II. Nội dung nhận xét
6. Bố cục của đề tài
2.4 Tình hình hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm
Chỉ tiêu Mã Thuyết Quý I/2020 Quý II/2020
số minh
1 2 3 4 5
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp 01 VI.1 4.053.709.315 5.727.357.547 dịch vụ
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 VI.2
3. Doanh thu thuần về bán hàng và 10 4.053.709.315 5.727.357.547 cung cấp dịch vụ (10 = 01 - 02)
4. Giá vốn hàng bán 11 VI.3 4.260.838.890 3.724.619.358
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và 20 (207.129.575) 2.002.738.189 cung cấp dịch vụ (20 = 10 - 11)
6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI.4 246.924 257.498
7. Chi phí tài chính 22 VI.5 24.931.506 16.468.390
- Trong đó: Chi phí lãi vay 23
8. Chi phí quản lý kinh doanh 24 VI.6 164.780.991 171.480.396 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động 30 (396.595.148) 1.815.046.901 kinh doanh (30 = 20 + 21 - 22 - 24)
10. Thu nhập khác 31 VI.7
11. Chi phí khác 32 VI.8
12. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40
13. Tổng lợi nhuận kế toán trước 50 (396.595.148) 1.815.046.901 thuế (50 = 30 + 40)
14. Chi phí thuế TNDN 51 VI.9 363.009.380
15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập 60 (396.595.148) 1.452.037.521 doanh nghiệp (60 = 50 - 51)
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2020 của Công ty Cổ Phần bảo hiểm Viễn Đông)
Công ty Cổ Phần bảo hiểm Viễn Đông trong 3 tháng đầu năm 2020 hoạt động chưa hiệu quả. Nhưng đến quý II công tuy đã đổi mới phương thức tiếp cận khách hàng , ứng dụng công nghệ vào bán hàng .đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt dộng kinh doanh của công ty qua bảng báo cáo về hoạt động kinh doanh ta thấy :
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của quý II đã tăng so với năm trước.cụ thể
- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ đều tăng. Doanh thu quý II tăng so với quý I là 1.418.451.753 ngàn đồng. Điều này cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty đang tiến triển rất tốt, đặc biệt là sau khi công ty tiến hành cổ phần hóa vào đầu quý II năm 2020. Đạt được kết quả như vậy là nhờ vào sự cố gắng nỗ lực không ngừng của toàn thể nhân viên trong công ty, nhất là sự lãnh đạo sáng suốt của ban lãnh đạo công ty đã đưa công ty vượt qua những khó khăn trước mắt khi chuyển đổi hình thức sở hữu từ doanh nghiệp nhà nước sang hình thức công ty cổ phần. Mặc dù không còn nhận được nhiều ưu đãi như đối với doanh nghiệp nhà nước nhưng công ty cũng được kế thừa những thành quả, thương hiệu của doanh nghiệp nhà nước hoạt động rất hiệu quả trước đó. Công ty còn kế thừa thị phần tư vấn chiếm đến 80% trên địa bàn tỉnh Bình Dương là một trong những doanh nghiệp tiềm năng trong và ngoài tỉnh, đồng thời sở hữu được lượng lao động trẻ, có tri thức, năng động, sáng tạo,
- Ngoài ra, công ty luôn chủ động tìm hiểu, nắm bắt và đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, không ngừng nâng cao chất lượng, đa dạng sản phẩm để nâng cao vị thế cạnh tranh và thu hút thêm nhiều khách hàng.
- Một dấu hiệu nữa cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty đang phát triển khá nhanh là lợi nhuận thuần tử hoạt động kinh doanh tăng cao qua các năm. Lợi nhuận thuần của quý II năm 2020 là 1.815.046.901 ngàn đồng, tăng 1.418.451.753 ngàn đồng so với quý I .
- Lợi nhuận trước thuế của công ty cũng đạt mức tăng trưởng khá cao. Quý II năm 2020, lợi nhuận trước thuế là 1.815.046.901ngàn đồng, tăng 1.418.451.753 ngàn đồng so với quý I.
