6. Kết cấu của luận văn
1.4.1 Các nghiên cứu trong nước
Theo nghiên cứu của Nguyễn Lê Cường và Nguyễn Phương Anh (2020) nghiên cứu yếu tố tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh: thực tiễn các công ty chứng khoán Việt Nam. Trong nghiên cứu này thì doanh nghiệp có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh được tính bằng mức độ năng suất trong việc sử dụng tài sản trong doanh nghiệp (ROA). Thông qua dữ liệu của 71 doanh nghiệp chứng khoán trong những năm từ 2013 đến 2019 với 497 số liệu thống kê đã cho thông tin bao gồm các biến độc lập như: SIZE (Quy mô doanh nghiệp), CS (Cấu trúc vốn), GROWTH (Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu), Vốn nhân lực HC (HC được đo bằng chỉ số GDP) có cùng xu hướng với kết quả mà doanh nghiệp đạt được trong hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả. Các biến: TANG (Tỷ lệ tài sản dài hạn trên tổng tài sản), CIP (Tỷ lệ lạm phát) và COI (Tỷ lệ chi phí trên thu nhập hoạt động) có tác động ngược chiều đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo tác giả Phạm Thị Hồng Quyên và các tác giả cùng nghiên cứu (2019), các tác giả phân tích những yếu tố tác động đến kết quả của khả năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trong đó có cả doanh nghiệp ngành CNTT) đó là ảnh hưởng của những tác nhân: Quy mô của doanh nghiệp, xu hướng cấp độ gia tăng của doanh nghiệp, doanh nghiệp cũng có năng lực để tạo ra lợi nhuận và sự tác động tương hỗ trong cùng một ngành của doanh nghiệp. Sử dụng phương pháp phân tích kỹ thuật thống kê theo phương pháp bình quân nhỏ nhất cho phép đạt được kết quả ước lượng tốt nhất và chỉ ra được các tác nhân có tác động đến mối quan hệ giữa hiệu quả sản xuất kinh doanh doanh nghiệp và khả năng của nó. Từ đó chỉ ra rằng nếu doanh nghiệp có hoạt động thâm niên thì hiệu quả sản xuất
18
kinh doanh của doanh nghiệp đó càng kém. Trong khi đó, xu hướng cấp độ gia tăng của doanh nghiệp, năng lực tạo ra lợi nhuận ở những năm trước và sự tác động tương hỗ giữa các doanh nghiệp trong cùng nghành đã có tác động cùng chiều với kết quả của doanh nghiệp có năng lực sản xuất kinh doanh tốt.
Theo nghiên cứu của Phước Minh Hiệp và Võ Thị Bích Phượng (2019) về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quản sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trong đó có cả doanh nghiệp ngành CNTT), các nhà nghiên cứu đã tổng hợp thông tin của đại diện 313 doanh nghiệp, thông qua việc sử dụng phương pháp phân tích kỹ thuật thống kê, họ đã chỉ ra được sáu tác nhân làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp trong việc quản lý hiệu quả sản xuất kinh doanh như: Đặc điểm của doanh nghiệp, Đặc điểm chủ doanh nghiệp, Vốn của doanh nghiệp, Mối quan hệ xã hội của doanh nghiệp, Chính sách của doanh nghiệp và khả năng thích ứng của doanh nghiệp.
Theo phân tích của tác giả Trần Trọng Huy và Nguyễn Thị Ngọc Hân (2020), các tác giả nghiên cứu về tác động của cấu trúc vốn đến kết quả của năng lực của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh ngành năng lượng. Trong nghiên cứu các tác giả chia thành hai nhóm biến độc lập có ảnh hưởng đến doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh gồm: Nhóm biến giải thích và Nhóm biến quan sát. Nhóm biến giải thích: Bao gồm các biến đại diện cho cấu trúc vốn của doanh nghiệp (TDR, LDR, SDR). Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, nợ ngắn hạn /tổng tài sản (SDR), nợ dài hạn /tổng tài sản (LDR), tổng nợ /tổng tài sản (TDR) có tác động ngược chiều đến kinh doanh sản xuất hiệu quả. Nhóm biến quan sát: Quy mô doanh nghiệp (SIZE): ảnh hưởng cùng chiều đến kết quả của năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; Tài sản hữu hình (TANG): có ảnh hưởng xấu đến kết quả của năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; Thanh khoản (LIQ): tác động cùng chiều với kết quả của năng lực của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh và Tăng trưởng (GROW): tác động xấu với hiệu quả năng lực của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh ngành năng lượng trên thị trường chứng khoán trong mẫu phân tích.
19
Theo phân tích của nhà nghiên cứu Hà Thị Thanh Nga, Ngô Thùy Dương (2019) thì tác động của cấu trúc vốn có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cấu trúc vốn cũng liên quan đến năng lực, khả năng tổ chức thiết lập yếu kém, thông tin ứng dụng khoa học yếu kém, năng lực vốn yếu kém thiếu cập nhật là những yếu tố quan trọng tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cũng theo các tác giả thì hệ số khả năng sinh lợi của tài sản (ROA): Hệ số phản ánh khả năng sinh lời của vốn, tồn tại dưới hình thức vật chất của doanh nghiệp trong một kỳ nhất định. Hệ số khả năng sinh lợi của tài sản không phụ thuộc vào cơ cấu vốn và cho biết cứ một đơn vị tài sản đầu tư vào kinh doanh sẽ đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế cho doanh nghiệp.
Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Quốc Nghi và Mai Văn Nam (2011), phân tích của những nhà nghiên cứu vì mục tiêu chỉ ra được các tác nhân tác động đến kết quả của năng lực sản xuất kinh doanh của những doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ (Trong đó có cả doanh nghiệp ngành CNTT). Các nhà nghiên cứu vận dụng phân tích mô hình gồm năm biến độc lập là: Kế hoạch dự phòng hỗ trợ; Điểm mạnh chủ doanh nghiệp; Lợi thế doanh nghiệp; Hệ thống quan hệ của doanh nghiệp và Tốc độ tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp. Với đại diện của 389 doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ và thu thập số liệu của những doanh nghiệp này trong khoảng thời gian hai năm từ năm 2008 đến năm 2009. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố: Mức độ tiếp cận chính sách hỗ trợ của Chính phủ; Trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp; Quy mô của doanh nghiệp; Các mối quan hệ xã hội của doanh nghiệp và Tốc độ tăng doanh thu có tác động với doanh nghiệp và hiệu quả của năng lực doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh nhỏ và vừa tại thành phố Cần Thơ.
Theo nghiên cứu của tác giả Trần Ngọc Phú và Võ Đức Hồng (2020), các tác giả nghiên cứu về kết quả trong khai thác vốn nhân lực và kết quả của năng lực kinh doanh sản xuất trong thị trường mới nổi của các doanh nghiệp. Phân tích này các nhà nghiên cứu đã tổng hợp số liệu đại diện của 227 doanh nghiệp trên sàn chứng khoán tại Việt Nam những năm từ 2011 đến 2018. Các doanh nghiệp này hoạt động trong khoảng 12 ngành nghề ở thị trường Việt Nam. Kết quả phân tích
20
phản ánh vốn nhân lực có tác động cùng chiều với doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh.