Hoàn thiện cơ chế chính sách tín dụng đối với doanh nghiệp ngoà

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại VP bank giảng võ (Trang 71 - 75)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚ

2. Hoàn thiện cơ chế chính sách tín dụng đối với doanh nghiệp ngoà

quốc doanh

Để mở rộng hoạt động tín dụng đối với khách hàng nhất là các DNNQD, ngân hàng cần phải xây dụng một cơ chế chính sách tín dụng tối ưu. Các DNNQD hoạt động trong rất nhiều các lĩnh vực, tham gia vào nhiều ngành nghề với những quy mô khác nhau. Để có thể thu hút và khai thác triệt để nhu cầu của các khách hàng thì ngân hàng phải tìm mọi cách cải tiến cơ chế, chính sách cho vay theo hướng đơn giản, thuận lợi, phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp, nhưng đồng thời vẫn phải đảm bảo các yếu tố cần thiết trong quản lý cho vay, thu nợ và trong chính sách chung của toàn ngân hàng.

- Về các thủ tục cho vay: Ngân hàng cần phải giảm bớt các thủ tục rườm rà, đẩy nhanh quy trình tín dụng sao cho đáp ứng được nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất. Đối với mỗi khoản vay phải tiến hành qua một quy trình tín dụng rất phức tạp (qua 8 bước). Để vay vốn được khách hàng phải cung cấp rất nhiều các loại giấy tờ như: giấy đăng ký kinh doanh, bản báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán, giấy tờ chứng minh tài sản đảm bảo, phương án sản xuất kinh doanh… mặc dù các thủ tục đó là hết sức cần thiết giúp ngân hàng cảm thấy yên tâm hơn đối với mỗi khoản vay những dẫu sao vẫn khiến cho khách hàng tỏ ra ái ngại trong quá trình đến vay vốn ngân hàng. Ngân hàng nên rút bớt các thủ tục rườm rà, đồng thời chứng thực các thông tin của khách hàng một cách nhanh nhất tránh để mất thời gian cho cả khách hàng lẫn ngân hàng... Đồng thời, ngân hàng cũng cần phải đẩy nhanh quá trình tín dụng từ khi tiếp xúc với khách hàng cho đến khi thẩm định xong ra quyết định giải ngân. Tiết kiệm thời gian cho

khách hàng đồng thời cấp vốn cho khách hàng một cách nhanh nhất để khách hàng có thể sử dụng vốn ngay vào quá trình sản xuất kinh doanh của mình.

- Về lãi suất cho vay: Ngân hàng phải xây dựng được một chính sách lãi suất hợp lý, linh hoạt, mềm dẻo theo tín hiệu thị trường. Như thực hiện theo chương trình hỗ trợ lãi suất 4% cho các doanh nghiệp. Bởi lãi suất ngân hàng liên quan trực tiếp đến lợi ích của ngân hàng và khách hàng, đối với khách hàng thì lãi suất cho vay chính là chi phí của họ phải trả cho việc được quyền sử dụng vốn, còn về phía ngân hàng thì lãi suất thu được từ các món vay là thu nhập chính của ngân hàng. Để giải quyết hài hoà mối quan hệ lợi ích giữa đôi bên, ngân hàng không nên chỉ dập khuôn theo mức lãi suất mà cần phải linh hoạt thay đổi theo lãi suất thị trường. Tuy nhiên, sự thay đổi lãi suất cần phải có sự cam kết của khách hàng và ngân hàng trong hợp đồng tín dụng tránh tình trạng một bên được hưởng lợi.

- Đa dạng hình thức cho vay: Ngân hàng nên đa dạng hoá các hình thức tín dụng sao cho có thể thu hút tốt nhất số lượng khách hàng. Đa dạng các hình thức đầu tư tín dụng theo hướng đa dạng hoá phương thức cho vay, loại tiền và lãi suất áp dụng, phù hợp với cơ chế thị trường và tiến trình luật hoá các quan hệ tín dụng … đáp ứng mọi nhu cầu vốn doanh nghiệp. Sự đa dạng hình thức cho vay mới đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Ngân hàng có thể phát triển các hình thức sau:

+ Chiết khấu giấy tờ có giá: Trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp sở hữu các chứng từ có giá như hối phiếu, trái phiếu, tín phiếu ngân hàng chưa đến hạn thanh toán nhưng doanh nghiệp lại có nhu cầu đột xuất về chi tiêu, doanh nghiệp có thể đem những chứng từ này đến ngân hàng xin chiết khấu. Đây là một hình thức cho vay gián tiếp, giúp doanh nghiệp thoả mãn vốn lưu động không thường xuyên, nhanh, dễ dàng góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn. Phương pháp này hiện nay chưa được áp dụng tại VP

Bank Giảng Võ mà VPBank Giảng Võ chủ yếu vẫn áp dụng hình thức cầm cố giấy tờ để được vay vốn với số tiền tối đa là 80% giá trị tài sản cầm cố. Trong thời gian tới hình thức này nên được áp dụng một cách phổ biến hơn tại VPBank Giảng Võ, như vậy vừa giúp cho các doanh nghiệp tăng vốn hoạt động vừa giúp ngân hàng tăng một khoản thu đáng kể.