- Cùng với sự phát triển của công ty là sự gia tăng mức đóng góp của công ty vào nguồn thu ngân sách của tỉnh nhà, thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty liên tục tăng qua 6 tháng đầu năm 2020. , thuế thu nhập doanh nghiệp là 363.009.380 ngàn đồng tăng 363% so với quý I. 6 tháng đầu năm 2020 là năm công ty báo lỗ nên công ty được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp. Do trong quý 2 doanh thu phát sinh khá lớn nên thuế thu nhập công ty phải đóng cao.
- Lợi nhuận sau thuế của công ty cũng tăng nhanh trong 6 tháng qua. Ở quý II là 1.452.037.521 ngàn đồng, tăng 1.055.442.373 ngàn đồng so với 3 tháng đầu năm . - Qua khái quát về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong 2 quý đầu của năm
2020, ta nhận thấy công ty không ngừng cố gắng phấn đấu trong kinh doanh và phát triển thị trường, hưóng mạnh ra thị trường nhằm nâng cao lợi nhuận. Biểu hiện của việc kinh doanh ngày càng tiến triển thuận lợi là sự tăng nhanh về doanh thu và lợi nhuận của công ty. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động công ty cũng gặp phải những khó khăn, trở ngại làm giảm tốc độ phát triển của công ty. Do đó, công ty phải tận dụng và phát huy tối đa những thế mạnh của mình, từng bước khắc phục khó khăn để nâng cao vị thế cạnh tranh và hiệu quả hoạt động kinh doanh.
2.5.Thành tựu đạt được .
Với sự nỗ lực phát triển không ngừng bảo hiểm Viễn Đông đã gặt hái được nhiều thành quả bằng sự công nhận của các giải thưởng như:
Năm 2005 Vass vinh dự nằm trong top 20 công ty bảo hiểm uy tín nhất năm. Được bình chọn là nhãn hiệu cạnh tranh quốc gia năm 2006.
Dành thương hiệu mạnh trong 2 năm liên tiếp 2007 và 2008. Được bình chọn là công ty cổ phần hàng đầu Việt Nam.
Vào năm 2007 Vass được bình chọn giải thưởng Quả cầu vàng.
Năm 2009 được bình chọn là thương hiệu mạnh tại thị trường bảo hiểm Việt Nam.
Là công ty đại chúng chưa niêm yết hàng đầu tại Việt Nam vào năm 2009.
Được trao giải thưởng Doanh nghiệp vì cộng đồng ghi nhận những đóng góp to lớn của bảo hiểm Vass cho xã hội.
Được bình chọn nằm trong top 500 doanh nghiệp lớn nhất nước ta.
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MUA BẢO HIỂM CỦA KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM
VIỄN ĐÔNG. 3.1 Phân tích thực trạng mua bảo hiểm ôtô của khách hàng. 3.1.1.Tổng quan thị trường bảo hiểm những năm gần đây
Năm 2019, nền kinh tế Việt Nam có thêm một năm khởi sắc với tăng trưởng cao và kinh tế vĩ mô nhìn chung ổn định. Trong bối cảnh đó, thị trường bảo hiểm tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, cơ chế, chính sách trong lĩnh vực bảo hiểm tiếp tục được hoàn thiện.
Tính đến 31/12/2019, thị trường bảo hiểm có 66 doanh nghiệp KDBH (trong đó có 30 DNBH phi nhân thọ, 18 DNBH nhân thọ, 02 doanh nghiệp tái bảo hiểm và 16 DNMGBH) và 01 chi nhánh DNBH phi nhân thọ nước ngoài.
Tổng tài sản năm 2019 ước đạt 454.379 tỷ đồng (tăng 15,03% so với năm 2018), trong đó, các DNBH phi nhân thọ ước đạt 89.447 tỷ đồng, các DNBH nhân thọ ước đạt 364.932 tỷ đồng.
Tổng số tiền đầu tư trở lại nền kinh tế của các DNBH năm 2019 ước đạt 376.555 tỷ đồng (tăng 16,36% so với năm 2018), trong đó các DNBH phi nhân thọ ước đạt 46.591 tỷ đồng; các DNBH nhân thọ ước đạt 329.964 tỷ đồng.
