6. Bố cục của luận văn
3.2.9. Về các giải pháp phối hợp liên ngành để phát triển du lịch
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, do vậy nhiều vấn đề cần có sự phối hợp của nhiều ngành để giải quyết như công an, văn hoá, tài chính, giao thông, bưu điện...
- Ngành giao thông vận tải: Triển khai mở thêm các tuyến giao thông vận chuyển hành khách bằng tàu cao tốc nối liền đến các đảo, các chuyến tàu du lịch nối các đảo ngoài khơi với nhau. Tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng tại Cái Bầu và các đảo lớn như Quan Lạn, Ngọc Vừng… Hoàn thiện các dự án đang được triển khai, tạo ra diện mạo mới cho đảo.
- Sở văn hóa thể thao và du lịch Quảng Ninh: Chủ trì, phối hợp với các ngành công an, y tế, khoa học công nghệ và môi trường cùng với chính quyền địa phương chấn chỉnh các hoạt động kinh doanh du lịch, sắp xếp lại việc tham quan, bán vé. Tăng cường công tác quản lý thị trường, kiên quyết thực hiện bán đúng giá đặc biệt đối với những phương tiện vận chuyển tư nhân và khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ tư nhân xoá bỏ tình trạng ép giá đối với khách, gây phiền hà cho khách.
- Các ngành nông - lâm - ngư nghiệp: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo mô hình đa dạng hoá sản xuất và định hướng để phát triển du lịch. Thực hiện tốt dự án phát triển rừng Quốc gia, đẩy mạnh công tác giao đất giao rừng và trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc. Đối với ngành ngư nghiệp cần thực hiện tốt các dự án đánh bắt xa bờ, tích cực bảo vệ các nguồn hải sản quý hiếm.
Mục tiêu chủ yếu của hệ thống các giải pháp được phân tích trên đây là góp phần phát triển hơn nữa hoạt động du lịch ở Vân Đồn, Quảng Ninh. Những giải pháp này chỉ thực sự đem lại hiệu quả khi chúng được thực hiện một cách đồng bộ, có sự phối hợp chặt chẽ của tất cả các bên có liên quan từ trung ương tới địa phương và các doanh nghiệp. Những giải pháp này sẽ được cụ thể hoá trong phần kiến nghị.