Phát triển kỹ năng giao tiếp trong ứng xử

Một phần của tài liệu Đề tài vai trò của các câu lạc bộ trong phát triển kỹ năng giao tiếp cho sinh viên trường đại học nội vụ hà nội (Trang 51 - 56)

8. Cấu trúc đề tài

3.1.2.Phát triển kỹ năng giao tiếp trong ứng xử

* Mục tiêu giải pháp:

Kỹ năng giao tiếp là khả năng vận dụng hiệu quả các tri thức và kinh nghiệm về giao tiếp, các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ vào những hoàn cảnh khác nhau của quá trình giao tiếp nhằm đạt được mục đích giao tiếp. Kỹ

năng này được hình thành qua các con đường như những thói quen ứng xử được xây dựng trong gia đình; xã hội; do vốn sống, kinh nghiệm cá nhân qua tiếp xúc với mọi người, trong các quan hệ xã hội; do rèn luyện trong môi trường qua các lần thực hành giao tiếp.

Ứng xử nơi công cộng là sự giao tiếp của con người với nhau và ý thức của mỗi người đối với môi trường sống. Nếu giao tiếp biểu thị sự tôn trọng, quan tâm, giúp đỡngười khác cũng như ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường sống thì đó là những hành vi ứng xử văn hóa. Do đó, có được kỹ năng giao tiếp ứng xử tốt không chỉ cần thiết đối với SV đang ngồi trên ghế giảng đường mà còn giúp cho họ tự tin hơn khi bước vào công việc sau này.

Các nguyên tắc cơ bản khi giao tiếp ứng xử:

- Học cách xưng hô: Cách xưng hô trong giao tiếp là điều kiện đầu tiên khi gặp gỡ và giao tiếp với một đối tượng cụ thể. Từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt rất phong phú và phức tạp. Cuộc giao tiếp sẽ trở nên tốt đẹp nếu chúng ta tuân thủ các yêu cầu của chuẩn mực giao tiếp như lịch sự, lễ phép, đúng mực, đúng vai giao tiếp, đúng hoàn cảnh và tuân theo những ước định, chế định của xã hội và có tính khuôn mẫu trong văn hóa người Việt.

Xưng hô lịch sự trước hết là phải lễ phép. Xưng hô lễ phép thể hiện sự tôn kính những người có tuổi tác cao, những người có vị thế lớn, những người có uy tín trong mối quan hệ tương giao với người nói… như các bậc cao niên, cha mẹ, thủ trưởng… Xưng hô lễ phép có chừng mực sẽ tạo được tính lịch sự tôn trọng trong giao tiếp.

Xưng hô lịch sự còn biểu hiện ở tính đúng mực, là cách xưng hô hợp chuẩn, tuân theo những ước định hoặc chếđịnh của xã hội và có tính khuôn mẫu trong tiếng Việt. Chẳng hạn, người giáo viên phổ thông thường tự xưng là thầy (cô) gọi SVlà em; mẹ tự xưng là mẹ và gọi con của mình là con; em của bốđược gọi là chú; em của mẹ được gọi là cậu và hình thành nên các cặp xưng hô cậu - cháu, chú - cháu dù rằng cậu và chú có ít tuổi hơn cháu,... Vợ và chồng là người bình quyền nhau, nhưng nếu xưng hô theo kiểu bạn bè, mày - tao, tớ - cậu, mình Xưng hô đúng mực là cách thức ực của xưng hô). xưng - bạn hoặc vợ

xưng hô với chồng là chị và gọi chồng bằng em (mặc dù vợ nhiều tuổi hơn) thì thường được coi là không đúng mực (vi phạm chuẩn mực nhằm tạo ra tình thân hữu, rút ngắn khoảng cách giữa người nói và người nghe. Giữa hai người vốn chưa quen biết, phải xưng hô theo chuẩn của lễ phép, nếu có cơ hội chuyển sang xưng hô theo chuẩn của đúng mực thì có thể chuyển đổi sang kiểu quan hệ quen biết và gần gũi mà lúc ban đầu chưa thểcó được. Xưng hô đúng mực trong giao tiếp tạo nên được tính lịch sự thân thiện.