Tổng dự phòng nghiệp vụ của các DNBH năm 2019 ước đạt 285.965 tỷ đồng (tăng 18,58% so với năm 2018), trong đó các DNBH phi nhân thọ ước đạt 21.638 tỷ đồng, các DNBH nhân thọ ước đạt 264.327 tỷ đồng.
Tổng doanh thu phí năm 2019 ước đạt 160.180 tỷ đồng (tăng 20.54% so với cùng kỳ năm trước), trong đó các DNBH phi nhân thọ ước đạt 52.387 tỷ đồng (tăng 12,3% so với năm 2018), các DNBH nhân thọ ước đạt 107.793 tỷ đồng (tăng 25% so với năm 2018).
Tổng nguồn vốn chủ sở hữu năm 2019 ước đạt 89.345 tỷ đồng (tăng 9,34% so với năm 2018), trong đó các DNBH phi nhân thọ ước đạt 30.118 tỷ đồng, các DNBH nhân thọ ước đạt 59.227 tỷ đồng.
Tổng số tiền bồi thường và trả tiền bảo hiểm của các DNBH năm 2019 ước đạt 44.006 tỷ đồng, trong đó các DNBH phi nhân thọ ước đạt 21.202 tỷ đồng, các DNBH nhân thọ ước đạt 22.804 tỷ đồng.
Tổng phí bảo hiểm thu xếp qua môi giới năm 2019 ước đạt 9.487 tỷ đồng (giảm 4,1% so với năm 2018). Tổng hoa hồng môi giới bảo hiểm năm 2019 ước đạt 710 tỷ đồng (tăng 4,1% so với năm 2018).
Bảo hiểm phi nhân thọ
Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao, ổn định, góp phần thực hiện mục tiêu chung của thị trường bảo hiểm Việt Nam xây dựng nền tài chính quốc gia lành mạnh, đảm bảo giữ vững an ninh tài chính, ổn định kinh tế vĩ mô, doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2018. Kết quả cụ thể theo ước tính của các doanh nghiệp như sau:
- Tổng tài sản ước đạt 89.447 tỷ đồng, tăng 6,9% so với năm 2018;
- Tổng số tiền đầu tư ước đạt 46.591 tỷ đồng, tăng 10,1% so với năm 2018; - Tổng dự phòng nghiệp vụ ước đạt 21.638 tỷ đồng, tăng 0,1% so với năm
2018;
- Vốn chủ sở hữu ước đạt 30.118 tỷ đồng, tăng 12,1% so với năm 2018; - Bồi thường bảo hiểm gốc ước đạt 21.202 tỷ đồng, tăng 4,9% so với năm
2018;
- Tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc ước đạt 52.387 tỷ đồng, tăng 12,3% so với năm 2018;
Xét theo nghiệp vụ, bảo hiểm sức khỏe (chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu 17.403 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 33,22%), tiếp theo là bảo hiểm xe cơ giới (16.010 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 30,56%), bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại (6.502 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 12,41%), bảo hiểm cháy nổ (5.412 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 10,33%), bảo hiểm hàng hoá vận chuyển (2.540 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 4,85%).
Biểu đồ 1: Tỷ trọng doanh thu phí theo nghiệp vụ bảo hiểm năm 2019
Năm 2019, tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 52.387 tỷ đồng, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2018. Dẫn đầu thị trường về doanh thu phí gốc là Bảo Việt với doanh thu ước đạt 10.650 tỷ đồng, tăng 11,1% so với cùng kỳ năm 2018, chiếm thị phần 20,3%. Tiếp đến là PVI (7.217 tỷ đồng, tăng 5%, chiếm thị phần 14%), PTI (5.400 tỷ đồng, tăng 30%, chiếm thị phần 10,3%), Bảo Minh (3.721 tỷ đồng, tăng 4,9%, chiếm thị phần 7,1%), PJICO (2.982 tỷ đồng, tăng 6,2%, chiếm thị phần 5,7%).