+ Hình thức hùn vốn đầu tư, liên doanh, liên kết với khách hàng: Đây là một hình thức cho vay được áp dụng khá phổ biến ở nước ngoài, nó giúp ngân hàng không những mở rộng được hoạt động cho vay mà còn có điều kiện thâm nhập vào thị trường từ đó tìm ra những mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp, vừa trực tiếp giám sát, quản lý vốn vay và có thu nhập cao do là người trực tiếp đầu tư vốn vào kinh doanh. Hơn nữa, do có sự công tác của các chuyên gia ngân hàng chắc chắn doanh nghiệp sẽ làm ăn hiệu quả hơn, giúp DNNQD phát triển ngày càng mạnh hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn.

+ Cho vay bảo đảm bằng các khoản sẽ thu: Các doanh nghiệp bán hàng nhưng chưa thu được tiền do người mua chịu, điều này làm cho các doanh nghiệp bị thiếu vốn lưu động. Ngân hàng có thể giúp các doanh nghiệp thiếu vốn tức thời bằng cách cho vay trên một tỷ lệ nào đó đối với các khoản sẽ thu. Tỷ lệ này cao hay thấp phụ thuộc vào chất lượng các khoản nợ đó. Việc cầm cố này có thể thông báo hoặc không thông báo cho khách hàng thiếu nợ của doanh nghiệp tuỳ thuộc vào sự thoả thuận của hai bên.

+ Hình thức cho vay thấu chi: đối với nghiệp vụ này ngân hàng áp dụng chưa nhiều do chưa có được sự tin tưởng về năng lực tài chính của khách hàng. Là hình thức cho vay mà ngân hàng cho phép khách hàng được rút quá số dư trên tài khoản vãng lai trong một thời hạn và hạn mức nhất định. Hình thức cho vay thấu chi co ưu điểm hơn so với các hình thức cho vay khác là: Doanh số cho vay có thể cao gấp nhiều lần so với hạn mức tín dụng, tính chủ động của khách hàng cao hơn khi sử dụng nguồn vốn này của khách ngân

hàng cho nên thường là ngân hàng áp dụng đối với khách hàng có tín nhiệm hoặc có sự đảm bảo bằng tài sản lớn hơn hạn mức tín dụng mà ngân hàng cung cấp. Sau một khoảng thời gian, khách hàng hoàn trả cho ngân hàng.

+ Cho vay bảo lãnh: Trong quá trình sản xuất kinh doanh, có những DNNQD thiếu vốn nhưng không đủ điều kiện vay vốn theo qui định, ngân hàng có thể tư vấn cho các đơn vị kinh tế này nhờ một tổ chức có uy tín, có tiềm lực tài chính đứng ra bảo lãnh khoản vay. Khi áp dụng hình thức này ngân hàng cần yêu cầu tổ chức bảo lãnh phải có đủ điều kiện về năng lực pháp lý, năng lực tài chính, phải xuất trình đầy đủ giấy tờ cần thiết việc bảo lãnh phải được ký kết bằng văn bản và phải được cơ quan có thuẩm quyền xác nhận. Vì vậy, ngân hàng nên có những điều chỉnh thích hợp các hình thức tín dụng với các khách hàng là các DNNQD để mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng, góp phần vào sự phát triển nền kinh tế nói chung và các DNNQD nói riêng.

- Về hạn mức cho vay: Các DNNQD có nhu cầu về vốn là rất lớn nhưng không được cấp vốn đầu tư như DNNN. Hiện nay, các DNNQD chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực thương mại, dịch vụ nên nhu cầu về vốn nhiều, vòng quay vốn nhanh nên khi các DNNQD có đủ các điều kiện để vay vốn ngân hàng nên cho các doanh nghiệp này vay vốn theo hạn mức phù hợp với chu kỳ kinh doanh của các doanh nghiệp. Thực hiện tốt điều này sẽ tạo cơ hội cho DNNQD phát triển một cách cân đối hơn.

- Về tài sản đảm bảo: Tài sản đảm bảo là điều kiện đầu tiên mà ngân hàng xem xét trước khi quyết định cho vay. Khi có nhu cầu về vốn các DNNQD phải cam kết sử dụng một tài sản làm đảm bảo cho khoản vay đó. Tránh trường hợp khi khách hàng làm ăn thua lỗ không có khả năng trả nợ, ngân hàng vẫn có nguồn thu thứ hai để bù đắp. Như vậy ngân hàng cần có biện pháp thích hợp hơn, linh hoạt hơn trong vấn đề tài sản đảm bảo để có thể

vừa mở rộng được hoạt động tín dụng, vừa đảm bảo được chất lượng cho tài khoản tín dụng đó. Thông thường, tài sản đảm bảo có giá trị lớn hơn giá trị khoản vay. Chính vì thế trong quá trình cho vay cán bộ A/O cần kiểm tra, đánh giá tài sản đảm bảo xem xét giá tài sản đảm bảo theo giá thị trường, có giao dịch được không? có tranh chấp không?.. đặc biệt sau khi cho vay cần thường xuyên kiểm tra chất lượng của tài sản đảm bảo để đảm bảo giá trị của tài sản đảm bảo, đề phòng trường hợp tài sản đã thế chấp lại được khách hàng sử dụng đem đi thế chấp ở nơi khác để vay vốn. Ngân hàng cũng có thể đa dạng hoá các tài sản đảm bảo để tạo điều kiện cấp vốn cho khách hàng hoạt động.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại VP bank giảng võ (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)