S trên Tr

Một phần của tài liệu Quảng bình thời khai thiết (Trang 83 - 85)

(1607) cho lập chùa Bửu Châu ở Trà Kiệu (Quảng Nam). Năm Kỷ Dậu (1609) cho dựng chùa Kính Thiên ở Thuận Trạch (Quảng Bình)7. Năm Tân Sửu (1610) cho xây chùa Thiên Mụ thuộc huyện Hương Trà. Năm Nhâm Dần (1611) cho sửa lại ngôi chùa cổ ở Triêm Âm (Phú Vang) đặt tên là chùa Sùng Hoá

Trong thời gian trấn thủ Thuận- Quảng, Nguyễn Hoàng còn có công lớn mở rộng biên cương lãnh thổ về phía nam. Bấy giờ xứ Quảng Nam chỉ vào đến phủ Hoài Nhân và biên giới cực nam là huyện Tuy Viễn, bên kia là đất Chiêm Thành. Năm 1611 Chiêm Thành xâm lấn biên giới, Nguyễn Hoàng sai quân đi đánh lấy đất Phú Yên ngày nay đặt làm một phủ gồm hai huyện là Đồng Xuân và Tuy Hoà.

Năm Quý Sửu ( 1613) Nguyễn Hoàng bệnh nặng, trước khi đi ông dặn lại con thứ 6 là Nguyễn Nguyên và thân thần rằng: "Đất Thuận Quảng phía Bắc có núi Hoành Sơn, sông Linh Giang ( sông Gianh) hiểm trở, phía Nam có núi Hải Vân, núi Thạch Bi vững bền; núi sinh vàng, sắt, biển có cá, muối, thật là đất dụng võ của những kẻ anh hùng. Nếu biết dạy dân, luyện binh để chống chỏi với họ Trịnh thì đủ xây dựng sự nghiệp muôn đời; nếu thế lực không địch được thì cố giữ đất đai để đợi thời cơ, chứ đừng bỏ hỏng lời dặn của ta". Nguyễn Hoàng vào trấn thủ hai xứ Thuận, Quảng được 56 năm, thọ 89 tuổi.

Hơn 50 năm dưới thời Chúa Tiên Nguyễn Hoàng, phủ Quảng Bình và châu Bố Chính việc khai thiết Quảng Bình đã có bước phát triển. Đây là vùng đất phên dậu của nhà Nguyễn ở phía bắc nên đã được Nguyễn Hoàng coi trọng việc xây dựng các đồn phòng thủ. Với chính sách thu phục nhân tâm, khuyến khích an cư lạc nghiệp của nhà Nguyễn nhiều năm được mùa, đời sống của dân cư được cải thiện. Việc xây dựng lại chùa Kính Thiên trở thành một ngôi chùa lớn nhất phủ Quảng Bình chứng tỏ đời sống của người dân nơi đây được an bình và đất Quảng Bình là " Vô song phúc địa" như bức hoành biểu của vua Nguyễn Phúc Chu sau này ngự đề. Lấy Hoành Sơn và sông Linh Giang hiểm trở ở phía bắc và núi Hải Vân, Thạch Bi ở phía Nam làm đất dụng võ như lời Chúa Tiên Nguyễn Hoàng căn dặn, các chúa Nguyễn sau này đã cố gắng giữ gìn vùng phên dậu này để tiếp tục dựng nghiệp và mở mang bờ cõi về phương nam.

II

CUỘC CHIẾN TRANH TRỊNH- NGUYỄN

7 Thực ra chùa Kính Thiên đã có trước 1555, khi Dương Văn An viết sách Ô Châu cận lục đã nhắc đến ngôi chùa này:" Chùa ở gần trạm Bình Giang, huyện Lệ Thuỷ, nước biếc uốn quanh, non sông chầu về. Hẳn nhiên là một này:" Chùa ở gần trạm Bình Giang, huyện Lệ Thuỷ, nước biếc uốn quanh, non sông chầu về. Hẳn nhiên là một ngôi chùa núi u tịch, như một cõi thần tiên vậy". Có lẽ Nguyễn Hoàng cho xây dựng lại trên nền chùa củ. Di tích của chùa Kính Thiên nay vẫn còn tại xã Mỹ Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình ( PVD)

Một phần của tài liệu Quảng bình thời khai thiết (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)