- Khai thác tour tuyến, điểm đến
2.4.3. Tài nguyên rừng
Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà có tổng diện tích tự nhiên là 4.439 ha, trong đó diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 4.180 ha. KBTTN Sơn Trà được bao phủ bởi kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới. Nhưng do tác động của con người, đặc biệt là các tác động sau khi miền Nam giải phóng (1975), tài nguyên rừng bị suy giảm cả về số lượng lẫn chất lượng.
Theo báo cáo “Điều tra khu hệ động – thực vật và nhân tố ảnh hưởng, đề xuất phương án bảo tồn sử dụng hợp lý KBTTN bán đảo Sơn Trà”,thực vật rừng trong KBTTN Sơn Trà đa dạng với 985 loài thực vật, trong đó 22 loài quý hiếm được liệt kê trong Sách Đỏ Việt Nam. Về mặt cá thể các họ Dâu tằm (Moraceae), họ Dầu (Dipterocarpaceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceace), họ Cau dừa (Palmae)...có nhiều cá thể nhất trong tổ thành của rừng Sơn Trà. Tại bán đảo Sơn Trà, các nghiên cứu ghi nhận sự xuất hiện của nhiều loài thực vật phổ biến ở các tỉnh phía Bắc như Gụ Lau, Chay lá Bồ Đề; đồng thời cũng ghi nhận một số loài thực vật phía Nam như Chò đen, Sao đen, Sơn, Mây nước...
Động vật Sơn Trà có 287 loài gồm 36 loài thú thuộc 18 họ, 8 bộ; 106 loài chim thuộc 34 họ, 15 bộ; 23 loài bò sát thuộc 12 họ, 2 bộ; 9 loài ếch nhái thuộc 4
họ, 1 bộ và 113 loài côn trùng thuộc 26 họ, 12 bộ trong đó 15 loài động vật quý hiếm cần chú trọng bảo tồn trong đó đặc biệt ghi nhận sự tồn tại của loài Vọoc chà vá chân đỏ Pygrathrix nemaeus - một loài đặc hữu Đông Dương (Đinh Thị Phương Anh, 1997).
Trong quá trình khảo sát các tuyến điều tra, kết quả cho thấy tuyến du lịch sinh thái 535 tiểu khu 62 thuộc KBTTN Sơn Trà có kiểu rừng kín thường xanh ưu thế với Chò. Đây là nguồn thức ăn yêu thích của Vọoc, đặc biệt cung cấp nguồn thức ăn vào cả mùa khô lẫn mùa mưa. Kết quả điều tra thực tế cũng chỉ ra rằng mật độ trung bình quần thể Vọoc chà vá chân đỏ tại tuyến này là cao nhất (P=6con/km2). Đồng thời, theo kết quả phỏng vấn người đi rừng và Kiểm lâm viên, có đến 30 trên tổng số 40 phiếu phản ánh sự xuất hiện của loài Vọoc nhiều nhất tại tuyến 535. Đó là cơ sở để đề tài tập trung xây dựng tuyến du lịch sinh thái quan sát ngắm Vọoc tại tuyến 535 này.
Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà có tổng diện tích tự nhiên là 4.439 ha, trong đó diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 4.180 ha. KBTTN Sơn Trà được bao phủ bởi kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới. Nhưng do tác động của con người, đặc biệt là các tác động sau khi miền Nam giải phóng (1975), tài nguyên rừng bị suy giảm cả về số lượng lẫn chất lượng.
Điều này thu hút các nhà khoa học tiến hành điều tra, nghiên cứu về loài này tại KBTTN Sơn Trà, vì vậy đã có nhiều cuộc khảo sát tìm hiểu về loài Vọoc chà vá chân nâu của J.F.T.Eydoux (1837), Van Peenan (1969, 1971), Gotchfield (1974), Lippold (1977, 1995), Mackinnon (1986), Phạm Nhật (1993)... Khảo sát gần đây của tiến sĩ Đinh Thị Phương Anh và cộng sự (1997) cũng đã ghi nhận về 3 loài: Khỉ đuôi dài (Macaca fascicularis), Khỉ vàng (Macaca mulatta), Vọoc chà vá chân đỏ (Pygathrix nemaeus). Qua điều tra, nghiên cứu của Van Peenen và các cộng sự (1969), Lippold (1973, 1995), Đinh Thị Phương Anh và cộng sự (1997), Vũ Ngọc Thành (2007) , Vũ Ngọc Thành cùng các cộng sự được sự tài trợ của các tổ chức DLF, CEPF, vườn thú San Diego – Hoa Kỳ đã và đang triển khai các nghiên cứu cho thấy hiện tại số lượng cá thể Chà vá chân đỏ ở bán đảo Sơn Trà khoảng 300
con. Với bộ lông ngũ sắc, loài này được mệnh danh là “Giác hoàng - Nữ hoàng của các loài Voọc”.