Phương châm trong xưng hô lịch sự là luôn hướng tới “xưng khiêm hô tôn”. Xưng hô khiêm nhường là nét đẹp trong văn hóa giao tiếp của người Việt chúng ta. Xưng hô không khiêm nhường dễ bịđánh giá là thiếu lễ độ, làm mất đi thiện cảm từ phía người đối thoại. Tuy nhiên quá chú ý đến khiêm nhường cũng có ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả trong tương tác xã hội. Cho nên xưng hô khiêm nhường cũng cần phải có chừng mực mới đạt được hiệu quả mong muốn trong tương tác.

Hành động và lời nói biểu đạt sự tôn trọng người khác: “Việc chuyển hóa từ chủ nghĩa vị kỷ sang tôn trọng người khác là nguồn gốc của mọi cách cư xử tốt”. “Chỉ có tôn trọng mình là sa vào chủ nghĩa vị kỷ và không thể có những quan hệ đẹp với những xung quanh. Địa vị, quyền thế, chức tước, sắc đẹp, sức mạnh, tài năng... cũng không cho phép ai đặt mình lên trên những người khác”. Trong quan hệ xã hội... chẳng ai muốn mình bị hạ thấp, ai cũng muốn mình được người khác coi trọng. Một sự phê phán không khéo léo, thiếu tế nhị sẽ làm người khác cảm thấy bị xúc phạm. Tôn trọng đối tượng giao tiếp là thỏa mãn nhu cầu được coi trọng ở họ, tôn trọng họ để họ tôn trọng lại mình “Có qua có lại, mới toại lòng nhau”.

Trong giao tiếp, tôn trọng đối tượng giao tiếp thể hiện ở các biểu hiện sau: biết lắng nghe; ứng xử lịch sự, tế nhị; không tò mò, xoi mói, can thiệp vào đời tư của đối tượng, không nói xấu người khác; khiêm tốn, không tự đặt mình lên trên người khác… Mối quan hệ của chúng ta với người khác có tốt đẹp hay không là do sự tôn trọng quyết định một phần không nhỏ.

cho cuộc trò chuyện không có khoảng cách và việc ứng xử sẽ dễ dàng hơn. Cần phải lưu ý tới một số đặc điểm của người đối diện và ghi nhớ nó. Điều này sẽ giúp cá nhân có ấn tượng về đối tác giao tiếp và dễ dàng bắt chuyện hơn vào lần sau.Kể cả khi biết người đối diện nói sai một điều gì đó thì cũng hãy nhận xét một cách nhẹ nhàng, khách quan và tránh làm họ xấu hổ với những người khác.

- Sử dụng giọng nói, ánh mắt và nụ cười: Nụ cười và giọng nói chính là điểm nhấn trong kỹ năng giao tiếp, ứng xử. Những yếu tố này quyết định rất nhiều đến sự thành công trong các cuộc hội thoại của bạn. Nụ cười chính là dấu ấn tạo ra thiện cảm khi giao tiếp với bất kỳ ai. Khi nói chuyện, hãy nhìn thẳng vào người đối diện, song đừng nhìn chằm chằm. Thỉnh thoảng, hãy đưa mắt nhìn xung quanh họđể giảm tải căng thẳng cho cả hai; Không đảo mắt liên hồi, nhìn xéo sang một bên so với người đối diện trong khi nói chuyện; Không hướng mắt nhìn xuống chân vì hành động này gây ra cảm giác không thoải mái cho người đối diện. Dù nói chuyện với một người lớn tuổi hay nhỏ tuổi hơn, không nên nhìn vào khuyết điểm trên người họ. Dù không cố ý nhưng đôi khi ánh mắt lại gợi lên những ý nghĩ tiêu cực trong đầu họ; Hãy nói một cách rõ ràng: Ngoài nói hay, nói nhẹ nhàng, mềm dẻo và linh hoạt theo câu chuyện thì bạn cần chú ý đến việc nhấn giọng ở những chỗ cần thiết; Hãy thay đổi cách nói: Hãy chú ý đến ngữ điệu của bạn. Tránh làm cho người nghe có cảm giác nhàm chán khi bạn cứ nói đều đều, từ từ với một tông giọng nhất định trong suốt buổi nói chuyện; Tốc độ nói phù hợp với câu chuyện: Không nên thể hiện thông điệp mà mình muốn truyền tải quá chậm rãi. Người nghe sẽ cảm thấy mệt mỏi và không muốn tiếp thu điều gì từ bản thân; Hãy luôn mỉm cười (đúng hoàn cảnh) trong khi giao tiếp và ứng xử.

