ĐNNTC Sđd Tr

Một phần của tài liệu Quảng bình thời khai thiết (Trang 117 - 120)

- Tập truyện “ Hoa Văn Cảo Thị” của Nguyễn Hữu Dật viết trong những ngày ông bị tống giam là để giãi bày nỗi oan khuất của mình. Truyện kể rằng có chàng Hoa Văn tài ba, tính tình khẳng khái một lòng trung nghĩa thờ vua nhưng vua không biết lòng mình. Bị giặc bắt, dụ dỗ mua chuộc nhưng vẫn một lòng trung quân, mắng vào mặt tướng giặc đón nhận cái chết tiết tháo. Vợ Hoa Văn là Cảo Thị không chịu để quân giặc làm nhục tuẫn tiết theo chồng. Người coi ngục đọc truyện cảm động đoán Hữu Dật muốn mượn chuyện người xưa để bày tỏ lòng mình bèn ngầm dâng lên Chúa Nguyễn. Lời văn thống thiết của người viết như bày tỏ từ gan ruột một tấm lòng trung nghĩa, Chúa Nguyễn soát xét lại bản án, biết kẻ ganh tỵ, dèm pha nói xấu người trung thần bèn lệnh thả Nguyễn Hữu Dật phục hồi hàm chức cũ .

- Tập thơ Nôm “Song tinh bất dạ” của Nguyễn Hữu Hào, con trưởng của Nguyễn Hữu Dật. Năm Kỷ Sửu đời chúa Anh Tông, Nguyễn Hữu Hào thay Mai Vạn Long vào đánh Chân Lạp nhưng chỉ thu phục quân địch rồi rút về, chúa giận truất chức. Về quê, vui cảnh điền viên cùng con cháu trọn một năm. Khi chúa Anh Tông -Nguyễn Phúc Trăn mất, chúa Hiến Tông- Nguyễn Phúc Chu nối ngôi đã minh oan cho ông. Tháng 8 năm Tân Mùi (1692) ông được chúa Nguyễn Phúc Chu phục chức Cai cơ. Năm Giáp thân ( 1704) được thăng Chưởng cơ làm Trấn thủ dinh Quảng Bình, đóng ở Võ Xá. Trong thời gian làm Trấn thủ Quảng Bình, ông thực hiện chính sách vỗ yên trăm họ, yêu thương quân sĩ được mọi người ái mộ.

Là một võ tướng giàu lòng bác ái, Nguyễn Hữu Hào còn có một tâm hồn văn nhân, đa cảm. Khi cuộc chiến tranh Trịnh- Nguyễn trên đất Quảng Bình đã lùi xa, thời gian làm Chưởng dinh Quảng Bình ( 1704-1713), khi rỗi việc ông thường tìm đến thi ca:

Cửa xe đài án việc rồi

Màn trong giãn đế, sách ngoài dọn hiên

Chính trong thời gian đó Nguyễn Hữu Hào đã viết Song Tinh Bất Dạ, một tác phẩm diễn Nôm từ truyện Định tình nhân ( những người có tình gắn bó) của một tác giả Trung Quốc không rõ tên khoảng cuối đời Minh đầu đời Thanh.

Song Tinh Bất Dạ được viết bằng thể thơ lục bát, trong đó xen kẻ một số bài đường luật , thư và văn tế bằng thể biền ngẫu. Đánh giá về tác phẩm Song Tinh Bất Dạ nhiều nhà nghiên cứu văn học cho rằng, về mô típ không có gì đặc sắc, mượn cốt truyện Định Tình Nhân, nhưng Nguyễn Hữu Hào bằng lời thơ mộc mạc, không chải chuốc đã phản ánh được khát vọng giải phóng tình cảm, giải phóng tình yêu trong sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến. Đó là mối tình vượt qua thành kiến hẹp hòi của cường quyền và bạo lực để vươn tới sự tự do trong

tình yêu và kết thúc bằng thắng lợi của lòng chung thủy. Và qua đó tác phẩm cũng đã nêu lên khát vọng hòa bình chung của nhân dân ở Đàng Trong cũng như Đàng ngoài dưới thời Trịnh Nguyễn.

