Định hướng phát triển

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN đảo (Trang 74 - 78)

6. Bố cục của luận văn

3.1.4. Định hướng phát triển

3.1.4.1. Định hướng không gian phát triển và sản phẩm du lịch

Trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2000 - 2010 Vân Đồn được xác định là một trong 4 khu vực trọng điểm phát triển

du lịch. Không gian của huyện được xác định trong bản quy hoạch bao gồm trên 600 hòn đảo lớn, nhỏ và vùng biển ven bờ trong vịnh Bái Tử Long với diện tích 596,7 km2, trong đó đảo Cái Bầu 318,5 km2, quần đảo Vân Hải 278,2 km2 [55.tr.76]. Các khu vực trọng điểm phát triển du lịch trong huyện được xác định trong bản quy hoạch là:

- Điểm du lịch đảo Cái Bầu - Điểm du lịch Ngọc Vừng - Điểm du lịch Quan Lạn - Điểm du lịch Minh Châu.

Tuy nhiên, qua thực tế nghiên cứu và thực tế phát triển hoạt động du lịch để đáp ứng sự phát triển lâu dài và bền vững chúng tôi đề nghị không gian phát triển du lịch Vân Đồn cần mở rộng thêm một số khu vực trọng điểm khác như khu vực đảo Ba Mùn – Vườn quốc gia Bái Tử Long với phát triển các loại hình du lịch thân thiện với môi trường như du lịch sinh thái, nghiên cứu tìm hiểu tự nhiên.

Không gian khu du lịch Vân Đồn cần được định hướng theo các khu chức năng như khu lưu trú dịch vụ ven bờ, khu du lịch biển đảo để từ đây định hướng các sản phẩm du lịch cụ thể, đặc trưng cho từng khu vực trên cơ sở những lợi thế về tài nguyên cũng như các nguồn lực khác để phát triển.

- Khu lưu trú dịch vụ ven bờ bao gồm khu vực thị trấn Cái Rồng, khu vực Bãi Dài (đảo Cái Bầu). Về lâu dài phát triển khu vực này với chức năng là trung tâm đón tiếp, đồng thời là trung tâm lưu trú, vui chơi giải trí, mua sắm và là điểm xuất phát cho các tuyến du lịch ra các đảo. Có thể định hướng sản phẩm cho khu vực này như sau:

+ Du lịch cuối tuần

+ Du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, tắm biển + Du lịch văn hóa

- Khu vực du lịch biển đảo bao gồm các đảo ngoài khơi như Ngọc Vừng, Quan Lạn, Minh Châu, Ba Mùn. Do đặc thù về địa lý, các đảo chủ yếu nằm xa đất liền, đảo gần nhất cũng cách bờ tới hơn 30km vì vậy có thể định hướng sản phẩm cho các khu vực sao cho các sản phẩm du lịch phải hết sức đặc trưng và có thể lấy đó làm cơ sở cho việc định hướng phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch và đào tạo lao động phục vụ du lịch. Có thể định hướng các sản phẩm cho từng khu vực như sau:

+ Đảo Ngọc Vừng: Du lịch nghỉ dưỡng, trăng mật

+ Đảo Quan Lạn: Du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, cộng đồng, tắm biển, thể thao dưới nước

+ Đảo Ba Mùn- Vườn quốc gia Bái Tử Long: Du lịch sinh thái, lặn biển, leo núi, mạo hiểm

3.1.4.2. Định hướng đối với thị trường khách

Thị trường khách du lịch nội địa và quốc tế được xác định trên cơ sở nhu cầu đi du lịch, đặc điểm tâm lý xã hội của khách, các sản phẩm du lịch hiện có và sản phẩm du lịch tiềm năng có thể đáp ứng phục vụ khách kết hợp với các xu hướng đi du lịch.

Khách du lịch nội địa có ý nghĩa rất quan trọng trong cơ cấu nguồn khách du lịch của Vân Đồn. Khách du lịch đến Vân Đồn bao gồm nhiều lứa tuổi, nhiều thành phần khác nhau. Trong tương lai cần lưu ý đến các đối tượng chính là:

- Khách nghỉ cuối tuần: Chủ yếu là khách trong tỉnh và một số tỉnh lân cận như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương…

- Khách tham quan, nghỉ biển: Khách trong tỉnh, Hà Nội và các tỉnh phía bắc.

- Khách đi theo tour trọn gói: từ Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh thành khác trong cả nước.

- Khách đi nghỉ trăng mật: Các cặp vợ chồng từ Hà Nội, các tỉnh phía bắc.

- Thanh niên, học sinh trong tỉnh, Hà Nội và khu vực phụ cận.

Dự báo mức độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2008 đến năm 2010 của khách du lịch nội địa sẽ đạt 18,9%, giai đoạn 2010 – 2015 là 21%. Như vậy, số lượng khách du lịch đến tham quan du lịch Vân Đồn vào năm 2010 sẽ đạt khoảng 350 ngàn lượt khách nội địa và 2015 là khoảng 700 ngàn lượt.

Khách du lịch quốc tế sẽ là thị trường khách quan trọng trong nguồn khách du lịch đến Vân Đồn. Khách du lịch quốc tế đến Vân Đồn có nhiều nguồn gốc, quốc tịch khác nhau. Chưa có một thống kê cụ thể nào từ phía các cơ quan quản lý du lịch của tỉnh cũng như huyện về cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Vân Đồn. Tuy nhiên căn cứ vào nhu cầu du lịch, đặc điểm tâm lý xã hội của khách, các sản phảm du lịch đặc trưng của Vân Đồn cũng có thể đưa ra mục tiêu hướng tới các thị trường khách quốc tế sau:

- Châu Á: Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Các nước Đông Bắc Á, Đông Nam Á. Với các sản phẩm đặc trưng: Du lịch thăm quan, nghỉ biển, du lịch sinh thái.

- Châu Âu: Pháp, Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch…Các đối tượng khách bao gồm nhiều thành phần từ thanh niên, trung niên đến những người đã nghỉ hưu.Với các sản phẩm: Du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng, Du lịch mạo hiểm, lặn biển, câu cá.

- Châu Úc: Otrxaylia, Niudilan với các đối tượng khách là sinh viên, học sinh, công chức. Các sản phẩm du lịch đáp ứng thị trường này bao gồm: du lịch tham quan, du lịch sinh thái, mạo hiểm, du lịch cộng đồng.

- Châu Mỹ: Hoa Kỳ, Canada cần tập trung vào các đối tượng khách là thanh niên, trung niên, cựu chiến binh.Với các sản phẩm du lịch tham quan nghỉ biển, du lịch sinh thái, cộng đồng, du lịch mạo hiểm. - Khách Việt Kiều: Tập trung vào tất cả các đối tượng khách

Dự báo mức độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2008 - 2010 của khách du lịch quốc tế sẽ đạt 43% và giai đoạn 2010 – 2015 là 45%. Như vậy, số

lượng khách du lịch quốc tế đến tham quan du lịch Vân Đồn vào năm 2010 sẽ đạt khoảng hơn 6 ngàn lượt và 2015 ước đạt khoảng 39 ngàn lượt.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN đảo (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w