Nguồn lực kinh tế, chính trị, xã hội tại Bán đảo

Một phần của tài liệu DU LỊCH SINH THÁI sơn TRÀ (Trang 43 - 46)

- 29 loài thú hoang dã, và có rất nhiều loài khỉ đuôi dài, chà vá, vá hoàng,

2.3.1.5. Nguồn lực kinh tế, chính trị, xã hội tại Bán đảo

a. Nguồn lực kinh tế

- Cơ sở hạ tầng: Giao thông

Về giao thông, Bán đảo Sơn Trà được kết nối bởi 2 tuyến du lịch ven biển: kết nối con đường vòng cung du lịch ven biển Nguyễn Tất Thành qua cầu Thuận Phước - Khu đô thị vịnh Mân Quang đến bán đảo Sơn Trà nối với con đường du lịch ven biển Sơn Trà - Điện Ngọc từ Quảng Nam chạy dọc theo phía Đông thành phố về Bán đảo Sơn Trà, tạo thành tuyến và các điểm du lịch liên hoàn mà Bán đảo Sơn Trà là điểm nhấn tuyệt đẹp cho cảnh quan đô thị Đà Nẵng. Phía tây bán đảo, Cảng Tiên Sa là cửa ngõ giao thông đường thủy của du lịch tàu biển đến thành phố.

Với trục đường chính đến Sơn Trà là đường Ngô Quyền - Yết Kiêu dài 12km nối với Cảng Tiên Sa. Tuyến đường ven biển Sơn Trà - Điện Ngọc đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng, con đường từ Bãi Nam ra Bãi Bắc dài 3,4km đang hoàn thành tạo cơ sở cho việc khai thác lợi thế của các khu du lịch tại phía đông nam Bán đảo Sơn Trà và phía bắc bán đảo. Bên cạnh đó con đường giao thông hiện có trên đỉnh Sơn Trà được nâng cấp và làm mới kết hợp với đường kinh tế quốc phòng trong khu vực tạo nên một hệ thống giao thông khép kín, hoàn chỉnh, các loại xe lưu thông trên tuyến đường có thể đi lại dễ dàng như: xe môtô, xe ôtô từ 15 chỗ trở xuống, xe jeep. - Hệ thống nước: Thành phố đã đầu tư xây dựng hệ thống nước do BQL bán đảo Sơn Trà làm chủ đầu tư, hiện nay công trình đang tập trung thi công và dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng giai đoạn 1 tháng 12/2008, bước đầu cung cấp nước cho các dự án KDL phía đông nam và KDL Bãi Bắc bán đảo Sơn Trà.

- Hệ thống điện – Bưu chính viễn thông: Hiện hệ thống điện đã cung cấp được đến KDL Bãi Bắc theo tuyến hướng Đông - Bắc. Hệ thống điện theo hướng tuyến đường lên đỉnh Sơn Trà hiện được Quân đội quản lý.

b. Đời sống kinh tế người dân địa phương

Đa số các hộ gia đình ở đây là cư dân địa phương từ lâu đời, một số rất ít mới chuyển từ nơi khác đến sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Vì sống ở cạnh rừng Sơn Trà nên trước năm 1977 trở đi đến nay đã có 87,2% hộ gia đình thường xuyên vào rừng để kiếm sống, trong đó 7,6% hộ gia đình lấy rừng là phương tiện sống chủ yếu hàng ngày, 80,4% hộ gia đình vào rừng để phụ thêm kinh tế gia đình. Hầu như các hộ gia đình đều dùng củi để đun nấu, một bộ phận đi lấy mây, lấy mật, khai thác gỗ, săn bắn chim thú, một số ít đi đốt than, đào cây cảnh, cây thuốc, lấy lá làm nón, hái quả…Những người lấy gỗ trước đây đã từng lấy các loại gỗ như: Gõ, chè, đậu, Quỹnh, dẻ, da, chẹo, dổi, lim, lim xẹt, sơn đào, mùn, chò chai…tại các địa điểm chung quanh khu vực Sơn trà, từ vùng cao đến vùng thấp như: Bãi Nam, Bãi Bắc, Bãi Nồm, Bãi Ôm, Bãi Trẹ, Bãi Bụt, Trại Thời, quanh khu vực Rađa, công trình 15, suối đá, chân đèo, cống 13, hố Sâu, hang Sỏi, khe cách, cột Hải đăng… Những người săn bắt động vật đã bắt khỉ, Lơn rừng, Chồn, Sóc, Cầy Hương, Trăn,

