6. Kết cấu của luận văn
2.3.2 Ma trận tương quan
Để kiểm tra hiện tượng tự tương quan lẫn nhau giữa các biến độc lập hay không và xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến hay không trong nghiên cứu phân tích của luận văn. Kết quả chi tiết ở bảng số liệu ma trận tương quan mà luận văn phân tích tìm hiểu khi chạy bằng phần mềm Stata 15 của đại diện số liệu 33 doanh nghiệp công nghệ thông tin trên sàn chứng khoán tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2006 đến năm 2020 sẽ cho thấy được vấn đề phân tích cần quan tâm như bảng 2.2 sau:
47
Bảng 2.2 Bảng ma trận tương quan
ROA HC PB SIZE SDR LDR INTANGIBLE TANGIBLE ROA 1.0000 HC -0.0968 1.0000 PB -0.0764 0.0704 1.0000 SIZE 0.1205 0.0442 -0.0504 1.0000 SDR -0.0319 0.0360 -0.1338 0.1726 1.0000 LDR -0.1419 -0.0119 -0.0302 0.3138 -0.0928 1.0000 INTANGIBLE 0.0743 -0.1211 -0.0278 0.1366 -0.0294 -0.0361 1.0000 TANGIBLE -0.1107 0.3134 0.0246 0.1901 -0.0002 -0.0544 -0.0126 1.0000 (Nguồn trích từ phần mềm Stata 15)
Qua chi tiết ở bảng 2.2 nêu trên ta thấy có một số cặp biến liên quan đến sự tương quan giữa các biến là dương và một số cặp biến có liên quan sự tương quan giữa các biến là âm. Những biến độc lập có liên hệ tương quan thấp giữa các biến, mối liên hệ tương quan này có hệ số < 0.8 thì không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến, điều này thấy được sự tách rời của mối liên hệ giữa các biến với nhau. Qua đây có thể thấy độ tin cậy các biến nghiên cứu tương đối cao, để đảm bảo tính chặt chẽ, độc lập trong mô hình nghiên cứu giữa các biến mà luận văn thực hiện kiểm định đa cộng tuyến.