MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH SINH THÁI TẠI BÁN ĐẢO SƠN TRÀ

Một phần của tài liệu DU LỊCH SINH THÁI sơn TRÀ (Trang 95 - 98)

- Tour Vòng quanh bán đảo bằng thuyền (01 ngày): Phạm Văn Đồng – hòn

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH SINH THÁI TẠI BÁN ĐẢO SƠN TRÀ

Các giải pháp trên được đưa ra chỉ thực sự có hiệu quả khi được thực hiện đồng bộ, có sự kết hợp chặt chẽ của tất cả các ban ngành liên quan từ chính quyền trung ương tới người dân địa phương. Vì vậy tôi xin đề xuất một số kiến nghị với ngành du lịch Đà Nẵng nhằm phát triển du lịch sinh thái tại bán đảo Sơn Trà

Thứ nhất: Kiến nghị UBND thành phố có những chính sách ưu đãi hơn cho

việc kêu gọi khai thác, đầu tư, xây dựng các sản phẩm, dịch vụ du lịch tại Sơn trà, đặc biệt là dọc tuyến đường kinh tế quốc phòng. Sở Du lịch cần có buổi làm việc giữa lãnh đạo Sở với Lãnh đạo trạm rada 29 tạo để có cơ chế, xây dựng điểm đến tại đây nhằm tạo điều kiện cho các hãng lữ hành đưa vào tour thường xuyên.

Giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa phát triển kinh tế du lịch với an ninh quốc phòng. Chú trọng xây dựng các công trình kết hợp giữa 2 mục đích du lịch và quốc phòng.

Thứ hai: Phát triển du lịch gắn liền với bảo vệ môi trường: một trong các

chức năng của các vườn quốc gia hay các khu bảo tồn thiên nhiên là công tác giáo dục môi trường, vì vậy hoạt động du lịch tại bán đảo Sơn Trà cũng phải tuân theo tiêu chí này cần tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức về du lịch văn hoá và sinh thái, đặc biệt là nâng cao nhận thức về du lịch cộng đồng để có sự phối hợp hành động giữa các ngành, các cấp và toàn xã hội trong hoạt động du lịch. Điều này có tác dụng cho khách tham quan có những thái độ, hành vi ứng xử tích cực đối với môi trường thiên nhiên. Nội dung của giải pháp này là hướng vào tất cả các đối tượng khách tham quan tại bán đảo Sơn Trà.

Cụ thể: Đưa nội quy, quy định về bảo vệ môi trường vào chương trình tham

quan, tập gấp, sách hướng dẫn du lịch;

Yêu cầu và tạo điều kiện để khách du lịch giảm bớt sự tác động của khách bằng việc bố trí các thùng rác, toilet (thiết kế hình con voọc hoặc khỉ), bồn cát, bình chữa cháy tại các điểm di lịch, dọc đường đi…

Thứ ba: Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của Bán đảo Sơn

Trà, tiến hành xây dựng qui hoạch chi tiết cho từng khu du lịch, xây dựng các dự án đầu tư cụ thể cho từng điểm du lịch để triển khai đầu tư và kêu gọi đầu tư thông qua

các chính sách khuyến khích đầu tư, chú trọng công tác bảo tồn, môi trường. Thường xuyên kiểm tra và đánh giá và điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện không gian du lịch của bán đảo Sơn Trà.

Thứ tư: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến thông qua:

+ Các ấn phẩm, sách báo và sử dụng các loại phương tiện truyền thông đại chúng như: báo chí, truyền hình để giới thiệu nét hấp dẫn của Bán đảo Sơn Trà. Thông qua đó chúng ta có thể chào bán tour du lịch cho khách du lịch.

+ Làm tập gấp giới thiệu Khu du lịch bán đảo Sơn Trà, sơ đồ tuyến, điểm tham quan nói lên nét hấp dẫn của bán đảo Sơn Trà.

+ Kêu gọi các công ty lữ hành du lịch trong và ngoài nước thiết kế các chương trình tour và cùng chung sức quảng bá cho Sơn Trà.

+ Làm website giới thiệu về bán đảo Sơn Trà

+ Xây dựng một chương trình phim du lịch “Khám phá Sơn Trà” theo từng chuyên đề để phát sóng trên nhiều kênh truyền hình trong nước và quốc tế.

Thứ năm: Tổ chức đào tạo cho đội ngũ lao động hiện có về nghiệp vụ du

lịch, nâng cao trình độ ngoại ngữ tại các khu di lịch hiện có (đây cũng là thực trạng chung của du lịch Đà Nẵng) và đặc biệt là các hướng dẫn viên am hiểu kiến thức về môi trường sinh thái tại bán đảo Sơn Trà để có thể hướng dẫn cho khách du lịch, giúp cho du khách có thể hiểu hơn về tài nguyên thiên nhiên cũng như giá trị của Sơn Trà. Thông qua đội ngũ này du khách sẽ cảm thấy thoải mái, hứng thú và ý nghĩa khi lưu trú tại bán đảo Sơn Trà

Cuối cùng: Hoàn thiện và xây dựng cơ chế chính sách về du lịch. Hoàn thiện

cơ sở hạ tầng: giao thông, điện nước (2010). An ninh trật tự: tháng 10/2007. Trạm bảo vệ ANTT được thành lập có chức năng đảm bảo về ANTT tại bán đảo Sơn Trà trụ sở đóng Khu dân cư đầu tuyến Sơn Trà -Điện Ngọc.

+ UBND có ý kiến với Bộ Quốc Phòng kiến nghị cho phép đầu tư xây dựng một số cơ sở dịch vụ dọc tuyến đường kinh tế quốc phòng và tại điểm tham quan trạm rada 29.

+ Có cơ chế hỗ trợ vốn và miễn thuế đất, mạng lưới điện, nước…. cho các doanh nghiệp kinh doanh tham gia đầu tư kinh doanh về dịch vụ du lịch tại bán đảo Sơn Trà.

+ Kêu gọi dự án tài trợ nhân giống và phát triển đàn khỉ và bảo tồn voọc chà vá Sơn Trà

+ Tăng cường hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước về nghiên cứu đào tạo, trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý, quy hoạch du lịch, hướng dẫn viên, lao động du lịch và các nhà điều hành du lịch. Hợp tác đầu tư để tìm kiếm sự hỗ trợ từ các cấp, các ngành liên quan trong việc tạo lập nên các dự án nghiên cứu phát triển du lịch tại bán đảo Sơn Trà.

Một phần của tài liệu DU LỊCH SINH THÁI sơn TRÀ (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w