Trút, Mang, Gà Rừng, Rắn…Các loại chim cảnh (Họa Mi, sáo, Sáo cảnh, Hồng hạnh, Sơn Ca, Chích Chòe lửa, Phướng, Chào mào…) tại khu vực Bãi Lầy, Bãi Nồm, Bãi Trẹ, quanh đương Đài, Bãi Ôm, đường Cây Đa dù, hang ống Tám…

Ngoài ra, một phần cư dân sống bằng những nghề khác nhau như nghề biển, nghề nông, lao động phổ thông, tiểu thủ công, buôn bán, thợ nề, thợ sơn, thợ cơ khí, thợ may, thợ mộc, dịch vụ, làm thuê, bốc vác, làm thuốc bắc, hớt tóc, chăn nuôi, tài xế, công nhân cảng, công nhân viên, hưu trí…Một số hộ đã tham gia trồng rừng và bảo vệ rừng theo chương trình khoán đất, giao rừng của Nhà Nước, nhưng vẫn chưa nhiều.

Như vậy, chúng ta có thể nhận xét là ở một số địa bàn gần núi, đa số cư dân ở đây có một cuộc sống gắn bó với núi rừng, khai thác những sản phẩm của rừng để sinh sống. Vì vậy cần phải lưu ý và kiểm soát kỹ ban hành lệnh cấm rừng để xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên.

Kể từ khi có lệnh cấm rừng, một bộ phận cư dân đã chấp hành nghiêm chỉnh, một bộ phận đi vào rừng để kiếm kế sinh nhai. Để kiếm sống, người dân địa phương đã vào khu vực thấp ven núi để lấy củi, còn những công việc khác phần lớn là khai thác một cách lén lút, trốn tránh sự theo dõi của nhân viên, cán bộ kiểm lâm, bảo vệ rừng.

Mức sống của những hộ trước đây lấy rừng là phương tiện sinh sống, nay phải chuyển sang sống bằng nghề khác, từ ngày Nhà nước ra lệnh cấm khai thác rừng.

c. Chính trị - xã hội

Bảng 2.11. Kinh tế gia đình của người dân địa phương khi cấm khai thác rừng

Hoàn cảnh kinh tế Tỷ lệ (%)

Đời sống rất khó khăn vì không thể chuyển sang nghề khác để kiếm sống dễ dàng như trước

12,8 Đã chuyển sang nghề khác nhưng không đủ sống phải khai thác rừng

thêm

45,6

Cuộc sống đã ổn định với nghề mới 41,6

Nguồn: Giáo trình du lịch sinh thái(Ecotourism) GS.TSKH. Lê Huy Bá – NXB Khoa Học Kỹ Thuật 2006

- Sơn Trà là một khu quân sự, có vị trí quan trọng trong công tác an ninh quốc phòng nên một thời gian dài không thể phát triển kinh tế, từ khi có Nghị quyết 33 của Bộ Chính trị vào tháng 10/2003 việc phát triển kinh tế, đặc biệt là về du lịch tại Sơn Trà bắt đầu được triển khai, tuy nhiên việc đầu tư xây dựng các công trình phục vụ du lịch trên đỉnh Sơn Trà vẫn còn gặp nhiều khó khăn do vướng phải yếu tố quốc phòng.

- Người dân sống ven bán đảo Sơn Trà chưa có ý thức về giá trị của một khu du lịch nên thường lên núi đốn cây lấy củi, bẫy chim, săn thú… làm ảnh hưởng đến môi trường và sự phát triển của hệ động thực vật nơi đây.

So với các điểm đến hiện nay của Đà Nẵng, Bán đảo Sơn Trà rất có nhiều lợi thế để phát triển du lịch như: là điểm ngắm thành phố lý tưởng, gần trung tâm, có thể đến bằng nhiều phương tiện đường bộ, đường biển, có đủ điều kiện về tự nhiên và văn hoá để phát triển hầu hết các loại hình dịch vụ-sản phẩm du lịch, các cơ sở cung ứng dịch vụ cho khách du lịch đã và đang hình thành…

Với vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng vốn có trên, nếu giải quyết được vấn đề kết hợp giữa du lịch với quốc phòng để kêu gọi đầu tư xây dựng, chắc chắn Sơn Trà sẽ là điểm đến có sức hút mạnh nhất của thành phố và là địa chỉ không thể thiếu trong chuyến hành trình đến miền Trung với các loại sản phẩm - dịch vụ tổng hợp liên hoàn đáp ứng hầu hết các tầng lớp và loại khách du lịch.

Một phần của tài liệu DU LỊCH SINH THÁI sơn TRÀ (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w