Điều kiệnkinh tế, văn hóa và xã hội:

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tại thành phố châu đốc (Trang 39 - 41)

8. Kết cấu của luận văn:

2.1.2. Điều kiệnkinh tế, văn hóa và xã hội:

2.1.2.1. Mức tăng trưởng kinh tế:

Trong điều kiện khó khăn nhưng với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, nhân dân, kinh tế - xã hội của thành phố tiếp tục phát triển theo chiều hướng tích cực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt 15,91%, thu ngân sách có nhiều cố gắng bảo

31

đảm cân đối được thu, chi. Các hoạt động văn hóa, an sinh xã hội được thực hiện tốt. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu cụ thể như sau:

Ước tính năm 2017, tốc độ tăng trưởng của thành phố là 16,50%. Tổng giá trị tăng thêm bình quân đầu người 50,90 triệu đồng.

Ước tính trong năm 2017, cơ cấu kinh tế 3 khu vực của thành phố như sau: khu vực thương mại - dịch vụ và du lịch đạt tỷ trọng 73,20%, khu vực công nghiệp - xây dựng đạt tỷ trọng 21,10% và khu vực nông, lâm, thủy sản đạt tỷ trọng 5,70%.

2.1.2.2. Văn hóa và xã hội:

Châu Đốc có vị trí địa lý đặc thù “tiền tam giang, hậu thất lĩnh”; đặc biệt, với bề dày lịch sử 260 năm hình thành và phát triển đã tích tụ một nền văn hóa bản địa đặc sắc và đa dạng. Đó chính là nguồn tài nguyên văn hóa đặc sắc để địa phương tận dụng một cách phù hợp cho sự phát triển du lịch bền vững. Vì vậy, việc bảo tồn các loại hình tài nguyên du lịch văn hóa hiện hữu luôn được địa phương quan tâm thực hiện.

Tính cách và lối sống của người dân thành phố Châu Đốc khá tiêu biểu cho một nền “văn minh sông nước” (tập quán làm nhà sàn, nuôi cá bằng lồng bè, dùng ghe xuồng đi lại để giao thương mua bán…). Chính vì thế mà mọi người thường gọi một cách nôm na là “văn minh miệt vườn”. Đến nay, thành phố có 05 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, bao gồm: Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam (phường Núi Sam); Chùa Hang (phường Núi Sam); Lăng Thoại Ngọc Hầu (phường Núi Sam); Chùa Tây An (phường Núi Sam); Đình thần Châu Phú (phường Châu Phú A).

Ngoài các di tích nêu trên, thành phố còn có nhiều công trình văn hóa khá nổi tiếng như: đài liệt sĩ, khu điêu khắc, khu du lịch Núi Sam và các đền, miếu trên địa bàn thành phố.

Về dân tộc - tín ngưỡng: Trên địa bàn thành phố hiện có 4 dân tộc anh em cùng chung sống, đó là: Kinh, Chăm, Hoa, Khmer. Trong đó người Kinh chiếm đa số, người Hoa chủ yếu sinh sống ở khu vực trung tâm thành phố thuộc các phường Châu Phú A, Châu Phú B. Người Chăm tập trung nhiều ở khu vực cặp sông Hậu. Người Khmer sống rải rác ở Phường Núi Sam, xã Vĩnh Tế, Vĩnh Châu... Trong suốt

32

lịch sử phát triển của thành phố, các dân tộc anh em trên địa bàn luôn cùng nhau đoàn kết, tương thân tương ái để cùng nhau góp sức xây dựng thành phố văn minh và giàu đẹp như hiện nay. Mỗi dân tộc đều mộ đạo và có tâm linh tín ngưỡng riêng, đặc thù cho dân tộc mình. Nhìn chung, tất cả đều có chung mục đích là sống tốt đời đẹp đạo, các hoạt động của các tổ chức tôn giáo đều tuân thủ theo quy định của Pháp luật.

Hiện nay, Châu Đốc thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ngày càng chuyển biến tích cực; tăng cường vận động nhân dân và tác động sâu rộng đến du khách, nâng cao nhận thức trong việc chấp hành pháp luật, xây dựng môi trường văn hóa du lịch, cảnh quan đô thị, quyết tâm lập lại trật tự mua bán, không để lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường và bài trừ tệ nạn xã hội.

Công tác kiểm tra hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa được các ngành phối hợp thực hiện thường xuyên và kịp thời chấn chỉnh các trường hợp vi phạm. Các hoạt động truyền thanh, truyền hình luôn thực hiện tốt, các bản tin, bài, phóng sự không ngừng nâng cao chất lượng, mở nhiều chuyên mục, cải tiến chương trình với nhiều nội dung và hình thức đa dạng và phong phú, phản ánh kịp thời những sự kiện và nhiệm vụ chính trị của địa phương, phục vụ tốt nhu cầu thông tin của người dân.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tại thành phố châu đốc (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)