Phát triển kỹ năng giao tiếp trong xưng hô

Một phần của tài liệu Đề tài vai trò của các câu lạc bộ trong phát triển kỹ năng giao tiếp cho sinh viên trường đại học nội vụ hà nội (Trang 50 - 51)

8. Cấu trúc đề tài

3.1.1.Phát triển kỹ năng giao tiếp trong xưng hô

*Mục tiêu của giải pháp:

Giao tiếp là một kỹnăng mềm cơ bản và cần thiết đối với mọi đối tượng. Kỹnăng giao tiếp là tập hợp các quy tắc, nguyên tắc được rút ra từ thực tế hàng ngày để giúp mọi người truyền thông tin một cách hiệu quả nhất. Do đó vai trò của kỹnăng giao tiếp trong cuộc sống là vô cùng quan trọng.

Kỹ năng giao tiếp chính là đây là một điều kiện tồn tại bắt buộc của cá nhân và xã hội. Giao tiếp là điều kiện tồn tại của con người. Nếu không có giao tiếp với người khác thì con người không thể phát triển. Xã hội luôn là một cộng đồng có sự ràng buộc, liên kết với nhau, do đó nếu không có giao tiếp thì không có sự tồn tại của xã hội.

Thông qua giao tiếp mới giúp cho con người gia nhập vào các mối quan hệ, lĩnh hội nền văn hóa đạo đức, chuẩn mực xã hội. Đặc biệt là phát triển kĩ năng giao tiếp trong xưng hô giúp cho cá nhân mỗi chúng ta điều chỉnh được hành vi cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội, quan hệ xã hội, phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực.

*Nội dung của giải pháp:

Phương châm trong xưng hô lịch sự là luôn hướng tới “xưng khiêm hô tôn”. Xưng hô khiêm nhường là nét đẹp trong văn hóa giao tiếp của người Việt chúng ta. Xưng hô không khiêm nhường dễ bịđánh giá là thiếu lễ độ, làm mất đi thiện cảm từ phía người đối thoại. Tuy nhiên quá chú ý đến khiêm nhường cũng có ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả trong tương tác xã hội. Cho nên xưng hô khiêm nhường cũng cần phải có chừng mực mới đạt được hiệu quả mong muốn trong tương tác.

kế hoạch nhằm phát triển KNGT cho SV tại các CLB trong nhà trường; tổ chức và thực hiện đúng theo kế hoạch đã đề ra của từng CLB; Xây dựng các tiêu chí đểđánh giá về KNGT trong xưng hô của từng thành viên trong CLB.

*Quy trình thực hiện giải pháp:

- Bước 1: Xây dựng kế hoạch

+ Xác định các kế hoạch phù hợp với nguồn lực của từng CLB + Xác định rõ chức năng của từng hoạt động.

- Bước 2: Tổ chức thực hiện

+ Báo cáo ĐTN - Đơn vị trực tiếp quản lí các CLB.

+ Mời các diễn giả đến nói chuyện về KNGT đặc biệt là KNGT trong xưng hô giữa các thành viên trong CLB, giữa SV Khoa này với Khoa khác, SV khóa trước với khóa sau.

+ Tổ chức các cuộc họp CLB để lấy ý kiến, nguyện vọng, đề xuất của các thành viên trong từng giai đoạn.

+ Đề nghị ĐTN trường hỗ trợ về phong họp, mời các diễn giả thuộc lĩnh vực chuyên môn, hỗ trợ tài chính cho các CLB.

- Bước 3: Kiểm tra, đánh giá

+ Kiểm tra, đánh giá cả về số lượng và chất lượng đội ngũ nhân sự của từng CLB qua việc GT xưng hô.

+ Kiểm tra, đánh giá công tác quản lí của Ban Chủ nhiệm CLB.

Tóm lại, từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt rất phong phú và phức tạp. Cuộc giao tiếp sẽ trở nên tốt đẹp nếu mỗi chúng ta tuân thủ các yêu cầu của chuẩn mực giao tiếp như: sự lịch sự, lễ phép, đúng mực, đúng vai giao tiếp, đúng hoàn cảnh và tuân theo những ước định, chế định của xã hội và có tính khuôn mẫu trong văn hóa người Việt Nam.

Một phần của tài liệu Đề tài vai trò của các câu lạc bộ trong phát triển kỹ năng giao tiếp cho sinh viên trường đại học nội vụ hà nội (Trang 50 - 51)