Biểu đồ 2: Doanh thu phí bảo hiểm gốc của thị trường PNT năm 2019
Đơn vị: Triệu đồng
Bảo hiểm nhân thọ
Thị trường bảo hiểm nhân thọ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao, ổn định, góp phần thực hiện mục tiêu chung là xây dựng nền tài chính quốc gia lành mạnh, đảm bảo giữ vững an ninh tài chính, ổn định kinh tế vĩ mô, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ đạt 25% so với cùng kỳ năm 2018.
Kết quả cụ thể như sau
– Tổng tài sản: Tổng tài sản ước đạt 364.932 tỷ đồng, tăng 17,2% so với năm 2018;
– Tổng số tiền đầu tư: Thị trường bảo hiểm nhân thọ đã góp phần bổ sung nguồn vốn đầu tư dài hạn, ổn định cho nền kinh tế. Tổng số tiền đầu tư ước đạt 329.964 tỷ đồng, tăng 17,3% so với năm 2018;
– Tổng dự phòng nghiệp vụ: Tổng dự phòng nghiệp vụ ước đạt 264.327 tỷ đồng, tăng 20,4% so với năm 2018;
– Vốn chủ sở hữu: Tổng nguồn vốn chủ sở hữu ước đạt 59.227 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2018. Năm 2019, Bộ Tài chính đã chấp thuận tăng vốn điều lệ cho 05 doanh nghiệp
bảo hiểm với số vốn tăng thêm là 5.773 tỷ đồng. Các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ liên tục tăng vốn thể hiện cam kết gắn bó lâu dài của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt nam;
– Tổng số tiền chi trả quyền lợi bảo hiểm: Chi trả tiền bảo hiểm ước đạt 22.804 tỷ đồng, tăng 17,2% so với năm 2018 (bao gồm chi trả giá trị hoàn lại, chi đáo hạn, sự kiện bảo hiểm);
– Khả năng thanh toán: Trong năm 2019, các doanh nghiệp nhân thọ đều có biên khả năng thanh toán cao hơn so với biên khả năng thanh toán tối thiểu theo quy định của pháp luật.
– Tổng doanh thu củatoàn thị trường bảo hiểm nhân thọ: ước đạt 129.120 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 107.793 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2018. Doanh thu từ hoạtđộngđầu tư ướcđạt 21.327 tỷ đồng;
Số lượng hợp đồng có hiệu lực (hợp đồng chính) ước đạt khoảng 10,5 triệu hợp đồng, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2018. Tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ ước đạt 107.793 tỷ đồng tăng 25% so với cùng kỳ năm 2018. Doanh thu phí nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư chiếm tỷ trọng lớn hơn cả với 56,54% tổng doanh thu phí, tiếp theo là nghiệp vụ bảo hiểm hỗn hợp 30,59%, bảo hiểm tử kỳ 1,12%, bảo hiểm trọn đời, sinh kỳ; trả tiền định kỳ, sức khỏe 1,19%. Doanh thu phí bảo hiểm bổ trợ đóng góp 10,55% tổng doanh thu phí toàn thị trường.
Biểu đồ 3: Tỷ trọng doanh thu phí theo nghiệp vụ bảo hiểm năm 2019
Thị phần tổng doanh thu phí bảo hiểm như sau: Bảo Việt Nhân thọ (23,55%), Prudential (20,77%), Manulife (14,46%), Dai-ichi (11,78%), AIA (10,58%), Chubb (3,27%), Hanwha (2,69%), Generali (2,57%), MB Ageas (2,18%), Aviva (2,08%), FWD (1,39%), BIDV MetLife (1,19%), Sun Life (1,05%). Các doanh nghiệp còn lại chiếm thị phần nhỏ dưới 1%.
Biểu đồ 4: Thị phần theo doanh thu phí bảo hiểm năm 2019
Môi giới bảo hiểm
Trong năm 2019, Bộ Tài chính đã cấp phép hoạt động cho 02 DN MGBH (Integer, Bảo An), theo đó, nâng tổng số doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được Bộ Tài chính cấp giấy phép thành lập và hoạt động là 16 doanh nghiệp.
