Kiểm định Hausman

Một phần của tài liệu Tác động của vốn nhân lực đối với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngành công nghệ thông tin việt nam (Trang 47)

6. Kết cấu của luận văn

1.7.6Kiểm định Hausman

Dùng kiểm định Hausman nhằm để chọn lựa giữa mô hình FEM với mô hình REM thì nên chọn mô hình nào cho phù hợp. Thực chất dùng kiểm định Hausman nhằm để xem xét có sự tồn tại tương quan giữa ɛi và các biến độc lập hay không, dựa theo nội dung như sau:

Đặt giả thuyết:

H0: ɛi và biến độc lập không tương quan (REM là tốt nhất). Ha: ɛi và biến độc lập có tương quan (FEM là tốt nhất). Kết quả:

Kiểm định P-value < α (với α = 1%, 5%) => Bác bỏ H0 => Chấp nhận Ha, phương pháp FEM được lựa chọn.

Kiểm định P-value > α (với α = 5%, 10%) => Bác bỏ Ha => Chấp nhận H0, phương pháp REM được lựa chọn.

1.7.7 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến (VIF)

Theo tác giả Hoàng Trọng và cộng sự (2008), đây là mối quan hệ chặt chẽ với nhau giữa các biến độc lập, làm gia tăng độ lệch chuẩn của các hệ số hồi quy và làm giảm ý nghĩa thống kê của mô hình hoặc bị sai dấu của hệ số hồi quy. Phương trình của đa cộng tuyến có dạng:

𝑉𝐼𝐹 = 1

1 − 𝑅𝑘2

Trường hợp các biến trong mô hình nghiên cứu có hệ số VIF > 10 thì được xem là hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra.

1.7.8 Kiểm định phương sai thay đổi (Wald)

Kiểm định phương sai thay đổi Wald sử dụng trong mô hình hồi quy để xem mô hình có hiện tượng phương sai thay đổi hay không. Theo tác giả Hoàng Trọng và cộng sự (2008), khi xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi trong mô hình sẽ làm cho các ước lượng của hệ số hồi quy không chệch, dẫn đến ước lượng không

37

còn phù hợp, từ đó kết quả hồi quy sẽ không còn tin cậy. Kiểm định giả thuyết được đặt ra như sau:

H0: Không có hiện tượng phương sai thay đổi Ha: Có hiện tượng phương sai thay đổi

Kết quả:

Kiểm định P-value < α (với α = 1%, 5%, 10%) => Bác bỏ H0 => Chấp nhận Ha, có hiện tượng phương sai thay đổi.

Kiểm định P-value > α (với α = 1%, 5%, 10%) => Bác bỏ Ha => Chấp nhận H0, không có hiện tượng phương sai thay đổi.

1.7.9 Kiểm định hiện tượng tự tương quan (Wooldridge)

Khi mô hình xảy ra hiện tượng tự tương quan sẽ làm cho các ước lượng của hệ số hồi quy không còn là ước lượng không chệch tuyến tính đáng tin cậy. Kiểm định giả thuyết được đặt ra như sau:

H0: Không có hiện tượng tự tương quan Ha: Có hiện tượng tự tương quan

Kết quả:

Kiểm định P-value < α (với α = 1%, 5%, 10%) => Bác bỏ H0 => Chấp nhận Ha, có hiện tượng tự tương quan.

Kiểm định P-value > α (với α = 1%, 5%, 10%) => Bác bỏ Ha => Chấp nhận H0, không có hiện tượng tự tương quan.

