Dịch vụ du lịch sinh thái biển Bãi Rạng

Một phần của tài liệu DU LỊCH SINH THÁI sơn TRÀ (Trang 53 - 57)

- 29 loài thú hoang dã, và có rất nhiều loài khỉ đuôi dài, chà vá, vá hoàng,

2.3.3.9. Dịch vụ du lịch sinh thái biển Bãi Rạng

Hiện một số hộ trồng rừng đã tổ chức các hoạt động kinh doanh dịch vụ tại khu vực như: KDL Bãi Rạng, KDL Bảy Ban, KDL Hồ Bảy, KDL Bãi Đa... góp phần tạo nên các điểm dừng chân cho cho đối tượng du khách có thu nhập trung bình. Tuy nhiên, trong thời gian đến cần quản lý các loại hình dịch vụ tại đây nhất là dịch vụ lặn ngắm san hô, hạn chế tình trạng khai thác san hô và cá cảnh của du khách

2.3.3.10. Mũi Nghê

Là địa điểm lý tưởng mà các nhà thiết kế tour du lịch quanh bán đảo chọn để triển khai dịch vụ lặn biển. Hòn Nghê là một tảng đá rất lớn nằm gần bờ phía Đông bán đảo, có hình dáng giống con Nghê đang tắm. Du khách sẽ được khám phá đáy biển, từ những thảm cỏ mềm, các loài tảo, bào ngư, ốc đụn đến các rặng san hô, những đàn cá biển nhiều chủng loại. Theo hai chuyên gia lặn biển đi cùng đoàn đánh giá, vùng biển mũi Nghê có tiềm năng về lặn biển hơn cả khu vực hòn Mun, Nha Trang. 42 loài san hô rực rỡ sắc màu, có nhiều cá mú, cá hồng... nơi đây đã hút hồn du khach thăm quan.

2.3.3.11. Nhà vườn

Sơn Trà còn có một số nhà vườn của người dân được chăm chút và kiến tạo cảnh quan rất đẹp (nhà rường, vườn cây ăn trái, vườn cây bản địa, hồ cá, suối, đá tảng…), đặc biệt có nhà còn kết hợp trưng bày gốm cổ, bảo tồn cây đùng đình… có thể đưa vào khai thác du lịch khi đã hoàn thiện.

Nơi dự kiến hình thành những khu lều dã ngoại nằm sát chân sóng. Ở đây, sau những giây phút phơi mình trên cát trắng, du khách có thể lặn biển để thỏa sức ngắm nhìn cả một rừng san hô dưới thềm lục địa. Do các rạn san hô mọc rất sát bờ nên chỉ cần một vài sải tay bơi du khách có thể ngắm nhìn vô vàn những đàn cá thuộc họ cá thia (18 loài), cá bàng chài (15 loài), cá bướm (9 loài), cá thần tiên...

Khu rừng Đa – Thiên tế cổ thụ: tại độ cao 400m, khu vực phía Đông - Bắc có một quần thể thiên tuế cổ thụ với mật độ dày, mỗi cây cao từ 5- 6m, tán rộng. Tại độ cao 300m gần Mũi Nghê, khu rừng đa cổ thụ, thân cây rất to, 4-6 người ôm. Đặc biệt, có một cây đa mẹ có đến 9 rễ phụ đâm sâu xuống đất, mọc lên 9 cây đa con. Đây là điểm dừng chân của du khách tour du lịch sinh thái “Hoang dã Sơn Trà”…

Ngọn Hải đăng: được xây dựng lại năm 1958 là một trong những nhà đèn đẹp và lớn nhất Việt Nam là điểm tham quan lý thú.

Từ đường Yết Kiêu rẽ trái theo đường lên đỉnh rađa 29,Càng đi lên, không khí càng dịu từ đây theo con đường dọc sóng lưng núi chạy về phía Đông khoảng 1km, để xe máy tại đầu lối mòn vào rừng, nơi đây là cao độ 470 so với mực nước biển, phía Nam là đầu nguồn Suối Đá, đặt ba lô lên vai, du khách bắt đầu chuyến hiking (du lịch đi bộ đường dài theo đường mòn) xuyên rừng tự nhiên Sơn Trà về hướng Bắc.

Bắt đầu đi theo con đường mòn qua những tán rừng thấp cây bụi khoảng 300 m là đến rừng nguyên sinh. Thật hấp dẫn khi chúng ta tự chinh phục chính mình bằng cách "cuốc bộ" xuyên qua một vùng rừng núi chập chùng. Những thân cây cao to, những chùm hoa hoang dại và mong manh như những điểm xuyến trên các con đường mòn. Men theo dòng suối cát khô dưới bước chân du khách qua, nhiều hồ tự nhiên đủ lớn để bạn ngâm mình trong nước.

Hệ động thực vật rừng Sơn Trà trải rộng trong tầm mắt bạn. Ở đây có nhiều loài cây như trâm, chò, cầy, dầu rái, dầu đồng, dầu lông, dẻ, bình linh, thành ngạnh, sổ, sộp, sung, si… và các loại thú rừng như sóc, chồn, cheo, nhím, heo rừng, mang, kỳ nhông, kỳ đà, tắc kè…

Đi rừng có lúc bước chân gần như không nhấc nổi. Nhưng cũng có những lúc du khách lặng yên lắng nghe hơi thở của rừng. Cảm giác tĩnh lặng thật sự tiếp thêm sức mạnh để chúng ta bước tiếp. Khi đã vượt qua lại có cảm giác đã chinh phục được trở ngại. Ở đỉnh cao này người ta mơ về đỉnh khác cao hơn, phải bị vắt cắn nhưng không thể cưỡng nổi bước chân theo tiếng chim, thú. Giá trị của thử thách luôn thôi thúc bước chân du khách. Đến đây bạn sẽ được tận mắt nhìn ngắm các tảng đá to lớn kì vĩ nằm cạnh những cây cổ thụ cao vút tạo nên những tác phẩm thiên nhiên độc đáo.

