Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

Một phần của tài liệu Tác động của vốn nhân lực đối với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngành công nghệ thông tin việt nam (Trang 72 - 90)

6. Kết cấu của luận văn

3.4Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

Luận văn đã nghiên cứu số liệu của đại diện 33 doanh nghiệp ngành công nghệ thông tin Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020 trên sàn chứng khoán. Tuy nhiên các số liệu trên sàn chứng khoán của các doanh nghiệp công nghệ thông tin có mức độ phát triển khác nhau dẫn đến số liệu còn chưa đồng đều do có những doanh nghiệp phát triển từ trước như: FPT, HPT… và còn có những doanh nghiệp mới phát triển sau này như: CNC, CNN, FOX… điều này dẫn đến sự không đồng đều số liệu phân bổ cho các năm.

Nghiên cứu trong luận văn được thực hiện dựa vào số liệu thu thập được từ 33 doanh nghiệp ngành công nghệ thông tin có mặt trên sàn chứng khoán tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Những doanh nghiệp này đại diện cho các doanh nghiệp công nghệ thông tin tại Việt Nam. Trong các doanh nghiệp công nghệ thông tin này có những doanh nghiệp trẻ mới lên sàn giao dịch chứng khoán được vài năm gần đây, cũng có những doanh nghiệp đã phát triển từ lâu vì vậy số liệu nghiên cứu là chưa mang tính tổng quát và đại diện hết tất cả cho những doanh nghiệp trong ngành công nghệ thông tin. Doanh nghiệp ngành công nghệ thông tin Việt Nam còn rất nhiều doanh nghiệp chưa lên sàn giao dịch chứng khoán, vì vậy nghiên

62

cứu của luận văn chưa mang được tính tổng quát và chưa đại diện được cho tất cả doanh nghiệp ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam hiện nay.

Đối với biến HC (Human Capital) là biến vốn nhân lực dùng trong luận văn nghiên cứu dựa vào chỉ số GDP (Gross Domestic Product) tổng sản phẩm quốc nội còn mang tính tổng quát chung cho tất cả các doanh nghiệp mà chưa thể hiện tính riêng biệt về nhóm ngành công nghệ thông tin nên còn thiếu ý nghĩa về mặt thống kê, chỉ có ý nghĩa về việc chạy mô hình nghiên cứu. Biến nhân lực HC (Human Capital) trong nghiên cứu này chưa tính được vốn nhân lực trong từng doanh nghiệp công nghệ thông tin do số liệu về vốn nhân lực không được các doanh nghiệp này cung cấp đầy đủ trong các báo cáo tài chính. Do vậy biến nhân lực trong nghiên cứu này sử dụng biến vĩ mô đo lường bằng chỉ số GDP, vì vậy nghiên cứu của luận văn chưa thể đánh giá được vốn nhân lực trong doanh nghiệp công nghệ thông tin tác động lên hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách tốt nhất.

Nghiên cứu lấy chỉ số ROA đại diện cho hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp công nghệ thông tin là chưa hoàn toàn đầy đủ vì trong thực tế hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn được đo lường bởi các chỉ số khác như: ROE, EPS…

Nhằm khắc phục những hạn chế nghiên cứu trong luận văn đã nêu các nghiên cứu sau sẽ thu thập số liệu chi tiết hơn nữa nhằm hoàn thiện những thiếu sót mà luận văn này đã nghiên cứu. Việc nghiên cứu các doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam không những chỉ thực hiện thống kê đại diện các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán mà cần phải thu thập thêm các dữ liệu của những doanh nghiệp công nghệ thông tin tại Việt Nam nhưng chưa có mặt trên sàn chứng khoán như hiện nay.

63

TÓM TẮT CHƯƠNG III

Chương III luận văn đã nêu lên kết luận của kết quả nghiên cứu, thông qua kết quả nghiên cứu thực nghiệm của luận văn, tác giả đã nêu lên các giải pháp cũng như các hàm ý quản trị nhằm giúp cho hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghệ thông tin Việt Nam trên sàn chứng khoán ngày càng đạt năng suất cao hơn nữa trong tương lai. Chương III cũng đã nêu lên được những hạn chế trong nghiên cứu của luận văn để từ đó khắc phục cho các nghiên cứu thực nghiệm tiếp theo được tốt hơn, tổng quan hơn. Qua đó giúp cho đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công nghệ thông tin ngày càng tổng quan và có ý nghĩa thống kê cao hơn nữa.

