Các nghiên cứu nước ngoài

Một phần của tài liệu Tác động của vốn nhân lực đối với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngành công nghệ thông tin việt nam (Trang 31 - 32)

6. Kết cấu của luận văn

1.4.2Các nghiên cứu nước ngoài

Theo tác giả Peter Nderitu Githaiga (2019) nghiên cứu về vốn nhân lực và kết quả của năng lực của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh tại nước Kenya, tác giả cho rằng vốn nhân lực có ảnh hưởng tích cực với kết quả của năng lực doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh và sự vững mạnh từng doanh nghiệp thì tác động ngược chiều. Biến phụ thuộc là biến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, còn biến độc lập gồm những biến sau: Vốn nhân lực; Độ thâm niên của doanh nghiệp; Độ lớn mạnh của doanh nghiệp; Độ mở thị trường của doanh nghiệp. Các biến độc lập này có tác động cùng chiều với kết quả của năng lực doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh.

Theo Theo phân tích của nhà nghiên cứu Ahesha Perera và Sujani Thrikawala (2012) về ảnh hưởng của vốn nhân lực đối với kinh tế của doanh nghiệp, các tác giả phân tích các doanh nghiệp ở Sri Lanka nhằm làm rõ thêm yếu tố vốn nhân lực và các yếu tố khác có tác động tích cực đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các tác giả đã nghiên cứu 40 doanh nghiệp từ năm 2009 đến năm 2010 tại Sri Lanka cho thấy biến PB (Giá trị sổ sách cổ phiếu), biến MC (Giá trị doanh nghiệp trên sàn) và biến OCASH (Tiền mặt sử dụng), các biến này đều có ảnh hưởng tốt đến kết quả của năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (ROA).

Theo phân tích của nhà nghiên cứu Lex Osley và cá nhà đồng nghiên cứu (2008), các tác giả cho rằng vốn nhân lực của một cá nhân có thể được đo bằng phương pháp thu nhập, cụ thể là vốn nhân lực của một cá nhân có thể được tính bằng tổng thu nhập của cá nhân đó trong tương lai chiết khấu về thời điểm hiện tại. Nếu đứng trên phạm vi quốc gia, thì vốn nhân lực trung bình của cá nhân sẽ được đo bằng giá trị tiền tệ của toàn bộ các hàng hóa dịch vụ sau cùng trên một lãnh thổ được sản xuất (GDP). Đồng thời, kết quả sản xuất và kinh doanh xét theo bình quân đầu người trong một quốc gia của một năm có sự tăng trưởng có nghĩa

21

là mức thu nhập tương đối, chất lượng cuộc sống của quốc gia tăng lên và kéo theo đó nguồn vốn về nhân lực được nâng cấp.

Theo phân tích của nhà nghiên cứu Alireza Behrooznia và đồng tác giả (2016), các tác giả cho rằng vốn nhân lực có thể được biểu thị bằng thông số vĩ mô. Trong phân tích của các tác giả đã lấy tỷ lệ đến trường của học sinh cấp 1, tỷ lệ đến trường của học sinh cấp 2, tỷ lệ đến trường của học sinh khi vào đại học là chỉ tiêu vĩ mô trong phân tích hoạt động của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Theo phân tích mà tác giả Sultan và các cộng sự (2014), nhà nghiên cứu cũng đã sử dụng các chỉ số tài chính vĩ mô làm đại diện cho vốn nhân lực của doanh nghiệp trong nghiên cứu như: Tỷ lệ nhập học của học sinh cấp 1; Tỷ lệ nhập học của học sinh cấp 2 và Tỷ lệ nhập học của các cấp cao hơn. Nghiên cứu này khá giống với phân tích mà tác giả Alireza Behrooznia với đồng tác giả (2016).

Một phần của tài liệu Tác động của vốn nhân lực đối với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngành công nghệ thông tin việt nam (Trang 31 - 32)