Về một số tập tính xã hội của quần thể loài Voọc chà vá chân đỏ tại KBTTN Sơn Trà được ghi nhận qua các nghiên cứu của PGS. TS Đinh Thị Phương Anh (2008) như: Tập tính bầy đàn, chăm sóc và bảo vệ con non, tập tính lẫn trốn, tập tính kêu báo động.
Theo PGS.TS. Đinh Thị Phương Anh và cộng sự (1997), tại KBTTN Sơn Trà có 4 kiểu sinh cảnh rừng: Sinh cảnh rừng lá rộng thường xanh mưa mùa nhiệt đới, sinh cảnh rừng phục hồi, sinh cảnh trảng cây bụi và trảng cỏ, sinh cảnh dân cư. Quần thể Voọc chà vá chân đỏ phân bố ở sinh cảnh rừng lá rộng thường xanh mưa mùa nhiệt đới (52,17%) và sinh cảnh rừng phục hồi (28,26%). Vào các tháng mùa mưa (tháng 9,10,11,12): Quần thể Voọc chà vá chân đỏ tại KBTTN Sơn Trà phân bố chủ yếu ở sinh cảnh rừng lá rộng thường xanh mưa mùa nhiệt đới (từ 50% đến 66,67%), sinh cảnh rừng phục hồi (0% đến 33.33%). Vào các tháng mùa khô (tháng 1,2,3): Quần thể Voọc chà vá chân đỏ phân bố tương đối đồng đều ở 2 sinh cảnh: sinh cảnh rừng lá rộng thường xanh mưa mùa nhiệt đới (20% đến 42,85%); sinh cảnh rừng phục hồi (20% đến 60%). Kích thước quần thể Voọc chà vá chân đỏ tại KBTTN Sơn Trà có 3 dạng kích thước, gồm kích thước nhỏ (4-7 cá thể/đàn), kích thước trung bình (8-15 cá thể/đàn), kích thước lớn (16-23 cá thể/đàn). Các kích thước này thay đổi qua các mùa khác nhau: Quần thể có kích thước lớn (16-23 cá thể/đàn) phổ biến chiếm tỷ lệ (từ 12,5 % đến 50%), quần thể có kích thước trung bình (8-15 cá thể/đàn) chiếm tỷ lệ thấp nhất (từ 22,22% đến 37,5%) vào mùa mưa (tháng 9,10,11,12). Vào mùa khô (tháng 1,2,3), quần thể có kích thước trung bình (8-15 cá thể/đàn) phổ biến chiếm tỷ lệ (từ 40% đến 80%), quần thể có kích thước lớn (16-23 cá thể/đàn) chiếm tỷ lệ thấp nhất (từ 0%-12,5%).