64

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN

1. TS. Nguyễn Văn Chiến và Trần Văn Anh (2021). Tác động của vốn nhân lực đối với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngành công nghệ thông tin Việt Nam. Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán. Số 06(215), trang 85-88.

65

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Đường Thị Thanh Hải (2019). Tác động của cấu trúc tài chính tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại. Luận án Tiến sỹ. Đại học Kinh tế quốc dân.

2. Hà Thị Thanh Nga và Ngô Thùy Dương (2019). Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tạp chí Tài chính. 3. Hồ Ngọc Luật (2017). Nhân lực khoa học và công nghệ: Từ khái niệm của các tổ chức quốc tế đến khả năng vận dụng cho Việt Nam. Cục Thông tin KH&CN quốc gia.

4. Nguyễn Lê Cường và Nguyễn Phương Anh (2020). Yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh: thực tiễn các công ty chứng khoán Việt Nam. Tạp chí Tài chính.

5. Nguyễn Quốc Nghi và Mai Văn Nam (2011). Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thành phố Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, (19b), trang 122 -129. 6. Nguyễn Thị Hương (2020). Yếu tố tác động đến công tác quản trị nguồn

nhân lực trong doanh nghiệp. Tạp chí tài chính.

7. Phạm Ánh Tuyết (2017). Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam. Tạp chí Khoa học Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

8. Phạm Thị Hạnh (2020). Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Tạp chí Cộng sản. 9. Phạm Thị Hồng Quyên, Nguyễn Thị Thanh Bình và Trần Thị Thanh Nhàn

(2019). Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thừa Thiên-Huế. Tạp chí Tài chính

10. Phan Thị Bích Nguyệt, Trần Thị Hải Lý and Lương Thị Thảo (2018). Nguồn vốn con người và tăng trưởng kinh tế cấp độ tỉnh/ thành phố tại Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á. 29, 8 (2018), 05–17.

66

11. Phước Minh Hiệp và Võ Thị Bích Hương (2019). Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Bến Tre. Tạp chí Tài chính kỳ 2, tháng 8.

12. Trần Trọng Huy và Nguyễn Thị Ngọc Hân (2020). Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành năng lượng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tạp chí Công Thương

Tiếng Anh

13. Abor, J. (2005). The effect of capital structure on profitability: empirical analysis of listed firms in Ghana. Journal of Risk Finance, 6(5).

14. Alireza Behrooznia and ctg (2016). HumanCapital and Economic Growth in Asian Countries. Finance and Management Sciences Vol. 6, No. 1, January 2016, pp. 1-6.

15. Bálint Balogh (2013). How to measure human capital: A short review? Network Intelligence Studies. Volume 1. Issue 1.

16. Faisal Sultan Qadri and ctg (2014). Human Capital and Economic Growth: The Quest for the Most Relevant Level of Education in Pakistan. MPRA Paper No. 59181, posted 10 Oct 2014 10:19 UTC.

17. Gang Liu and Barbara M. Fraumeni (2014). Human capital measurement: country experiences and international initiatives. Journal of Economics Literaturel.

18. Githaiga, P.N. (2019). Understanding the Effect of Human Capital and Firm Performance in Kenya: A Panel Data Analysis. Nile Journal of Business and Economics, 5(12), 3-16.

19. Les Oxley and ctg (2008). Measuring human capital: Alternative methods and international evidence. The Korean economic review. Vol. 24, No 2. 20. Perera, A., Thrikawala, S. (2012). Impact of Human Capital Investment on

Firm Financial Performances: An Empirical Study of Companies in Sri Lanka. International Proceedings of Economics Development and Research.

67

21. Thomas J. Chemmanur and ctg (2019). Human Capital, Top Management Quality, and Firm Performance. Northeastern U. D’Amore-McKim School of Business Research Paper No. 2014-01.

22. Tran Dinh Khoi Nguyen and Ramachandran N. (2006). Capital Structure in Small and Medium-sized Enterprises: The Case of Vietnam. ASEAN Economic Bulletin, 23(2), pp.192-211.