Kết quả hoạt động của lĩnh vực môi giới bảo hiểm năm 2019 như sau:
Tổng tài sản ước đạt 883 tỷ đồng, tăng 8,2% so với năm 2018; tổng nguồn vốn chủ sở hữu ước đạt 401 tỷ đồng, tăng 21,5% so với năm 2018.
Tổng phí bảo hiểm thu xếp qua môi giới năm 2019 ước đạt 9.487 tỷ đồng, giảm 4,1% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, phí bảo hiểm gốc thu xếp qua môi giới ước đạt 6.136 tỷ đồng (tăng 21,8% so với năm 2018), phí tái bảo hiểm thu xếp qua môi giới ước đạt 3.351 tỷ đồng (giảm 31,0% so với năm 2018).
Biểu đồ 5. Phí bảo hiểm thu xếp qua môi giới theo nghiệp vụ bảo hiểm năm 2018 – 2019
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Hoạt động môi giới bảo hiểm được thực hiện trên tất cả các nghiệp vụ, trong đó thực hiện chủ yếu trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ (chiếm tỷ trọng 78,8% tổng phí thu xếp) và bảo hiểm sức khỏe (chiếm tỷ trọng 21,0% tổng phí thu xếp); lĩnh vực bảo hiểm
nhân thọ vẫn chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong cơ cấu nghiệp vụ của các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm (chiếm tỷ trọng 0,3% tổng phí thu xếp). Tương tự như các năm trước, nghiệp vụ bảo hiểm tài sản và thiệt hại vẫn là nghiệp vụ chính trong hoạt động của các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm (chiếm tỷ trọng 58,1% tổng phí bảo hiểm thu xếp).
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm thị phần chủ yếu với tỷ lệ 97,4%, các doanh nghiệp trong nước chiếm thị phần 2,6%. 04 doanh nghiệp có thị phần lớn xếp theo thứ tự là Marsh, Aon, Gras Savoye Willis và Jardine Lloyd Thompson (tổng thị phần là 96,3%)
Biểu đồ 6. Tỷ trọng phí bảo hiểm thu xếp qua doanh nghiệp môi giới bảo hiểm năm 2019
Tổng doanh thu hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp MGBH năm 2019 ước đạt 794 tỷ đồng (tăng 3,7% so với cùng kỳ năm 2018). Trong đó, hoa hồng môi giới bảo hiểm năm 2019 ước đạt 710 tỷ đồng (tăng 4,1% so với cùng kỳ năm 2018); tổng doanh thu phí dịch vụ ước đạt 72 tỷ đồng (tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2018); doanh thu tài chính và
khác ước đạt 13 tỷ đồng. Tỷ lệ hoa hồng môi giới bảo hiểm trên phí bảo hiểm thu xếp bình quân là 7,5%.
Biểu đồ 7. Tỷ trọng doanh thu năm 2019 của các DN MGBH
Tổng lợi nhuận trước thuế của lĩnh vực môi giới bảo hiểm trong năm 2019 ước đạt 165 tỷ đồng, tăng 23,7% so với năm 2018, chủ yếu thuộc các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài.
(Nguồn: Bản tin Thị trường Bảo hiểm Toàn cầu – Cục Quản lý, Giám sát Bảo hiểm – BTC)
3.1.2. Tình hình thị trường bảo hiểm trong 6 tháng đầu năm tại Việt Nam
*Khối bảo hiểm phi nhân thọ
Hình 3.1 : Biểu đồ tỷ lệ doanh thu theo loại hình bảo hiểm – 6 tháng đầu năm 2020
Nguồn : Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam
Theo số liệu ước tính của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam 6 tháng đầu năm 2020, doanh thu thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 26.991 tỷ đồng, tăng trưởng khoảng 7%, bồi thường 9.028 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường khoảng 33% (chưa bao gồm dự phòng bồi thường).
Bảo hiểm xe cơ giới doanh thu đạt 8.236 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 31% trong tổng doanh thu toàn thị trường, bồi thường 3.821 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường 46%. Doanh thu bảo hiểm BB TNDS chủ xe cơ giới đạt 2.495 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 9%, tăng trưởng 33%. Doanh