8. Cấu trúc đề tài
2.2. Đánh giá vai trò của các Câu lạc bộ trong phát triển kỹ năng giao tiếp
Một là, trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự thành công trong quá trình nâng cao chất lượng đào tạo của trường Đại học Nội vụ Hà là xây dựng, phát triển môi trường giao tiếp thuận lợi, lành mạnh, tạo nên những nhân tố tốt nhất để sinh viên, SV phát triển những phẩm chất và năng lực của nhân cách tại các CLB trong nhà trường.
Hai là, qua hoạt động của các CLB sẽ tạo cho SV có cơ hội để học hỏi, trải nghiệm và vận dụng những tri thức đã học, hình thành các kĩ năng giao tiếp, như: kĩ năng làm quen, kĩ năng lắng nghe, nói trước đám đông, giải quyết xung đột, khắc phục khó khăn trong giáo tiếp, giúp các SV vận dụng những kĩ năng trong tìm kiếm việc làm, khi làm việc.
Ba là, việc học tập và trau dồi kỹ năng giao tiếp trong nhà trường nói chung và các CLB là rất quan trọng. Môi trường đại học không chỉ giúp cho SV học tập mà còn hơn thế nữa đó là môi trường rất tốt để SV hình thành những kĩ năng căn bản trước khi ra trường đi làm. Những kĩ năng mềm thực sự rất quan trọng và các nhà tuyển dụng ngày càng đòi hỏi cao về điều này. Theo thống kê của NSW AMES (tổ chức quốc tế về đào tạo kĩ năng), kỹ năng mềm chiếm 80 % sự thành công.
Bốn là, việc tham gia các hoạt động do trường đại học tổ chức ,các hoạt động của Đoàn Thanh niên , CLB SV và các cuộc thi, các cuộc hội thảo do Đoàn trường tổ chức cho SV trên quy mô lớn thực sự có vai trò rất lớn; giúp SV rèn luyên kĩ năng mềm như kĩ năng giao tiếp, thuyết trình, phỏng vấn, khả năng
lãnh đạo; hình thành sự tự tin, năng động cần có khi đi làm việc, những kinh nghiệm học được từ những con người thành đạt. Ngoài ra, còn bổ trợ kiến thức chuyên sâu rất nhiều, hình thành được cách làm việc, quản lí thời gian hiệu quả , hoạt động cộng đồng theo nhóm, làm việc độc lập, quản lí căng thẳng.
Năm là, hoạt động của các CLB trên các lĩnh vực đã khẳng định vai trò xung kích của tuổi trẻ. Các phong trào thi đua do Đoàn, các CLB phát động đã cổvũ thanh niên lập thân, lập nghiệp, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, bồi dưỡng và phát huy tiềm năng sức trẻ của thanh niên, được đông đảo thanh niên hưởng ứng tham gia.
Sáu là, đối với SV, trang bị cho bản thân một kiến thức giao tiếp, đàm phán tốt chính là hành trang quan trọng bậc nhất cho cuộc sống sau này. Đó chính là những kỹ năng trong quan hệ giao tiếp hàng ngày với các đối tượng trong xã hội, trong công việc.
Một người có kỹ năng tốt sẽ dễ dàng hơn trong việc chọn lựa con đường đi tốt nhất cho mình khi ra trường, là người tự tin khi đối đầu với các khó khăn thử thách trong cuộc sống. Đồng thời đó cũng là con người dễ hòa nhập với cộng đồng, dễ tạo ấn tượng tốt trong lòng công chúng.
Theo số liệu thống kê, khảo sát cho thấy 86,5% SV có kỹ năng giao tiếp, tích cực tham gia các hoạt động đoàn thể, các CLB ngay từ trong trường học sẽ dễ dàng có được cơ hội làm việc tốt. Sự thành công của chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào khả năng giao tiếp của bạn. Bởi giao tiếp là khả năng, kỹ xảo, là nghệ thuật.