Cục diện Đàng Ngoài- Đàng Trong, Trịnh- Nguyễn phân tranh kéo dài hơn hai trăm năm, đất nước lâm vào một cuộc khủng hoảng sâu sắc và toàn diện. Vùng đât Bố Chính, Quảng Bình, nơi diễn ra nhiều cuộc chiến tranh kéo dài suốt nửa thế kỷ nhân dân phải chịu nhiều đau thương mất mát, nhưng công cuộc khai thiết Quảng Bình vẫn tiếp tục theo dòng chảy lịch sử. Đặc biệt, trong thời kỳ này với việc bảo vệ vững chắc vùng phên dậu phía Bắc, Quảng Bình đã có những đóng góp cho công cuộc mở cõi về phương Nam của các chúa Nguyễn.

CHƯƠNG SÁU

QUẢNG BÌNH DƯỚI THỜI TÂY SƠN

I

CUỘC KHỞI NGHĨA TÂY SƠN

Cuối thời các chúa Nguyễn, do chế độ hà khắc, sưu cao thuế nặng, nhân dân bất mãn, oán giận, phong trào đấu tranh của nhân dân Đàng Trong bùng nổ mạnh mẽ khắp mọi nơi. Những cuộc bạo động của nông dân, các dân tộc thiểu số, thương nhân diễn ra giữa thế kỷ XVIII là bước chuẩn bị cho sự bùng nổ của nhân dân Đàng Trong đánh vào chế độ phong kiến họ Nguyễn

Mùa xuân năm 1771, nổ ra cuộc khởi nghĩa Tây Sơn (thuộc phủ Quy Nhơn) do ba anh em họ Nguyễn là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ tổ chức và lãnh đạo. Ngay từ ngày đầu, với khẩu hiệu: “lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo” anh em Tây Sơn đã nêu cao như ngọn cờ hiệu triệu, tập hợp quần chúng, cổ vũ nông dân nghèo và các tầng lớp bị áp bức vùng lên đấu tranh giành quyền sống.

Bầy giờ dưới thời chúa Duệ Tông- Nguyễn Phúc Thuần quyền lực tập trung vào tay Quốc phó Trương Phúc Loan, “một người tham lam, tàn nhẫn, giết chóc rất nhiều”. Trong nhà Loan “ vàng bạc, châu ngọc, vật báu gấm vóc, vườn ruộng, nhà cửa, tôi tớ, ngựa trâu không biết bao nhiêu mà kể”1. Để tập trung mũi nhọn vào tập đoàn Trương Phúc Loan, Hịch Tây Sơn nêu rõ: “ Giận Quốc phó ra lòng bội bạc nên Tây sơn xướng nghĩa cần vương/. Trước là ngăn cột đá giữa dòng, kẻo đảng nghịch đặt mưu ngấp nghé/ Sau là tưới mưa dầm khi hạn, kéo cùng dân ra khỏi chốn lầm than”.

Mùa thu năm 1773, nghĩa quân Tây Sơn hạ thành Quy Nhơn rồi tiến ra chiếm Quảng Ngãi, tiến vào giải phóng Phú Yên. Cuối năm 1773, vùng giải phóng của Tây Sơn được mở rộng từ Quảng Nam đến Bình Thuận. Phạm vi thống trị của chúa Nguyễn bị chia làm hai vùng không liên lạc được với nhau

Cuối năm 1774, lợi dụng sự suy yếu của họ Nguyễn, phía Bắc quân Trịnh tiến công vào xứ Đàng Trong. Ba vạn quân Trịnh vượt sông Gianh đánh vào các đồn lũy của quân Nguyễn ở Quảng Bình rồi tiến vào chiếm đóng thành Phú Xuân. Triều đình cúa Nguyễn phải lui vào Quảng Nam rồi vượt biển trốn vào Gia Định. Đầu năm 1775, quân Trịnh bắt đầu tiến vào khu vực kiểm soát của Tây Sơn. Ở phía nam, quân Nguyễn cũng tập hợp lực lượng, phản công chiếm

Một phần của tài liệu Quảng bình thời khai thiết (Trang 117 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)