38

TÓM TẮT CHƯƠNG I

Chương I luận văn đã thuyết minh các nghiên cứu trước và định nghĩa liên quan đến vấn đề của luận văn phân tích. Dẫn chứng các công trình nghiên cứu liên quan đã công bố ở nước ngoài và trong nước, trong chương này luận văn đã trình bày các lý thuyết về cách thức tiếp cận và phân tích, những giả thuyết mà trong luận văn đã nghiên cứu, các cách thức sử dụng hồi quy Pooled OLS, FEM, REM, FGLS. Tác giả đã vận dụng nghiên cứu các bài viết trong và ngoài nước rồi tổng hợp đưa ra các biến nghiên cứu và những nghiên cứu giả thuyết của các biến sử dụng trong luận văn. Qua quá trình nghiên cứu, phân tích tác giả cũng đã vẽ được sơ đồ quy trình nghiên cứu cụ thể mà luận văn nghiên cứu.

39

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG VỀ VỐN NHÂN LỰC VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VIỆT NAM

VỚI KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1 Thực trạng vốn nhân lực tại Việt Nam (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong những năm gần đây nhìn chung giá trị vốn nhân lực của Việt Nam đang ngày càng phát triển và đi vào ổn định, đời sống của người dân cũng như các doanh nghiệp ngày càng được cải thiện rõ ràng. Từ thu nhập bình quân của mỗi cá nhân từ 500 đôla năm 2006 lên đến 2.750 đôla năm 2020 đã phần nào chứng minh được sự phát triển đó. Hình 2.1 dưới đây mô tả giá trị vốn nhân lực của Việt Nam từ năm 2006 đến 2020.

Hình 2.1 Giá trị vốn nhân lực của Việt Nam

Thông qua các chỉ số thể hiện ở hình 2.1 chứng tỏ rằng thu nhập lao động ngày càng tăng của Việt Nam, điều này chứng tỏ nguồn vốn nhân lực tại Việt Nam nói chung và nguồn vốn nhân lực trong những doanh nghiệp ngành công nghệ thông tin nói riêng đang ngày càng phát triển vững mạnh. Nguồn vốn nhân lực có thu nhập càng cao thì chắc chắn rằng trình độ chuyên môn của nguồn vốn nhân lực đó phải cao mới đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của sự phát triển. Theo Lex Osley và cộng sự (2008) thì vốn nhân lực của một cá nhân có thể được đo bằng

784.4 906.3 1149.4 1217.3 1317.9 1525.1 1735.1 1886.7 2030.3 2085.1 2192.2 2365.6 2566.6 2715.3 2750 0.0 500.0 1000.0 1500.0 2000.0 2500.0 3000.0 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 HC HC

40

phương pháp thu nhập. Nếu đứng trên phạm vi quốc gia, thì vốn nhân lực trung bình của cá nhân sẽ được đo dựa theo chỉ số GDP (Tổng thu nhập quốc gia tính theo mỗi cá nhân). Điều này có nghĩa rằng, hàng năm quốc gia có sự tăng trưởng chỉ số GDP (Thu nhập bình quân của mỗi lao động trong một quốc gia) tương ứng với nguồn vốn về nhân lực của đất nước đó cũng tăng lên, hay nói cách khác là năng suất lao động, thành quả lao động của các cá nhân cũng tăng lên. Với sự phát triển khoa học và kỹ thuật như ngày nay việc đòi hỏi ngày càng cao về nguồn vốn nhân lực chất lượng cao là tất yếu nhằm phục vụ cho cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang diễn ra quyết liệt và mạnh mẽ trên thế giới.

Tỷ lệ tăng trưởng vốn nhân lực hàng năm của Việt Nam là tương đối tốt, nhưng cũng tùy vào từng năm mà tỷ lệ tăng trưởng có lúc cao và có lúc còn thấp. Hình 2.2 sau đây biểu diễn tỷ lệ tăng trưởng vốn nhân lực qua các năm từ 2006 đến 2020 tại Việt Nam.