Một người chưa có được những kỹ năng cần thiết cho mình trước khi ra trường chính là lấy đi của chính mình nhiều hơn cơ hội có được việc làm tốt. Nó cũng thể hiện một tính cách thiếu hòa đồng, thiếu kỹnăng trong làm việc nhóm , thiếu năng động trong công việc. Điều này sẽ gây ấn tượng xấu đối với nhà tuyển dụng
Việt Nam với tư cách là một nền kinh tế mở, đang trên con đường hội nhập quốc tế, do đó, khó khăn, thách thức còn rất lớn. Trước yêu cầu nhiệm vụ của giai đoạn mới, Đảng, Nhà nước luôn đặt niềm tin vào thanh niên, mong đợi và đòi hỏi Đoàn Thanh niên tiếp tục có những hoạt động giàu sức lôi cuốn, hăng hái tham gia phát triển kinh tế - xã hội. Thủ tướng mong mỏi thế hệ trẻ Việt
Nam sẽ luôn luôn kế tục xứng đáng truyền thống tốt đẹp của cha ông, ra sức học tập, lao động xây dựng Việt Nam sánh vai với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Từ những điều trên có thể thấy rằng phong trào Đoàn thanh niên, CLB SV có vai trò rất quan trọng, là phong trào của thế hệ tiếp nối. Phong trào Đoàn, CLB SV ở trường Đại học lại càng có vai trò quan trọng hơn. Để giúp SV và những người tổ chức các hoạt động, phong trào này hiểu rõ thực sự được vai trò, tác động tích cực của nó đối với học tập và việc hình thành nên những kĩ năng mềm và góp phần để những hoạt động này thực sự là bổ ích, có ý nghĩa thiết thực hơn với SV
Bảng 1: Nhận thức của các thành viên tại các câu lạc bộ Trường Đại học Nội vụ Hà Nội về ý nghĩa của hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho sinh viên
TT Ý nghĩa hoạt động giáo dục kỹnăng mềm cho sinh viên
Mức độ nhận thức ĐTB Xếp hạng Sâu sắc Đầy đủ Thông hiểu Nhận biết 1 Bộ phận gắn bó hữu cơ, thống nhất, toàn diện của quá trình giáo dục ở Trường ĐHNVHN 51 23 11 0 3.12 3 2 Điều kiện tốt nhất để nâng cao tính tích cực hoạt động, rèn luyện nhân cách của SV trong Trường ĐHNVHN 49 22 8 0 3.36 1 3 SV phát huy vai trò chủ thể, chủ động trong quá trình học tập, rèn luyện toàn diện 34 22 12 3 3.03 4 4 Vừa củng cố, mở rộng kiến thức, vừa phát triển các kỹ năng mềm cơ bản theo mục tiêu giáo dục nghề nghiệp
32 23 9 6 3.18 2
(Nguồn: Do nhóm tác giảđiều tra tổng hợp)
nhận thức đầy đủ và sâu sắc về ý nghĩa của việc giáo dục KNGT cho SV Nhất là nội dung số 02 được ghi nhận có ý nghĩa sâu sắc nhất trong 4 nội dung khảo sát.
Ưu điểm của công tác giáo dục kỹnăng mềm hiện nay là hầu hết SV đều rất hứng thú với môn học và những nội dung được học. 100% SV được giáo dục các kỹ năng mềm cần thiết trước khi tốt nghiệp. Các em được tham gia vào các trò chơi để hình thành các KNGT cần thiết trong cuộc sống. Khảo sát SV năm ba và năm cuối tại Trường Đại học Nội vụ HN cho thấy, các kỹ năng mềm sau đây cần thiết và được đánh giá là cần có đối với mỗi một SV sau khi tốt nghiệp, xếp theo mức độ cần thiết từ cao xuống thấp. Có 115 SV tham gia khảo sát, trong đó có 85 nữ và 35 nam sinh viên, kết quảnhư sau:
Bảng 2: Đánh giá của sinh viên tại Câu lạc bộ về các kỹnăng cần có
TT Các kỹnăng mềm cần có Cần thiết Chưa cần thiết Xếp hạng Số lượng % Số lượng % 1 Kỹ năng lập mục tiêu cá nhân
và thực hiện công việc 115 100 0 0 6 2 Kỹnăng làm việc nhóm 115 100 2 1.7 5 3 Kỹ năng thích ứng với sự thay
đổi 115 100 2 1.7 5
4 Kỹnăng quản lý thời gian 73 63.5 31 26.9 1 5 Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình
hiệu quả 65 56.51 11 9.5 3
6 Kỹnăng phỏng vấn, tìm việc 68 59.1 14 12.1 2 7 Tác phong làm việc chuyên
nghiệp và tư duy sáng tạo 65 56.52 4 3.47 4
Nguồn: Do nhóm tác giảđiều tra tổng hợp
Như vậy, có thể thấy KNGT là cần thiết đối với SV Đa số SV thấy sự cần thiết phải trang bị các kỹnăng mềm cho bản thân, đặc biệt kỹnăng lập mục tiêu
cá nhân và thực hiện công việc được SV đánh giá cao.