QUỐC DOANH TRONG THỜI GIAN TỚI
1. Dự báo mở rộng tín dụng doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong thời gian tới gian tới
1.1. Tình hình chính trị và trật tự xã hội tại Việt Nam
Hiện nay,Việt Nam được thế giới đánh giá là quốc gia có tình hình chính trị ổn định, độ an toàn cao. Với sự lãnh đạo của một đảng duy nhất Đảng cộng sản Việt Nam tình hình an ninh, chính trị, xã hội luôn ổn định không xảy ra các cuộc bạo loạn , khủng bố nên Việt Nam là môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước cũng như các nhà đầu tư nước ngoài. Đây là điều kiện thuận lợi để nền kinh tế phát triển nói chung và ngành ngân hàng phát triển nói riêng. Các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư mạnh mẽ vào Việt Nam trong những năm qua. Do đó, các doanh nghiệp cần phải nỗ lực hoàn thiện cơ cấu tổ chức từ đó phát triển doanh nghiệp, muốn vậy các doanh nghiệp cần phải có vốn mới mở rộng sản xuất kinh doanh được và khi đó nhu cầu về vốn của nền kinh tế là rất lớn đó là điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự phát triển của ngành ngân hàng nói chung và chi nhánh VP Bank Giảng Võ nói riêng. Do môi trường kinh doanh được cải thiện nên thành phần kinh tế tư nhân và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tỏ ra yên tâm hơn trong đầu tư. Vì vậy nhu cầu vay vốn sẽ tăng lên nhanh chóng.
1.2. Nhân tố pháp lý
Hoạt động tín dụng của ngân hàng phải tuân theo quy định của NHNN, luật các TCTD, luật dân sự và các qui định khác. Nếu những quy định của
pháp luật không rõ ràng, không đồng bộ, không ổn định, không kịp thời thì sẽ rất khó khăn cho ngân hàng trong các hoạt động nói chung và hoạt động cho vay nói riêng.
Nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế, NHNN đã ban hành nhiều giải pháp nới lỏng thị trường tiền tệ như ban hành các văn bản luật phù hợp với hoạt động tín dụng để thúc đẩy hoạt động của các ngân hàng. Những quyết định này đang góp phần làm giảm lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp, giảm sức ép về nợ quá hạn gia tăng (qua đó sẽ cải thiện được lợi nhuận của khối ngân hàng) và giảm áp lực về thời hạn trả nợ đối với doanh nghiệp, đặc biệt là đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.
1.3. Nhân tố kinh tế
Chúng ta biết rằng nền kinh tế là một hệ thống bao gồm nhiều hoạt động kinh tế có quan hệ biện chứng, ràng buộc lẫn nhau nên bất kỳ một sự biến động của hoạt động kinh tế nào đó cũng gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm của các ngành, lĩnh vực còn lại.
- Các biến số kinh tế vĩ mô như lạm phát, khủng hoảng sẽ ảnh hưởng lớn đến quy mô tín dụng và chất lượng tín dụng. Một nền kinh tế ổn định, tỷ lệ lạm phát vừa phải sẽ hấp dẫn đầu tư. Lúc đó nhu cầu vay vốn sẽ tăng lên để mở rộng sản xuất kinh doanh nhằm kiếm thêm lợi nhuận do vậy hoạt động cho vay của ngân hàng có điều kiện để mở rộng và ngược lại.
- Chu kỳ kinh tế có tác động không nhỏ tới hoạt động cho vay, nếu nền kinh tế đang ở chu kỳ tăng trưởng, nhu cầu tiêu dùng tăng cao kéo theo nhu cầu đầu tư mở rộng sản xuất cũng tăng cao do vậy làm tăng khả năng mở rộng cho vay của ngân hàng và ngược lại.
1.5. Môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt, quyết liệt quyết liệt
Với sự tăng nhanh về số lượng các doanh nghiệp, nhu cầu về vốn của nền kinh tế hiện nay là rất lớn. Tuy nhiên các DNNQD chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ mới chủ yếu hoạt động trong những ngành công nghiệp nhẹ, dịch vụ… do đó nhu cầu về nguồn vốn đối với mỗi doanh nghiệp chưa thực sự lớn. Để thu hút lượng khách hàng đó các NHTM đã có nhiều biện pháp nhằm huy động cũng như cho vay đối với các doanh nghiệp. Các NHTM đã đưa ra nhiều chính sách như: giảm lãi suất cho vay, ưu đãi đối với những khách hàng lâu năm… nhằm thực hiện được kế hoạch cũng như chạy theo thành tích dẫn tới có một số trường hợp cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng. Cuộc cạnh tranh giữa các ngân hàng nhằm thu hút khách hàng ngày càng trở lên khốc liệt, khi mà đến năm 2010 theo cam kết đã ký khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại quốc tế WTO, các ngân hàng nước ngoài sẽ được mở các chi nhánh tại Việt Nam. Các ngân hàng nước ngoài với bề dày lịch sử, nguồn vốn lớn thêm nữa là khả năng điều hành các ngân hàng chuyên nghiệp sẽ trở thành một thách thức rất lớn đối với ngành ngân hàng nói chung và toàn hệ thống VP Bank nói riêng.
2. Định hƣớng mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong thời gian tới trong thời gian tới
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động mở rộng tín dụng, VP Bank Giảng Võ đã có những định hướng mở rộng tín dụng đối với DNNQD trong thời gian tới:
- Đổi mới công tác quản lý tín dụng: Nhằm góp phần thúc đẩy hoạt động tín dụng theo hướng vừa mở rộng tăng trưởng vừa đảm bảo hiệu quả an toàn công tác quản lý tín dụng trong thời gian tới cần được đổi mới tích cực trên các mặt sau :
+ Chú trọng quản lý rủi ro: Việc quản lý rủi ro là rất quan trong nhất là đối với ngành ngân hàng. Vì vây, các cán bộ A/O cần phải thường xuyên theo dõi các khoản tín dụng đã cho vay để có biện pháp kịp thời thu hồi vốn vay khi doanh nghiệp đó sử dụng vốn không hiệu quả, làm ăn thua lỗ. Công tác đánh giá và dự báo rủi ro theo ngành, theo khu vực, theo chất lượng hoạt động tín dụng và theo từng khách hàng cần được tiến hành thường xuyên, định kì có báo cáo xếp hạng nhằm đảm bảo an toàn cao nhất.
+ Tăng cường công tác kiểm tra giám sát trong mọi hoạt động của ngân hàng, nhất là công tác tín dụng nhằm giữ vững và nâng cao chất lượng tín dụng.
+ Nâng cấp chất lượng thông tin: đầu tư các loại máy móc hiện đại để thu thập thông tin một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác hơn. Việc thu thập thông tin có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng tín dụng từ đó mở rộng hoạt động tín dụng của ngân hàng.
- Theo dõi thu nợ, thu lãi đúng hạn: Thường xuyên theo dõi việc thu lãi, thu nợ đảm bảo việc thu nợ thu lãi đúng và thu đủ. Tránh tình trạng cán bộ A/O không theo dõi kịp thời dẫn tới có nhiều khoản nợ quá hạn, nợ xấu và nợ rất xấu. Phải xử lí các khoản nợ khó đòi, theo dõi khi khách hàng có khoản thu nhập phải thu ngay đảm bảo thu hồi được khoản nợ đó từ đó đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng.
- Tiếp tục đẩy mạnh chương trình phát triển, mở rộng đối tượng khách hàng nhất là các DNNQD..