Đồng thời, báo cáo cũng chỉ ra rằng quần xã rừng tại KBTTN Sơn Trà được chia thành 4 tầng: Tầng vượt tán hình thành bởi chủ yếu cây gỗ Họ Dầu, Dẻ…Đây là tầng rừng có sự đa dạng về các loài thực vật thân gỗ, chiều cao bình quân từ khoảng 15 - 25m. Tầng ưu thế thường gặp các loài cây cho quả như Trâm, Bứa,
Trường… Thành phần loài cây ở đây tương đối phong phú, chiều cao bình quân từ khoảng 8 - 15m. Tầng cây bụi dưới cùng gồm Trọng đũa, Thiên tuế, Sấu, Hoắc quang, lá nón, dứa dại,…chiều cao bình quân từ 1- 8m. Thực vật ngoại tầng gồm các loài dây leo như: dây Gấm, dây Chìm, đặc biệt các loài Mây đăng, Mây nước rất phát triển. Quần thể Voọc chà vá chân đỏ phân bố chủ yếu ở tầng vượt tán (68.62%), tiếp đến là tầng ưu thế (27.46%), đôi khi có xuất hiện ở tầng cây bụi (3.92%), còn thực vật ngoại tầng thì không thấy sự xuất hiện của Voọc chà vá chân đỏ. Như vậy, Voọc chà vá chân đỏ thường hay xuất hiện ở sinh cảnh rừng lá rộng thường xanh mưa mùa nhiệt đới, sinh cảnh rừng phục hồi và phân bố chủ yếu ở tầng vượt tán, tiếp đến là tầng ưu thế. Kích thước quần thể của Voọc chà vá chân đỏ từ 7- 20 cá thể trong 1 đàn.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, quần thể Voọc chà vá chân đỏ tại KBTTN Sơn Trà ăn 9 loại thức ăn trong đó: Chò là thức ăn được sử dụng nhiều nhất (27%), tiếp đến là Đa và Trâm (18,9%), ít sử dụng nhất là Trường và Si (2,7%). Thành phần thức ăn của quần thể Voọc chà vá chân đỏ tại KBTTN Sơn Trà thay đổi theo các mùa trong năm, cụ thể là:
- Trong mùa mưa, quần thể Voọc chà vá chân đỏ sử dụng thức ăn chủ yếu là lá Chò non và già (13,5%), tiếp đến là quả Bứa và quả Dẻ (8,1 %).
- Trong mùa khô, thức ăn chủ yếu quần thể Voọc chà vá chân đỏ tại KBTTN Sơn Trà bao gồm: Lá Chò non và lá Trâm non (26,2 %), quả Sung, lá Chò già (5,3%).
* Tóm lại
Có thể thấy, hệ thực vật Sơn Trà cũng như hệ thực vật của khu vực Đà Nẵng thể hiện tính giao lưu của hai luồng thực vật phía Bắc xuống và phía Nam lên. Điều này chứng tỏ tài nguyên động thực vật ở khu vực bán đảo Sơn Trà rất độc đáo. Đây là cơ sở cho việc xây dựng các hoạt động du lịch gắn với sinh thái rừng như quan sát các loài động vật ngoài môi trường tự nhiên, giáo dục rừng cộng đồng, treeking xuyên rừng, teambuilding...
Đặc biệt, quần thể Vọoc chà vá chân đỏ có số lượng tương đối lớn về cả số đàn và số cá thể phân bố tương đối rộng trên toàn địa bàn bán đảo Sơn Trà. Đây là
điều kiện để phát triển du lịch sinh thái quan sát các loài linh trưởng này ngoài môi trường tự nhiên tại KBTTN Sơn Trà. Ngoài ra, dựa vào tập tính của loài này, việc xây dựng mô hình quan sát ngắm Vọoc ngoài môi trường tự nhiên cũng tạo sự quan tâm và thu hút sự tham gia của khách du lịch. Hoạt động này không chỉ giúp cộng đồng quan sát trực diện “Nữ hoàng của các loài Voọc” mà còn là cơ hội giúp cộng đồng hiểu rõ hơn về giá trị của các hệ sinh thái tự nhiên.
Ưu điểm: là khu BTTN, vừa có hệ sinh thái đất ướt ven biển vừa có thảm rừng nhiệt đới nguyên sinh, khí hậu trong lành, cảnh quan thiên nhiên đa dạng, vừa có rừng, có núi, có suối, có biển, rất thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái.
Nhược điểm: Sự tác động của con người như săn bắt động vật hoang dã, chặt cây, phá rừng, xây dựng nhiều công trình bê tông cốt thép, dây lang bìm bìm, nguy cơ cháy rừng…
2.4.4. Tài nguyên biển
Các rạn San hô và thảm cỏ biển là những khu rừng thủy cung được ví như rừng mưa nhiệt đới dưới đáy biển. Chúng là những ổ sinh thái an toàn cho sinh vật biển. Nơi đây quần tụ nguồn lợi dồi dào của hệ sinh thái biển. Theo GS. TS. Nguyễn Tác An - Viện trưởng Viện Hải dương học: “San hô là rừng nhiệt đới trong biển, nếu không có san hô thì khả năng tái tạo nơi cư trú cho sinh vật biển, nguồn lợi biển bị hạn chế. San hô vừa đóng vai trò là môi trường, nguồn lợi và là cảnh quan, nó đã tồn tại cách đây hàng triệu năm để duy trì sự cân bằng hệ sinh thái biển“[1]. Các hệ sinh thái này được xem như là những chất chỉ thị của môi trường vì chúng rất nhạy cảm với những biến đổi của môi trường sống[2]. Và trong mối hệ lụy của các hệ sinh thái biển, sự biến mất của hàng loạt rạn San hô sẽ kéo theo thảm cỏ biển có chức năng cân bằng sinh thái cũng biến mất.
