Đào tạo, nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ tín dụng cho ngân

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại VP bank giảng võ (Trang 76 - 78)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚ

4. Đào tạo, nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ tín dụng cho ngân

Ngân hàng là một ngành kinh doanh đặc biệt: kinh doanh tiền tệ, do đó đòi hỏi các bộ ngân hàng, kể cả cán bộ lãnh đạo phải có một trình độ và không ngừng trao đổi, nâng cao kiến thức của mình, có như vậy mới đáp ứng thích nghi được yêu cầu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Không những thế, cán bộ ngân hàng là những hình ảnh đầu tiên trong con mắt khách

hàng, nó phản ánh khả năng, trình độ hiểu biết cũng như uy tín của ngân hàng đó. Chính vì thế, tác phong làm việc, năng lực, trình độ hiểu biết, cũng như thái độ giao tiếp phục vụ của cán bộ lãnh đạo, nhân viên giao dịch và nhân viên A/O là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.

- Đối với cán bộ quản lý:

+ Ngân hàng cần phát hiện và tuyển ra những cán bộ trẻ có năng lực, sẵn sàng gắn bó lâu dài, cho họ theo học các khóa đào tạo cán bộ quản lý hiện đại để áp dụng vào công tác quản lý của ngân hàng.

+ Tạo điều kiện cho cán bộ quản lý của ngân hàng có những buổi tiếp xúc thảo luận với các chuyên gia để có thể học hỏi, tiếp thu những kinh nghiệm quản lý từ họ.

+ Giữa cán bộ chủ quản và ban giám đốc thường xuyên có những buổi thảo luận đưa ra những vướng mắc, những hạn chế để từ đó đúc kết kinh nghiệm và đưa ra những phương hướng giải quyết trong thời gian tới.

- Đối với nhân viên các phòng ban:

+ Đối với nhân viên đang làm việc tại các phòng khác:

• Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về chế độ kế toán mới, các phương pháp và kĩ thuật thẩm định dự án, phân tích các hoạt động kinh tế, các kiến thức về pháp luật…

• Tuyển chọn những cán bộ thực sự có năng lực cả về chuyên môn lẫn trình độ văn hoá thông thạo ngoại ngữ đặc biệt là cán bộ trẻ có khả năng và nhạy bén trong việc nắm bắt kiến thức mới.

• Bố trí sắp xếp lại đội ngũ cán bộ một cách hợp lý, từng bước tiêu chuẩn hoá cán bộ trên cơ sở năng lực, trình độ nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức, đáp ứng được yêu cầu công tác kinh doanh.

• Thông qua công tác tổ chức để nắm được khả năng trình độ của cán bộ từ đó bố trí công việc phù hợp, đồng thời cần tổ chức đào tạo bồi dưỡng trình độ cho lãnh đạo, cán bộ chủ chốt trong từng nghiệp vụ.

+ Đối với nhân viên A/O: cần phải tuyển chọn, đào tạo các cán bộ vừa có trình độ về chuyên môn, vừa có khả năng giao tiếp, vừa có trình độ ngoại ngữ, vi tính... vì họ là những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng nếu không có trình độ, không có khả năng giao tiếp... sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tư vấn hướng dẫn cho khách hàng vay vốn. Cần phải giao trách nhiệm một cách rõ ràng cho từng cán bộ tránh tình trạng ỷ lại, một người ôm quá nhiều việc trong khi người khác thì không có việc gì để làm... Tuy nhiên, cần phải có sự quan tâm, động viên, khen thưởng hơn nữa đối với cán bộ A/O có thành tích tốt đồng thời cần có sự góp ý giúp nhân viên A/O tự hoàn thiện mình hơn nữa mới giúp ngân hàng có thể mở rộng hoạt động tín dụng được ngoài việc quan tâm đến lợi ích vật chất hợp pháp cần tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng hiểu rõ quyền và trách nhiệm của họ trong quan hệ tín dụng, từng thành viên trong hội đồng tín dụng.

+ Đối với nhân viên kế toán, giao dịch: cần phải đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, khả năng giao tiếp, trình độ vi tính... Hiện nay, hầu hết hệ thống kế toán đều sử dụng phần mềm tin học do đó nếu không có trình độ chuyên môn không am hiểu vi tính thì công việc sẽ vô cùng khó khăn có thể dẫn tới sai sót làm ảnh hưởng đến toàn hệ thống ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại VP bank giảng võ (Trang 76 - 78)