- Náo thị kiến thiền quang, đông trung năng tĩnh; Vi trần minh tự tính, hữu bản vô tôn. (Cửa thiền giữa ồn ào, động mà hay tĩnh; Tính rõ mảy bụi, có vốn tự không)
- Nhất thanh phổ độ dã, từ bi cổ phật; ức sinh giáo hóa dã, hoằng nguyện như lai ( Rắp một niềm từ bi phổ độ; Mong chúng sinh đến cõi thứ hai)35
Các chúa Nguyễn quan tâm chấn hưng Phật giáo, nhưng sau đó chiến tranh liên miên, các chùa không được đầu tư tôn tạo, đạo Phật không được phát triển như các thời kỳ trước đây.
Về phong tục tập quán: Trước khi vào trấn thủ Thuận Hóa, ở Bố Chính, Tân Bình có vùng người dân còn ăn mặc theo kiểu người Chàm. Từ khi Nguyễn Hoàng vào, người Việt đông thêm mang theo y phục, lối sống của người miền Bắc. Tương truyền rằng, để định chế khác với họ Trịnh, Lộc Khê hầu Đào Duy Từ đã khuyên chúa Hy Tông Nguyễn Phúc Nguyên bắt dân thay đổi tập tục cho khác dân Bắc như bỏ nón thượng, đội nón chóp, bỏ quần màu đen mặc quần màu nâu. Phụ nữ bỏ áo tứ thân bày yếm mặc áo 5 thân cài khuy, bỏ tóc bao mà bối tó và bỏ váy để mặc quần.
Về việc học và văn học: Các chúa Nguyễn không lập trường học công mà để dân tùy ý lập trường tư dạy học, chính quyền chỉ tổ chức các kỳ thi. Đời chúa Hi Tông Nguyễn Phúc Nguyên, năm 1632 bắt đầu thi hành phép duyệt tuyển và mỗi kỳ duyệt tuyển thì học trò các huyện đến trấn dinh để khảo thí trong một ngày. Kỳ thi ấy gọi là Quận thí mùa xuân. Đề thi có một bài thơ một đạo văn sách, dùng Tri huyện, Tri phủ làm sơ khảo và lấy Ký lục làm phúc khảo, người thi đỗ được gọi là Nhiêu học. Lại thi Hoa văn ( Hoa văn tự thế), người nào trúng tuyển được bổ làm việc ở ba ty: Xá sai, Tướng thần lại và Lệnh sử
Đời chúa Thần Tông Nguyễn Phúc Lan, năm Bính Tuất (1646) cho tổ chức thi Hội mùa thu ( thu vi hội thi) 9 năm một kỳ, mở hai khoa thi Chính đồ và Hoa văn tại phủ chúa ở Phú Xuân. Đến năm Ất Mão (1675) lại đặt thêm khoa thi Thám phỏng. Lê Quý Đôn trong Phủ biên tạp lục viết: “họ Nguyễn chuyên giữ một phương, chỉ mở thu thí (tức thi hương), chuyên dùng lại tư, không chuộng văn học, nên ít thu hái được người tuấn dị…Thế mà mạch văn đất này dằng dặc không dứt thật đáng khen”.
Do điều kiện chiến tranh, ở Quảng Bình việc học và thi cử gặp khó khăn nhưng cũng đã có người thi đỗ các kỳ thi Hoa văn, Chánh đồ và cũng có những tác giả, tác phẩm nổi tiếng được nhắc đến trong sử sách. Đáng chú ý có hai tác phẩm: