Đánh giá tiềm năng phát triển

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tại thành phố châu đốc (Trang 41 - 44)

2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tại thành phố Châu Đốc

2.1.3. Đánh giá tiềm năng phát triển

2.1.3.1. Thuận lợi:

Thành phố Châu Đốc là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội đứng thứ 2 của tỉnh An Giang và là đô thị loại II trực thuộc tỉnh. Hiện tại cơ sở hạ tầng và các công trình công cộng phục vụ an sinh xã hội được lãnh đạo địa phương quan tâm đầu tư, phát triển nhằm hoàn thiện dần trên tất cả các lĩnh vực và phương diện. Với sự quyết tâm phấn đấu, nỗ lực của cả hệ thống chính trị thành phố và sự đồng thuận, đóng góp của các tầng lớp nhân dân, công tác lãnh đạo, chỉ đạo quản lý điều hành luôn được chú trọng đổi mới và không ngừng nâng cao hiệu quả công việc. Sau khi thành phố được công nhận đô thị loại II, thành phố tiếp tục có những giải pháp đột phá, nên trong thực hiện lộ trình nâng cấp Khu du lịch Quốc gia, các công trình

33

trọng điểm cơ bản hoàn thành và có những công việc tiếp tục hoàn thiện đã tạo nên niềm tin, sự phấn khởi trong cán bộ, đảng viên và nhân dân thành phố.

Được sự quan tâm của các cấp chính quyền và các điều kiện về tự nhiên, điều kiện về kinh tế, văn hóa và xã hội được thiên nhiên ưu đãi. Hiện nay, Châu Đốc là thành phố trẻ năng động có rất nhiều tìm năng, cơ hội để phát triển đã thu hút được rất nhiều nhà đầu tư đến tìm hiểu và đầu tư như các dự án về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, đặc biết là các dự án du lịch…

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch với thế mạnh về lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch và công nghiệp, tạo sự ổn định trong nền kinh tế của thành phố.

Thành phố có nhiều di tích được xếp hạng, có đường biên giới giáp ranh với tỉnh bạn Campuchia và đặc biệt hàng năm có lễ hội vía Bà Chúa Xứ cấp quốc gia nên rất thuận lợi trong việc phát triển các ngành dịch vụ, du lịch và thương mại.

Có tài nguyên đất khá phong phú, khí hậu tương đối hoài hòa, đa phần thích nghi với nhiều loại cây trồng nên rất thuận lợi cho việc phát triển ngành nông nghiệp.

Ngoài ra, các chính sách BT, HT và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất cơ bản được người dân đồng thuận. Hiện nay, các quy định chi tiết và cụ thể điều kiện, nguyên tắc bồi thường về đất, về tài sản cơ bản phù hợp với tình hình quản lý của địa phương. Xây dựng quy trình bồi thường rõ ràng tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện công tác BTGPMB. Nhìn chung, việc triển khai dự án đều được nhân dân đồng tình ủng hộ và được các cấp, các ngành quan tâm nên cơ bản công tác BT, GPMB đã đáp ứng được nhu cầu của đại phương.

2.1.3.2. Khó khăn:

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số hạn chế, khó khăn như sau:

- Trật tự mua bán, văn minh thương mại tuy có nhiều chuyển biến, nhưng duy trì và xây dựng chuẩn mực văn hóa, văn minh thương mại là chưa tốt; một số nguồn thu ngân sách còn thấp.

- Nguồn vốn đầu tư để phát triển đô thị chưa tương xứng với tiềm năng phát triển; nhất là các nguồn vốn đầu tư để pháttriển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã

34

hội, phát triển các khu đô thị, cáckhu du lịch, dịch vụ...ở từng nơi, từng lúc còn một số cơ quan chưa thực hiện tốt việc tham mưu làm ảnh hưởng đến sự chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân thành phố; việc triển khai công tác đào tạo nghề, thực hiện Luật Bảo hiểm y tế còn khó khăn;

- Phạm pháp hình sự, tình hình buôn lậu tuy được kiềm chế nhưng còn diễn biến phức tạp;

- Công tác giải phóng mặt bằng có lúc phối hợp chưa đồng bộ giữa các thành viên Hội đồng bồi thường, một số người dân còn ỷ lại, ý thức chấp hành pháp luật chưa cao.

- Tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa đápứng được yêu cầu phát triển, chưa khai thác hết các tiềm năng, lợi thế chophát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, nhất là tiềm năng về pháttriển du lịch, phát triển đô thị, phát triển dịch vụ, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng....

- Địa hình bán sơn địa khá phức tạp, có cả đồi núi, đồng bằng và vùng trũng, nhiều vùng đất chất lượng kém và do ảnh hưởng của địa hình nên gặp khó khăn trong phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng tuy đã được cải thiện nhưng nhìn chung vẫncòn thấp kém, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốcphòng, an ninh.

- Đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, lao động thiếu việclàm.

- Hiệu quả sử dụng đất cho phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, anninh nhìn chung còn thấp, nhất là các khu vực có nhiều lợi thế cho phát triểnđô thị, du lịch, dịch vụ...

- Tình hình ô nhiễm môi trường vẫn còn nhiều vấn đề bức xúc, ý thứcbảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất và của người dân chưa cao... đã ảnhhưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của thành phố trong thời gian qua.

35

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tại thành phố châu đốc (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)