (1998), Sách
tâm lí học dùng cho các trường đại học sư phạm. Tập 1 NXB Giáo dục.
11. Ngô Công Hoán (1997), Giao tiếp và ứng xử sư phạm. NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
12. Ngô Công Hoán (1992), Một số vấn đề về giao tiếp sư phạm. Bộ Giáo dục và đào tạo - Vụ Giáo viên, Hà Nội.
13. Nguyễn Văn Hộ (2005), Ứng xử sư phạm. NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
14. Đỗ Trung Kiên (2012), “Đổi mới phương pháp dạy và học môn kỹ năng mềm bằng việc sử dụng phương pháp tình huống”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học – Huấn luyện kỹ năng và thái độ - Tạo dựng hành trang vững chắc cho
15. Leonchiev A.N. (1950), Những vấn đề phát triển tâm lí. Trường sư phạm mẫu giáo, Thành phố Hồ Chí Minh dịch.
16. Nguyễn Văn Lê (1992), Vấn đề giao tiếp. NXB Giáo dục Hà Nội. 17. Lại Thế Luyện (2015), Kỹ năng mềm và thành công của bạn, Nxb. Hồng Đức.
18. Nguyễn Thị Bích Ngọc (2010), Cẩm nang giao tiếp, nghệ thuật xây dựng các mối quan hệ hữu ích. NXB Lao động, Hà Nội.
19. Nguyễn Thạc (1991), Luyện giao tiếp sư phạm tài liệu dùng cho sinh viên các trường đại học sư phạm và cao đẳng sư phạm), Trường ĐHSP Hà Nội I
20. Đoàn Văn Thông (1990), Tìm hiểu bạn gái qua gương mặt và hành vi, NXB Tổng hợp Bình Định.
21. Trần Ngọc Thêm (2006), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam. NXB
Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
22. Lê Đức Thọ (2018), “Hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho
SVtrường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng – Thực trạng và giải pháp”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Đào tạo kỹnăng mềm cho sinh viên, Đại học Khánh Hòa.
23. Ông Văn Tùng (2011), Bí quyết xử thế mưu sự. NXB Công an nhân dân, Hà Nội.
PHỤ LỤC
Một số hoạt động của các CLB tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội:
Ngày hội Hiến máu toàn trường do Câu lạc bộ Máu Nội vụ tổ chức ngày 11/10/2018
Hoạt động ngoại khóa của Câu lạc bộ ASK (Nguồn: Page Đoàn Trường Đại học Nội vụ Hà Nội)
Hoạt động ngoại khóa của Câu lạc bộ ASK (Nguồn: Page Đoàn Trường Đại học Nội vụ Hà Nội)
Câu lạc bộ Nghệ thuật tham gia biểu diễn văn nghệ tại Hội thi “Thanh niên với Cải cách hành chính” tại Bộ Nội vụ tháng 10/2018
(Nguồn: Page Đoàn Trường Đại học Nội vụ Hà Nội)
Hoạt động CLB HEC
PHIẾU KHẢO SÁT
Xin chào các bạn, nhóm chúng tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu nhằm giúp cho SV hiểu rõ hơn về vai trò và tác động của của các CLB trong phát triển KNGT cho SV trường ĐHNV Hà Nội, lợi ích mà chúng mang lại cho sinh viên, đồng thời từ những ý kiến đóng góp của các bạn chúng tôi sẽ phản hồi lại cho những nhà tổ chức để họ cải tiến chất lượng các hoạt động, thu hút SV tham gia. Rất mong sựđóng góp của các bạn! 1. Bạn học ngành nào? Trả lời: ... ... 2. Bạn là SVnăm mấy? a. Năm nhấtc. Năm ba b. Năm haid. Năm tư
3. Bạn có tham gia hoạt động trường, lớp, đoàn hội, CLB, các cuộc thi do trường tổ chức không?
a. Có b. Không
4. Mục đích tham gia các hoạt động của bạn là gì?
a. Vì nó ảnh hưởng đến kết quả học tập (điểm rèn luyện)
b. Hoàn thiện phẩm chất, năng lực của bản thân (kỹ năng giao tiếp, kinh nghiệm sống, khả năng hoạt động nhóm, năng lực lãnh đạo, ..)
c. Thể hiện bản thân
d. Lý do khác...
5. Bạn thường tham gia các hoạt động thuộc lĩnh vực nào?
a. Các hoạt động liên quan đến ngành học của bạn b. Bất cứ các hoạt động bạn cảm thấy thích
c. Các hoạt động nhiều người tham gia d. Hoạt động có giải thưởng hấp dẫn
6. Đánh giá mức độ thường xuyên tham gia các hoạt động đó của bạn?
a. <25%b. 25-50%c. 50-75%d. >75%
7. Bạn có tham gia CLB thuộc lĩnh vực nào sau đây:
b. CLB ASK d. CLB khác...(kể tên)
8. Bạn hãy đánh giá tác động của việc tham gia hoạt động Đoàn, Hội, CLB, các cuộc thi do trường tổ chức đến bạn dựa trên những tiêu chí sau:
Xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp (1-5) Tiêu chí Mức độ Năng động Tự tin Sáng tạo Khảnăng lãnh đạo Kinh nghiệm
9. Đánh giá của bạn về vai trò của các hoạt động trường lớp, Đoàn hội, CLB như thế nào?
a. Không quan trọngc. Quan trọng b. Bình thườngd. Rất quan trọng
10. Bạn có là cán bộ lớp, Đoàn, Hội không, nếu có bạn có thấy yêu thích công việc hiện tại cảu mình không?
a. Rất thích và sẽ tiếp tục tham gia đóng góp cho Đoàn, Hội b. Không thích
11. Lí do bạn không tham gia các hoạt động trường lớp, Đoàn hội, CLB
a. Nhàm chán b. Tốn thời gian