Hình 2.2 Tỷ lệ tăng trưởng vốn nhân lực tại Việt Nam

Mặc dù tăng trưởng giá trị vốn nhân lực hàng năm ở mức khá tốt nhưng tỷ lệ tăng trưởng vốn nhân lực qua các năm lại không đồng đều. Và nó còn phụ thuộc nhiều vào những nhân tố vĩ mô từ bên ngoài như: tình hình kinh tế chung của thế giới, các vấn đề toàn cầu về khí hậu, thiên tai, dịch bệnh... Nhìn vào hình 2.2 ta có thể thấy năm 2020 tỷ lệ tăng trưởng vốn nhân lực là rất thấp khoảng 1.3% đây là

14.1% 15.5% 26.8% 5.9% 8.3% 15.7% 13.8% 8.7% 7.6% 2.7% 5.1% 7.9% 8.5% 5.8% 1.3% 0.0% 5.0% 10.0% 15.0% 20.0% 25.0% 30.0% 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Tỷ lệ tăng trưởng Tỷ lệ tăng trưởng

41

con số có thể chấp nhận khi mà dịch bệnh Covid-19 trên toàn cầu đang bước vào năm thứ hai. Dịch bệnh Covid-19 bùng phát trên toàn cầu là rất phức tạp tác động không khá nghiêm trọng đến kinh tế thế giới, trong tình hình đó Việt Nam vẫn duy trì được tỷ lệ tăng trưởng dương là điều đáng mừng. Trong lúc này trên thế giới những nền kinh tế lớn như: Mỹ, Anh, Pháp, Đức… hầu như là tăng trưởng âm vì đại dịch Covid-19 hoành hành.

Việc duy trì được tỷ lệ vốn nhân lực tăng trưởng dương là một trong những kỳ tích cho những quốc gia nào có chính sách và hiệu chỉnh về mặt quản lý tốt nhằm đạt được mục tiêu kép là vừa chống dịch bệnh Covid-19 và vừa phát triển kinh tế. Trong đó Việt Nam chúng ta là một điểm sáng trong khu vực Châu Á và trên toàn thế giới khi vẫn duy trì được mức tăng trưởng vốn nhân lực năm thứ 2 của đại dịch Covid-19 vẫn có chỉ số dương.

2.2 Thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam

Trong những năm gần đây chính sách ưu tiên của Chính phủ đã giúp cho các doanh nghiệp ngành công nghệ thông tin nói riêng và các doanh nghiệp ngành khác nói chung khởi nghiệp dễ dàng hơn. Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ ảnh hưởng mạnh tới việc chuyển đổi số của các doanh nghiệp ngày càng nhanh và mạnh, trong đó sự góp sức của những doanh nghiệp ngành công nghệ thông tin là đáng quan tâm do đó tạo được sức hút và nhiều sự chú ý của các doanh nghiệp ngoài ngành khác. Từ những năm đầu 2006 số lượng doanh nghiệp ngành công nghệ thông tin có mặt trên sàn chứng khoán tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh còn khá khiêm tốn với bốn doanh nghiệp (FPT, SAM, ST8 và VTC) thì đến năm 2020 đã có thêm 29 doanh nghiệp công nghệ thông tin lên sàn giao dịch chứng khoán. Điều này một lần nữa khẳng định rằng trong sự phát triển của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 vai trò của ngành công nghệ thông tin là vô cùng quan trọng, các doanh nghiệp ngành công nghệ thông tin là mũi nhọn trong sự phát triển chuyển đổi số hiện nay. Thông qua chỉ số hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (ROA) của đại diện 33 doanh nghiệp công nghệ thông tin trong ngành có mặt tại sàn chứng khoán ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí

42

Minh theo từng năm sẽ cho chúng ta cái nhìn rõ hơn về hiệu quả kinh doanh, các doanh nghiệp có khả năng tạo lợi nhuận cho ngành thể hiện qua như hình 2.3 sau:

Hình 2.3 Chỉ số ROA trung bình của doanh nghiệp CNTT

Có thể nói năm 2006 chỉ số ROA của đại diện những công ty làm trong ngành CNTT có mặt tại sàn chứng khoán là khá cao, khoảng tầm 12.74% vì trong năm này chỉ có bốn doanh nghiệp (FPT, SAM, ST8 và VTC) công bố số liệu của mình trên sàn chứng khoán, đây là những doanh nghiệp công nghệ thông tin có bề dày kinh nghiệm hơn so với các doanh nghiệp ngành công nghệ thông tin còn non trẻ mới phát triển sau này. Năm 2013 chỉ số ROA của đại diện các doanh nghiệp là thấp nhất khoảng 3.93%, trong năm 2013 này có 23 doanh nghiệp công nghệ thông tin tham gia giao dịch trên sàn chứng khoán. Việc các doanh nghiệp mới tham gia nhập ngành sẽ kéo theo hiệu quả sản xuất kinh doanh của những doanh nghiệp có thâm niên xuống, vì những doanh nghiệp mới thì các đơn hàng hay khách hàng của doanh nghiệp mới còn hạn chế dẫn năng lực kinh doanh của doanh nghiệp cho kết quả thấp.

Trong năm 2020 hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công nghệ thông tin là khá khiêm tốn với chỉ số ROA khoảng 4.08% với đại diện 20 doanh nghiệp trên sàn chứng khoán, con số này là 6.8% ở năm 2018. Đây là năm thứ hai của đại dịch Covid-19 nên có thể thấy được sự khó khăn của nhiều doanh nghiệp nói chung và khó khăn của doanh nghiệp ngành công nghệ thông tin nói

12.74 11.09 6.90 9.83 6.78 5.55 5.67 3.93 4.895.77 5.57 6.89 6.80 5.21 4.80 0.00 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 12.00 14.00 ROA

43

riêng. Việc rút khỏi thị trường trong những năm này là không thể tránh khỏi của các doanh nghiệp khi mà tình hình kinh tế thế giới và khu vực vẫn rất ảm đạm vì tình hình dịch bệnh hoành hành. Đại dịch diễn ra làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin, có những doanh nghiệp vẫn triển khai mạnh mảng công nghệ thông tin tốt trong đại dịch như: CNC, FPT, SVT, TTN… Bên cạnh đó cũng có những doanh nghiệp nhỏ bị ảnh hưởng khó khăn trong đại dịch như: CKV, VIE… Điều này làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh trung bình của các doanh nghiệp lĩnh vực công nghệ thông tin bị giảm sút, nhưng nhìn chung các doanh nghiệp công nghệ thông tin trong đại dịch vẫn cung ứng đều các sản phẩm, dịch vụ của mình như: đường truyền, kênh truyền phục vụ họp trực tuyến, các dịch vụ giản trí online cũng hấp dẫn được khách hàng vì họ có thể ở nhà để giải trí khi thực hiện giãn cách vì dịch bệnh Covid-19.

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra rất phức tạp trên toàn cầu, việc này có thể nói là trong vài năm tới khi dịch bệnh chưa được đẩy lùi thì tình hình kinh tế khó khăn bao trùm lên các doanh nghiệp là tất nhiên. Việc các ông lớn doanh nghiệp trong ngành công nghệ thông tin sẽ phát huy sức mạnh của mình trong đại dịch đó vừa là cơ hội cũng vừa là thách thức. Dịch bệnh diễn ra phức tạp thì việc giãn cách xã hội cũng như triển khai các dịch vụ online ngày càng đòi hỏi nhu cầu càng cao, bên cạnh đó việc giải trí ngay tại nhà khi thực hiện giãn cách cũng là vô cùng cần thiết… Đây là cơ hội để những doanh nghiệp lớn trong ngành công nghệ thông tin phát huy sức mạnh của tổ chức doanh nghiệp thông qua việc cung cấp các nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất trong mùa dịch, việc phát triển các sản phẩm mới phù hợp với tình hình hiện nay cũng là cơ hội để các doanh nghiệp công nghệ thông tin tồn tại và phát triển trong tình hình dịch bệnh đang diễn ra phức tạp như hiện nay.