23. Trần Ngọc Phú và Võ Hồng Đức (2020). Human capital efficiency and firm performance across sectors in an emerging market. Cogent Business & Management, 7(1),1738832.

Web Site

24. Thúy Hiền, 2021. Chuyển đổi số tại Việt Nam: Để doanh nghiệp phát triển nhanh hơn. Địa chỉ truy cập: [https://www.vietnamplus.vn/chuyen-doi-so- tai-viet-nam-de-doanh-nghiep-phat-trien-nhanh-hon/697233.vnp].

68

PHỤ LỤC 1. Định dạng dữ liệu bảng

2. Thống kê mô tả danh sách các biến nghiên cứu

69

4. Hồi quy phương pháp Pooled OLS

70

6. Hồi quy theo phương pháp REM

71

8. Kiểm định đa cộng tuyến mô hình

9. Kiểm định Wooldridge tự tương quan của FEM

72

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Bình Dương, ngày 19 tháng 9 năm 2021

BIÊN BẢN CUỘC HỌP HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Của học viên: Trần Văn Anh

Về đề tài: Tác động của vốn nhân lực đối với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngành Công nghệ thông tin Việt Nam.

Tại Phòng họp trực tuyến Microsoft Teams, https://bit.ly/3kJkzA6; Teamcode:

jkajriy ngày 19/9/2021.

Hội đồng đánh giá luận văn được thành lập theo Quyết định số, ngày cấp: Quyết định số

1247/QĐ-ĐHTDM ngày 16/8/2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Thủ Dầu Một đã nghe học viên: Trần Văn Anh trình bày tóm tắt nội dung luận văn thạc sĩ.

Nhận xét, đặt câu hỏi của thành viên Hội đồng đánh giá luận văn: - Về tổng thể luận văn đảm bảo nội dung và hình thức.

- Lý do chọn đề tài: nên bổ sung khoảng trống nghiên cứu, chưa kết nối được lý thuyết liên quan. Bổ sung thêm dữ liệu thứ cấp liên quan đến vốn nguồn nhân lực của Ngành Công nghệ thông tin.

- Mục tiêu tổng quát cần gọn lại. Cần cập nhật cơ sở lý thuyết mới hơn.

- Thuật ngữ thứ hai “hiệu quả sản xuất kinh doanh”, cần điều chỉnh “hiệu quả kinh doanh” - Dữ liệu mô tả chưa cụ thể. Vốn nhân lực GDP lấy ở nguồn nào? Có liên quan gì đến nguồn nhân lực trong ngành công nghệ thông tin.

- Cần lấy ý kiến chuyên gia để xem có sự tương thích giữa lý thuyết và thực tiễn hay không?

- Tài liệu tham khảo còn hạn chế, chưa theo quy chuẩn APA

- Đề tài nên cấu trúc thành 5 chương. Cần bổ sung đóng góp luận văn về cơ sở lý thuyết - Lý giải tại sao chọn 33 doanh nghiệp trong ngành CNTT

- Giải thích tại sao ROA là đại diện hiệu quả kinh doanh

- Thảo luận kết quả NC cần so sánh kết quả nghiên cứu có liên quan Câu hỏi:

- Vốn nguồn nhân lực tại sao lại lấy làm tên đề tài? Trong khi chỉ chiếm 10% giải thích - Đề tài có nghiên cứu định tính hay không

2

Sau khi nghe tác giả trả lời và người hướng dẫn khoa học nhận xét luận văn. Hội đồng họp riêng và thông qua kết luận. Khi thông qua kết luận, Hội đồng bầu Ban kiểm phiếu gồm:

1) Nguyễn Ngọc Duy Phương Trưởng ban 2) Đào Lê Kiều Oanh Ủy viên 3) Trần Thị Thanh Hằng Ủy viên

Căn cứ vào kết quả bỏ phiếu của Hội đồng đánh giá luận văn là: - Số thành viên Hội đồng tham gia bỏ phiếu: 05

- Tổng số điểm đánh giá luận văn của Hội đồng: 42,5 - Điểm bình quân: 8,5

Hội đồng kết luận:

1) Bản luận văn của học viên Trần Văn Anh đáp ứng yêu cầu của luận văn Thạc sĩ. Cụ thể là:

- Luận văn đáp ứng đầy đủ yêu cầu về nội dung, hình thức - Mục tiêu nghiên cứu phù hợp

- Đề tài phù hợp chuyên ngành Quản trị kinh doanh - Kết quả nghiên cứu đáng tin cậy.

