II. Điểm kết luận của Hội đồng:
B. PHẦN NỘI DUNG
1.1.2 Khái quát về quản trị bán hàng
1.1.2.1 Khái niệm về quản trị bán hàng
Quản trị bán hàng là những người thuộc trong lực lượng bán hàng của doanh nghiệp hoặc những người hỗ trợ cho lực lượng bán hàng bằng các hoạt
động như: Lập kế hoạch, phân tích, dự báo, tổ chức, thực hiện và kiểm soát các hoạt động bán hàng.
Quản trị bán hàng là một chuỗi các công việc liên kết chặt chẽ với nhau từ việc đề ra mục tiêu, chiến lược bán hàng, đến việc tuyển dụng, đào tạo và đánh giá kết quả mà nhân viên bán hàng thực hiện.
1.1.2.2 Mục tiêu của quản trị bán hàng
Hầu hết các doanh nghiệp thành công trong lĩnh vực bán hàng đều có những mục tiêu rõ ràng trong chiến lược bán hàng của mình, yếu tố quan trọng nhất để công ty có đạt được mục tiêu đó hay không đó chính là lực lượng bán hàng, yếu tố này giúp cho doanh nghiệp tiếp cận được thị trường, nhằm thuyết phục khách hàng mua và trung thành với sản phẩm.
Mục tiêu của quản trị bán hàng tùy ngành và tùy từng giai đoạn sẽ khác nhau nhưng chủ yếu là hướng đến hai mục tiêu chính:
- Mục tiêu về nhân sự: Nhà quản trị bán hàng phải đưa ra các chiến lược đào tạo, tuyển dụng có chọn lọc nhằm nâng cao năng suất lao động của nhân viên bán hàng một cách hiệu quả, sự phối hợp nhịp nhàng, gắn kết giữa các nhân viên sẽ tạo ra một đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp, đưa doanh số của công ty đạt được những mục tiêu mà nhà quản trị bán hàng đã đề ra.
- Mục tiêu về doanh số, lợi nhuận: Mục đích cuối cùng của việc kinh doanh là đem lại lợi nhuận, để có được lợi nhuận cao thì doanh nghiệp cần phải có chiến lược bán hàng đúng đắn. Để đạt được mục tiêu về doanh số, người giám sát ở cấp thấp nhất cũng phải động viên khuyến khích nhân viên bán hàng và phải có chiến lược hành động cụ thể. Còn người giám sát ở cấp cao, có nghĩa vụ phải đưa ra kế hoạch, chiến lược bán hàng cụ thể, chi tiết để truyền đạt xuống cấp dưới, kiểm soát nghiêm ngặc trong suốt giai đoạn bán hàng để thu về kết quả tốt.
1.1.2.3 Vai trò của hoạt động quản trị bán hàng
Bán hàng có vai trò rất quan trọng trong kinh doanh. Để một doanh nghiệp tồn tại và phát triển, họ phải có nguyên liệu đầu vào và đầu ra, nói một cách đơn giản hơn đó là phải bán được sản phẩm do mình tạo ra. Nhờ các chiến lược bán hàng đúng đắn mà doanh nghiệp mới có cơ sở khoa học vững chắc, giúp thỏa mãn nhu cầu khách hàng một cách tối đa nhất. Vai trò của chiến lược bán hàng thể hiện ở các mặt:
- Đối với nền kinh tế: Chiến lược bán hàng làm giảm khoảng cách giữa người tiêu dùng với doanh nghiệp, đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất, giúp nền kinh tế đất nước phát triển một cách bền vững.
- Đối với doanh nghiệp: Chiến lược bán hàng giúp cho doanh nghiệp đưa ra được các định hướng đúng đắn trong lĩnh vực bán hàng, doanh thu và lợi nhuận tăng đáng kể nhưng vẫn kiểm soát được các chi phí phát sinh ảnh
hưởng đến doanh thu của công ty.
1.1.2.4 Tầm quan trọng của quản trị bán hàng
Bán hàng là một chiến lược cốt lõi trong kinh doanh, doanh nghiệp muốn tồn tại phát triển lâu dài từ một cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ đến khi thành lập công ty đều quan trọng duy nhất để duy trì hoạt động này đó chính là phải bán được hàng, mang về lại được doanh thu và lợi nhuận hàng tháng, hàng quý, hàng năm. Khi quyết định thành lập một công ty hoặc tổ chức nào đó, điều đầu tiên doanh nghiệp cần phải có đó chính là nguồn vốn mạnh để đầu tư trang thiết bị cần thiết để sản xuất sản phẩm, thuê nguồn nhân lực, chi phí xây dựng hoặc thuê nhà máy, chi phí logistic, cùng rất nhiều chi phí khác phát sinh. Vậy để các quy trình tạo ra sản phẩm hoạt động theo cơ chế hàng ngày, tồn tại lâu dài thì cách duy nhất để vận hành là doanh nghiệp phải đưa ra được chiến lược bán sản phẩm đó một cách hiệu quả nhất, ít tốn chi phí
nhất nhưng doanh thu đạt được tối đa thì công ty mới có khả năng phát triển lâu dài, thu được nguồn lợi nhuận thanh toán các chi phí khi tạo ra sản phẩm.