II. Điểm kết luận của Hội đồng:
B. PHẦN NỘI DUNG
1.1.1 Khái quát về hoạt động bán hàng
1.1.1.1 Khái niệm về bán hàng
Theo Philip Kotler: “Bán hàng là một hình thức giới thiệu trực tiếp về hàng hóa, dịch vụ thông qua sự trao đổi, trò chuyện với người mua tiềm năng để bán được hàng”. [2]
Theo James M.Comer: “Bán hàng là một quá trình trong đó người bán khám phá, gợi tạo và thỏa mãn những nhu cầu hay ước muốn của người mua để đáp ứng quyền lợi thỏa đáng, lâu dài của cả hai bên. Như vậy, bán hàng là một hoạt động nhằm bán được hàng hóa của doanh nghiệp cho tất cả các đối tượng tiêu dùng khác nhau, làm thỏa mãn những nhu cầu, mong muốn của khách hàng và mang lại những lợi ích thỏa đáng cho doanh nghiệp”. [3]
1.1.1.2 Các hình thức bán hàng chủ yếu
Ngày nay, khi con người sống trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa thì nhu cầu của chúng ta cũng sẽ thay đổi để phù hợp với môi trường, dẫn đến việc xuất hiện nhiều hình thức bán hàng mới, thuận tiện và hiệu quả, cụ thể:
- Hình thức bán lẻ: là hoạt động bán hàng trực tiếp tới tay người tiêu dùng cuối cùng.
- Hình thức bán buôn: là hình thức bán hàng chung quy, nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận và thỏa mãn nhu cầu kinh doanh.
- Hình thức bán hàng trực tiếp: là hoạt động của các nhân viên bán hàng thực hiện các giao dịch trực tiếp với đối tượng khách hàng là tổ chức hoặc cá nhân. - Hình thức bán hàng thông qua hợp đồng: Bên bán và bên mua thực hiện các
- Hình thức bán hàng thông qua điện thoại: Bên bán và bên mua thực hiện các giao dịch trau đổi buôn bán hàng hóa qua điện thoại.
- Hình thức bán hàng qua Internet: Người mua có thể dễ dàng tìm hiểu các đặc tính về sản phẩm, giá, từ đó có thể liên hệ thông qua số điện thoại có sẵn trên trang bán hàng hoặc trực tiếp đăng kí mua hàng.
1.1.1.3 Vai trò của hoạt động bán hàng
Bán hàng là hoạt động cuối cùng trong quy trình sản xuất và kinh doanh. Hoạt động bán hàng không chỉ mang ý nghĩa duy trì hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp mà còn mang lại sản phẩm đáp ứng cho nhu cầu sống của con người hàng ngày. Vì vậy vai trò của hoạt động bán hàng rất quan trọng. Cụ thể là:
- Bán hàng mang lại sự thỏa mãn giữa người mua và người bán. Người mua mong sản phẩm đáp ứng được nhu cầu cần thiết, người bán thỏa mãn nhu cầu kinh doanh kiếm thu nhập.
- Hàng hóa và tiền tệ lưu thông hiệu quả và có mối quan hệ mật thiết với nhau, nhờ có hoạt động bán hàng mà nền kinh tế phát triển, kích thích mở rộng sản xuất và đầu tư.
- Bán hàng làm cho tính chuyên môn hóa cao, nhà sản xuất có thể tập trung vào các công việc sản xuất ra được sản phầm, còn sản phẩm có thể được các chuyên viên bán hàng tiêu thụ.
- Người đảm nhiệm vai trò bán hàng mang một ý nghĩa sâu sắc, là cầu nối duy nhất sử dụng sản phẩm để liên kết giữa nhà sản xuất với khách hàng.