2) Các nội dung đề nghị chỉnh sửa (nếu có)

- Bổ sung thêm cơ sở lý thuyết liên quan đến vốn nguồn nhân lực trong ngành công nghệ thông tin.

- Bổ sung thêm các hàm ý quản trị

3) Đề nghị công nhận học vị Thạc sĩ cho học viên

- Đề nghị công nhận học vị Thạc sĩ sau khi chỉnh sửa theo góp ý của Hội đồng

THƯ KÝ HỘI ĐỒNG CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

Trang 1 / 3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ

(Dành cho Phản biện) Họ và tên học viên: Trần Văn Anh

Tên đề tài: Tác động của vốn nhân lực đối với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngành Công nghệ thông tin Việt Nam

Người hướng dẫn luận văn: TS. Nguyễn Văn Chiến

Người viết nhận xét: TS. Nguyễn Ngọc Duy Phương Chuyên ngành: Quản trị PT Cơ quan công tác hiện nay hoặc trước khi nghỉ hưu: Đại học Quốc tế - ĐHQG TP.HCM

NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính cấp thiết, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

Giá trị khoa học của công trình nghiên cứu là ở chỗ:

Nghiên cứu tổng hợp cơ sở lý luận và các công trình nghiên cứu trước trong và ngoài nước liên quan đến vốn nhân lực đối với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp qua đó đề xuất mô hình nghiên cứu phù hợp với bối cảnh.

2. Sự phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo

Tên đề tài luận văn với chủ điểm là vốn nhân lực đối với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (liên quan đến Quản trị nguồn nhân lực) phù hợp với nội dung và mã số chuyên ngành 8340101 và chưa phát hiện có sự trùng lắp với nội dung các luận văn, luận án, các nghiên cứu đã được công bố. Việc đặt tên luận văn và nội dung nghiên cứu theo tôi là phù hợp.

3. Về phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

Phù hợp, sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua dữ liệu thứ cấp của ngành.

Trang 2 / 3

- Cấu trúc của luận văn: - Luận văn có cấu trúc 3 chương đáp ứng yêu cầu Luận văn Thạc sĩ, LV có 61 trang nội dung, phân bố tỷ lệ giữa các phần chính về nội dung của luận văn là tương đối hợp lý.

- Về trình bày: - Luận văn được trình bày tương đối nhất quán, chất lượng ngôn ngữ sử dụng trong luận văn là phù hợp.

- Trích dẫn tài liệu trong luận văn: thực hiện tương đối đầy đủ.

5. Về kết quả nghiên cứu, những đóng góp của luận văn

Tác giả đã sử dụng nghiên cứu định lượng với dữ liệu thứ cấp qua đó kiểm định các hàm hồi quy. Kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu cùng lĩnh vực và Ban lãnh đạo doanh nghiệp có thể tham khảo kết quả để xây dựng các hàm ý quản trị cho đơn vị nhằm duy trì vốn nhân lực đối và cải thiện hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

6. Góp ý các thiếu sót cần chỉnh sửa, bổ sung

Luận văn sẽ tốt hơn nếu như làm rõ thêm các vấn đề sau đây:

6.1 Về hình thức:

- LV cần bảo đảm quy định của cơ sở đào tạo về hình thức, trình bày. - Trang bìa luận văn cần điều chỉnh dính chữ.

- Cần rà soát lỗi kỹ thuật, lỗi chính tả toàn văn. - Rà soát lỗi về trích nguồn ở các bảng biểu.

- Hạn chế sử dụng gạch đầu dòng, bullets. Nên thụt đầu dòng theo tiểu mục.

6.2 Về nội dung:

- Lý do chọn đề tài cần kết nối bối cảnh đặc thù của bối cảnh nghiên cứu, cung cấp thêm dữ liệu thứ cấp và làm rỏ thêm khoãng trống nghiên cứu.

- Mục tiêu nghiên cứu nên bỏ hệ thống hoá lý thuyết.

Một phần của tài liệu Tác động của vốn nhân lực đối với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngành công nghệ thông tin việt nam (Trang 72 - 90)