Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái bằng phương pháp phân tích SWOT

Một phần của tài liệu DU LỊCH SINH THÁI sơn TRÀ (Trang 82 - 84)

- Khi thiết kế các công trình kiến trúc trong khu khu du lịch sinh thái, cần

3.1.2. Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái bằng phương pháp phân tích SWOT

phân tích SWOT

3.1.2.1. Điểm mạnh

Bán đảo Sơn Trà là khu bảo tồn thiên nhiên, vừa có hệ sinh thái đất ướt ven biển vừa có thảm rừng nhiệt đới nguyên sinh, đặc biệt khí hậu trong lành, cảnh quan thiên nhiên đa dạng, vừa có rừng, có núi, có suối, có biển, rất thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái.

Hệ động, thực vật Sơn Trà thể hiện tính giao lưu của hai luồng thực vật phía Bắc xuống và phía Nam lên. Do đó, đa dạng sinh học ở đây thể hiện tính độc đáo. Đặc biệt là các quần thể thú linh trưởng như khỉ đuôi dài, khỉ vàng và đặc biệt trong đó có loài đặc hữu quý hiếm là Voọc chà vá chân đỏ.

Bên dưới chân núi là bãi cát đẹp và giữ nét hoang sơ như Tiên Sa, Bãi Bắc, Bãi Rạng, Bãi Bụt,… Bán đảo Sơn Trà với chân núi ăn sâu ra biển hình thành nên các rạn san hô nhiều màu sắc rực rỡ trong làn nước xanh của biển cả là nơi trú ngụ cho các loài hải sản có giá trị.

Được thiên nhiên ban tặng cho hệ sinh thái vô cùng đa dạng như vậy là tiềm năng rất lớn về phát triển du lịch sinh thái với các loại hình du lịch sinh thái rừng như tour trekking xuyên rừng ngắm Voọc và các loài linh trưởng, dã ngoại, ngắm cảnh, teambuilding...; với các loại hình du lịch sinh thái biển như lặn biển ngắm san hô và các sinh vật biển.

Là một khu vực có giá trị sinh thái, giá trị văn hóa, giá trị xã hội, giá trị kinh tế, khu vực bán đảo Sơn Trà rất có tiềm năng để trở thành khu du lịch sinh thái lý tưởng trong nước, cũng như trong khu vực Châu Á.

3.1.2.2. Điểm yếu

Hiện nay hệ sinh thái tài nguyên bán đảo Sơn Trà đang bị đe dọa, đa dạng sinh học tài nguyên trên cạn lẫn dưới nước bị xuống cấp nghiêm trọng do tác động của các yếu tố tự nhiên và xã hội. Tuy chưa có báo cáo cụ thể về sự tuyệt chủng của các loài quí hiếm nhưng hằng năm số lượng cá thể của các loài quí hiếm đều bị giảm sút rõ rệt, các rạn san hô một số nơi bị chết, đa dạng sinh học bị suy giảm, nước biển ven bờ một số nơi bị ô nhiễm, các nơi cư trú tự nhiên của các loài bị thu hẹp.

Hoạt động kinh doanh và khai thác du lịch vẫn chưa khai thác hết được thế mạnh của tài nguyên đa dạng sinh học vốn có và của địa phương, các loại hình du lịch chưa phong phú cho nên mức độ trở lại bán đảo Sơn Trà của khách du lịch còn thấp.

Tuy đã được đầu tư và thường xuyên nâng cấp, tuy nhiên các điểm đến lại còn quá sơ sài không đa dạng và không có tính kết nối với nhau, thiếu tính cạnh tranh với các điểm đến khác đồng thời không làm nổi bật lên được giá trị và mức độ hứng thú của du khách. Một số vịnh với cảnh quan còn rất hoang sơ và bãi tắm đẹp nhưng đường đi chưa được quy hoạch thành lối nên rất khó đến, khó quảng bá đến với du khách.

Bán đảo Sơn Trà có tài nguyên đặc thù tuy nhiên không phải là hiếm, loại hình du lịch chủ yếu là tham quan ngắm cảnh trong khi các dịch vụ tiện ích khác như: quà lưu niệm, thức ăn, nước giải khát,... lại không thể phục vụ ngay tại điểm đến do đó không tăng được sức hấp dẫn đối với du khách.

Hoạt động kinh doanh thiếu sự đầu tư và qui mô còn nhỏ lẻ, phân tán.

3.1.2.3. Cơ hội

Trong khi tình hình an ninh xã hội của các nước có hoạt động du lịch phát triển diễn biến phức tạp và bất ổn, thì Việt Nam được đánh giá là một điểm đến an toàn và đầy tiềm năng.

Xu hướng về nhu cầu giải trí sinh thái trên thế giới ngày càng gia tăng.

Bán đảo Sơn Trà của thành phố Đà Nẵng nằm trên con đường di sản Phong Nha – Huế - Hội An nên rất thuận lợi trong việc thu hút du khách.

Hiện tại bán đảo Sơn Trà đã được các cấp chính quyền đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ cũng như đường thủy nên việc lưu thông giữa các vùng và các điểm đến trong vùng hết sức thuận tiện.

Hiện nay trên bán đảo Sơn Trà đã hình thành nên các cơ sở vật chất của tuyến điểm tham quan, đường xá, các cơ sở lưu trú nghĩ dưỡng, phương tiện đường thủy nhằm đáp ứng cho du khách những sản phẩm du lịch tốt nhất.

Năm 2011, thành phố Đà Nẵng đã phê duyệt, chấp nhận cho 20 chủ trương lập các dự án đầu tư các khu du lịch quanh bờ biển Sơn Trà.

Trên cơ sở quy hoạch phát triển du lịch, UBND thành phố Đà nẵng đã đưa ra chủ trương ngoài các dự án đầu tư được giữ nguyên để tiếp tục triển khai, còn giao cho các Sở ban ngành liên quan tiến hành lên kế hoạch xây dựng các dự án nâng cấp điểm đến để thu hút khách du lịch.

Hoạt động xúc tiến và quảng bá hình ảnh du lịch tại bán đảo Sơn Trà được các Sở ban ngành ngày càng quan tâm đẩy mạnh.

Bán đảo Sơn Trà đang được cả nước quan tâm và đầu tư phát triển du lịch sinh thái. Đây là thời cơ thuận lợi cho bán đảo Sơn Trà thể hiện điểm riêng biệt của mình. Thông qua sự kiện trên, du lịch Đà nẵng nói chung du lịch tại bán đảo Sơn Trà nói riêng sẽ được du khách trong và ngoài nước quan tâm nhiều hơn.

Một phần của tài liệu DU LỊCH SINH THÁI sơn TRÀ (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w