Theo kết quả nghiên cứu của đề tài: “Điều tra, nghiên cứu rạn San hô và các hệ sinh thái liên quan vùng biển từ Hòn Chảo đến Nam Hải Vân và bán đảo Sơn Trà“, hệ sinh thái chủ yếu gồm 191 loài san hô cứng tạo rạn và 3 giống san hô mềm với diện tích 104,6 ha tập trung chủ yếu ở khu vực Hòn Sụp, Bãi Bụt, Bãi Nồm, Hục Lỡ và Vũng Đá.
Hình 2.2. Phân bố rạn san hô, thảm cỏ biển và thảm rong biển vùng ven bờ ĐN.
(Nguồn: Điều tra, nghiên cứu rạn san hô và hệ sinh thái liên quan vùng biển từ Hòn Chảo
đến Nam Hải Vân và bán đảo Sơn Trà)
Rạn san hô vùng ven bờ Đà Nẵng có thể ước tính vào khoảng 104,6 ha, trong đó 2 ha còn trong tình trạng rất tốt; 8,1 ha trong điều kiện tốt; 9,2 ha trung bình và 85,3 ha trong điều kiện xấu và rất xấu.
Tuy diện tích chỉ bằng khoảng 1/10 diện tích San hô nhưng thảm cỏ biển, rong biển cũng đóng vai trò quan trọng không kém trong việc duy trì tính ổn định của môi trường sinh thái biển.
Thảm cỏ biển cùng với hệ rạn San hô cung cấp môi trường sống cho 162 loài cá, 81 loài sinh vật đáy kích thước lớn trên rạn.
Bảng 2.13. Số lượng loài, giống và họ cá rạn san hô tại các điểm khảo sát vùng ven bờ Đà Nẵng
Điểm khảo sát Họ Giống Loài
Mũi Nhồi 6 13 19
Bãi Đá 2 2 2
Bãi Sạn (Cây Khế) 7 12 19
Bãi Cát 8 11 13
Bãi Bội Đội 8 13 21
Mũi Ngựa 10 18 27 Mũi Lố 5 7 11 Vũng Cây Bàng 16 25 30 Bãi Bắc 11 17 18 Đông Bãi Bắc 14 27 42 Mũi Nghê 11 26 39 Vũng Đá 18 34 52 Hục Lỡ 1 18 31 52 Hục Lỡ 2 13 24 41 Mũi Súng 11 19 33 Bãi Nồm 16 40 62 Bãi Bụt 14 26 46 Mũi Giòn 18 26 41 Đông Hòn Sụp 17 36 60 Tây Hòn Sụp 13 28 44 Tổng cộng 36 77 162
(Nguồn: Điều tra, nghiên cứu rạn san hô và hệ sinh thái liên quan vùng biển từ
Hòn Chảo đến Nam Hải Vân và bán đảo Sơn Trà)
Qua các số liệu trên cho thấy, các điểm Mũi Nghê, Bãi Bụt, Bãi Nồm, Hòn Sụp, Hục Lỡ có tài nguyên san hô, rong biển và cá rạn san hô tương đối phong phú và đa dạng. Nếu được đầu tư bảo vệ, nuôi trồng và phát triển thì đây là tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch lặn ngắm san hô, cá cảnh rạn san hô và hệ sinh thái biển.
Tuy nhiên, rạn san hô và hệ sinh thái biển này phân bố gần các khu du lịch dịch vụ và nuôi trồng thủy sản của ngư dân quanh vùng vì vậy việc nâng cao nhận
thức của người dân trong việc khai thác bền vững nguồn tài nguyên biển cũng như quá trình thiết lập cơ chế quản lý vùng biển của các cấp ngành liên quan cần được tiến hành đồng bộ và thống nhất.
Tóm lại:
Ưu điểm: Các bãi biển đẹp, hệ sinh thái san hô rất thuận lợi để phát triển loại hình du lịch lặn biển.
Nhược điểm: Hệ sinh thái san hô, thảm cỏ biển ven bán đảo bị đe dọa bởi sự tác động từ việc nuôi và đánh bắt hải sản gần bờ của ngư dân.