- Thái độ lo lắng, quan tâm thật lòng: Đây là một trong những kỹnăng ứng xử đòi hỏi sự thật lòng của chính con người bạn. Bất cứ mối quan hệ nào cũng cần sự qua lại từ hai phía. Khi bạn ứng xử với thái độ quan tâm, lo lắng, nhiệt tình thì bạn cũng sẽ nhận lại được những điều ấy từngười khác.

* Nội dung giải pháp:

trước sự tác động của người khác với mình trong một tình huống nhất định được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người nhằm đạt kết quả tốt trong mối quan hệ giữa con người với nhau. Xét trên bình diện nhân cách thì bản chất của ứng xử chính là những đặc điểm tính cách của cá nhân được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ và cách nói năng của cá nhân với những người xung quanh.

Hành vi ứng xử văn hóa là những biểu hiện hoạt động bên ngoài của con người, được thể hiện ở lối sống, nếp sống, suy nghĩ và cách ứng xử của con người đối với bản thân, với những người chung quanh, trong công việc và môi trường hoạt động hằng ngày. Tuy nhiên hành vi ứng xử văn hóa của mỗi cá nhân là khác nhau, nó được hình thành qua quá trình học tập, rèn luyện và trưởng thành của mỗi cá nhân trong xã hội. Hành vi ứng xử văn hóa được coi là các giá trịvăn hóa, đạo đức, thẩm mỹ của mỗi cá nhân được thể hiện thông qua thái độ, hành vi, cử chỉ, lời nói của mỗi cá nhân đó. Nó được biểu hiện trong mối quan hệ với những người xung quanh, trong học tập, công tác, với bạn bè cùng trang lứa và thậm chí ngay cả với chính bản thân họ.

Chính vì vậy, quan tâm đến kỹnăng giao tiếp ứng xử của SV cần được đề cao và phát huy trong trường đại học, đặc biệt là với các CLB trong trường nên coi trọng kỹnăng giao tiếp ứng xử của các thành viên trong CLB, việc giao tiếp ứng xử khéo léo thể hiện được bộ mặt của CLB đưa CLB ngày càng trưởng thành, tạo được những mặt tích cực cho CLB.

* Quy trình thực hiện giải pháp: Bước 1: Đánh giá tình hình thực tế của SV Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, xây dựng kế hoạch; Bước 2: Tổ chức thực hiện, lên kế hoạch, phương hướng, mục tiêu cụ thể để phát triển KNGT cho SV Thực hiện hiện chặt chẽ các kế hoạch đã đề ra; Bước 3: Kiểm tra, đánh giá. Đánh giá tự kiểm điểm giữa các thành viên trong CLB thông qua các buổi họp CLB, từ đó rút ra kinh nghiệm và bài học cho nhau, tạo nên tính tập thể, đoàn kết trong nội bộ.

3.1.3 Phát trin k năng giao tiếp qua tng kết, đánh giá hoạt động ca Câu lc b

Một phần của tài liệu Đề tài vai trò của các câu lạc bộ trong phát triển kỹ năng giao tiếp cho sinh viên trường đại học nội vụ hà nội (Trang 51 - 56)