Trong mùa dịch Covid-19 này các dịch vụ trực tuyến là vô cùng quan trọng, khi dịch bệnh bùng phát phức tạp thì việc thực hiện giãn cách xã hội là rất cần thiết để kiểm soát tình hình dịch bệnh. Để những công việc hàng ngày vẫn diễn ra thường xuyên thì các giải pháp về công nghệ thông tin là cần thiết để cuộc sống hàng ngày không bị chững lại. Các cuộc họp vẫn diễn ra bình thường với hình thức

44

trực tuyến, các buổi học vẫn đảm bảo giờ giấc và nội dung theo hình thức trực tuyến, việc mua sắm các sản phẩm hay dịch vụ hàng ngày cũng bằng hình thức online… cuộc sống thường ngày vẫn diễn ra nhưng chủ yếu là theo hình thức trực tuyến. Vấn đề này một lần nữa nhằm khẳng định lại vai trò của những doanh nghiệp ngành công nghệ thông tin trong mùa đại dịch Covid-19 là vô cùng quan trọng.

2.3 Kết quả nghiên cứu 2.3.1 Thống kê mô tả 2.3.1 Thống kê mô tả

Đại diện các biến trong luận văn chi tiết như ở bảng sau:

Bảng 2.1 Bảng các biến đại diện cho nghiên cứu định tính Biến (Variable) Trung bình (Mean) Độ lệch chuẩn (Std. Dev) Giá trị tối thiểu (Min) Giá trị tối đa (Max) ROA 4.3928 8.2891 -39.154 81.2246 HC 7.4357 0.3845 6.6648 7.9193 PB 72.0866 653.3472 0.3055 12124.63 SIZE 5.4663 0.7057 4.1543 7.6204 SDR 0.4237 0.2172 0.0026 1 TDR 0.0383 0.0836 0 0.5375 INTANGIBLE 0.0094 0.0239 0 0.2434 TANGIBLE 0.9066 0.2645 0 1 (Nguồn trích từ phần mềm Stata 15) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với biến ROA (Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản): Đối với biến ROA này cho giá trị trung bình trong thời gian nghiên cứu từ 2006 đến 2020 là 4.3928, tương ứng với giá trị tối thiểu (Min) là -39.154 và giá trị tối đa (Max) là 81.2246 và độ lệch chuẩn là 8.2891. Điều này chứng tỏ rằng tỷ suất sinh lời của các doanh nghiệp ngành CNTT trên thị trường chứng khoán là rất biến động, có một khoảng cách lớn giữa các doanh nghiệp ngành này.

Đối với biến HC (Vốn nhân lực – Human Capital): Đối với biến HC này cho giá trị trung bình là 7.4357, cho giá trị tối thiểu từ 6.6648 đến giá trị tối đa Max là 7.9193 cho thấy khoảng biến thiên là không lớn. Khoảng biến thiên này giúp cho các nhà phân tích biết khoảng cách giữa các doanh nghiệp ngành công

45

nghệ thông tin về giá trị vốn nhân lực là tương đối thấp, vì các doanh nghiệp ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam hiện nay chủ yếu là gia công phần mềm cho các doanh nghiệp công nghệ thông tin lớn trên toàn cầu trong cùng lĩnh vực. Ngoài lĩnh vực gia công phần mềm thì những doanh nghiệp ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam chủ yếu hoạt động kinh doanh về máy tính, mạng viễn thông, cung cấp các dịch vụ công nghệ thông tin… cho khách hàng nên giá trị giữa các doanh nghiệp này tạo ra là tương đối, dẫn đến khoảng cách vốn nhân lực doanh nghiệp ngành công nghệ thông tin là tương đối không có khoảng cách lớn.

Một phần của tài liệu Tác động của vốn nhân lực đối với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngành công nghệ thông tin việt nam (Trang 47)