Gọi là xuyên rừng nhưng khác với các loại hình du thám có tính mạo hiểm khác, hiking đi theo đường mòn và mức độ nguy hiểm hầu như không đáng kể. Thu hoạch lớn nhất khi tham gia hiking đầu tiên là khả năng đi bộ, sức chịu đựng, có cơ hội rèn luyện kỹ năng tồn tại trong môi trường tự nhiên. Hiking là một môn thể thao tương đối nhẹ nhàng.Ðặc biệt, giữa các cánh rừng già, chằng chịt dây leo còn lộ ra các thung sâu, dầy đặc cây bụi lúp xúp, rễ nổi lên khỏi lớp đá mềm. Thung sâu quanh năm râm mát, là nơi tụ tập các loài phong lan và cây sống phụ, tạo thành khu "Vườn treo" kỳ thú, bạn sẽ có dịp ngắm nhìn được toàn bộ các kiểu rừng già, hỗn giao.

Đến gần trưa, du khách mắc võng nghỉ chân quanh một chòi nghỉ chân nhỏ của một người dân khai thác dầu rái. Chiều tiếp tục leo một con dốc lên đến độ cao 816m, giáp ranh huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh là một dòng suối trong vắt.nước chảy luồn qua dưới chân gây nên cảm giác vừa nhẹ nhõm vừa kỳ lạ.

Du khách đến địa điểm tập kết. Mọi người quây quần lại, nhóm lo cơm nước, nhóm lo gom củi chuẩn bị đốt lửa, nhóm dựng trại để nghỉ qua đêm... Trên võng, rì rầm tiếng trao đổi chuẩn bị cho hành trình ngày mai. Không khí lạnh lạnh của núi rừng như thấm vào từng tế bào nhỏ... Đêm là lúc rừng sống một đời sống khác. Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà với hệ sinh thái rừng thường xanh lá rộng với nhiều loài cây bản địa, đặc biệt là có cây chò đen, dầu lá bóng. Ở đây có nhiều cây lớn với nhiều hình dạng kỳ lạ.

Đã đến lúc thử cảm giác mạo hiểm, đốt đuốc và đi men dọc các con suối bắt tắc kè, qué. Tắc kè thường bám mình trên các cành cây ngang. Còn qué nấp dưới các khe đá nhỏ, hình dạng trông như ếch con. Thịt qué vừa ngọt vừa thơm, nấu cháo rất ngon. Nhưng càng ngon hơn khi bạn thưởng thức hương vị của thịt qué với chén rượu xoay vòng, sưởi hơi ấm tỏa ra từ đống lửa. Chỉ có tiếng chim xáo động và rừng âm âm dội lại tiếng vang. Chốc chốc người dẫn đường phải hú vang vài tiếng để giúp người đi sau định hướng.

Bốn bề rừng trùng điệp vây phủ, ẩn giấu dưới tán rừng nguyên sinh là nhiều dòng thác bí mật. Đêm trong rừng vắng. Lửa tí tách, sương đêm lành lạnh, tiếng côn trùng... và những khoảng lặng về đêm, những cung bậc của thiên nhiên đang chờ bạn đến để lắng nghe. Thành phố ồn ào và cái bận bịu thường ngày nằm lại ở phía sau, một đêm ở rừng con người như đang sống lại chính bản thân mình. Chúng tôi quên hết mệt nhọc, quên chiếc áo ướt đẫm mồ hôi, quên những vết gai cào xước.Thậm chí bạn chỉ cần nằm trên một tảng đá và ngắm mây trời, nghe tiếng suối róc rách, tiếng chim hót bên tai… cũng đã là một sự thư giãn tuyệt vời! và tiếng bầy khỉ nghịch ngợm gọi nhau bên suối.

Đợt khảo sát thực địa gần đây nhất được các chuyên gia sinh học các trường đại học trong nước vào cuối năm 2006, với sự tài trợ của Tổ chức Bảo tồn voọc quốc tế, đã xác định được 12 đàn voọc chà vá chân nâu, với số lượng khoảng 171 - 198 cá thể. Ngoài ra, còn phát hiện các loài linh trưởng khác như: khỉ vàng, khỉ mặt đỏ, hoẵng, lợn rừng, cheo cheo… cùng nhiều loài ếch núi và bò sát.

Trong hội thảo công bố số liệu điều tra mới này, Giáo sư Loisk. Lippold, Chủ tịch Tổ chức Bảo tồn voọc quốc tế (Douc Langur Foudation - San Diego, USA), cùng các chuyên gia linh trưởng, chuyên gia sinh học đều bày tỏ quan ngại đối với việc hình thành các dự án du lịch dưới chân Sơn Trà sẽ làm ảnh hưởng đến cuộc sống lâu dài của các đàn voọc chà vá chân nâu ở đây. Voọc chà vá chân nâu còn có tên gọi là voọc chà vá chân đỏ, hay voọc ngũ sắc. Các nhà nghiên cứu về khỉ hầu quốc tế vẫn phong cho loài này tên gọi “mĩ miều”: "Nữ hoàng của các loài voọc".

Một phần của tài liệu DU LỊCH SINH THÁI sơn TRÀ (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w