12 Theo VSXĐT.Sdd.Tr144
Sau khi chúa Sãi trả lại sắc phong của vua Lê và sau đó không chịu cống phẩm, biết quân Trịnh sẽ tiến đánh, Đào Duy Từ cùng Nguyễn Hữu Dật ra Quảng Bình xem xét lại hình thế núi sông, tăng cường phòng thủ. Truyền thuyết kể lại rằng, lần đó ra Quảng Bình, Duy Từ cùng Hữu Dật lên núi Đầu Mâu đầu nguồn sông Nhật Lệ để xem bao quát hình thế núi sông, chọn nơi đắc địa đóng quân. Tương truyền, núi Đầu Mâu Quần Tiên thường tụ hội và Phật Bồ Tát hay hiện về núi Thần Đinh nên có câu “ Mâu Tiên, Đinh Phật”. Lần đó trên núi Đầu Mâu, Duy Từ gặp một dị nhân hẹn ngày đến núi Thần Đinh ban cho Thấn Thơ. Nhờ Thần Thơ ấy mà Duy Từ giúp được chúa Nguyễn thành công14
Xem xét địa thế núi sông, thấy tuyến phòng thủ Trường Dục chưa thể ngăn chặn quân Trịnh đổ bộ vào cửa biển Nhật Lệ, Đào Duy Từ xin Chúa cho đắp một lũy từ cửa sông Nhật Lệ đến chân núi Đầu Mâu, phía ngoài lũy có nước và bùn lầy rất sâu có thể làm hào rãnh như thế “lũy hiểm hơn 10 lần lũy Trường Dục”. Chúa Sãi thấy khó còn e ngại. Đào Duy Từ cáo bệnh ở nhà và cố làm bài thơ ngâm vịnh:
“ Nhà là lá, cột là tre;
Ngày tháng an nhàn được chở che.
Màn vải thưa giăng ngăn muỗi bọ;
Giậu cây kín đáo giữ ong ve.
Cơm ba bữa chuộng rau cùng muối;
Thích bốn mùa ưa rượu với chè.
Muôn việc thỏa tình chăng ước muốn;
Ước tôi hay gián, Chúa hay nghe”
Chúa Sãi nghe được, biết tấm lòng của Đào Duy Từ mới bằng lòng để ông đắp lũy. Đào Duy Từ cùng Nguyễn Hữu Dật ra Quảng Bình đôn đốc công việc đắp lũy đến tháng tám năm Tân Mùi (1631) thì lũy đắp xong. Các công trình phòng thủ đắp vững chãi rồi, cũng năm Tân mùi theo hiến kế của Đào Duy Từ, chúa Sãi cho đặt ty Nội pháo tượng và hai đội Tả Hữu pháo tượng lấy người ở làng Phan xá và Hoàng Giang huyện Khang Lộc (Quảng Ninh ngày nay) để đúc súng đại bác và súng tay trang bị cho các đội quân chúa Nguyễn.
Sau khi đắp xong lũy Trường Dục và lũy Nhật Lệ (hay còn gọi là lũy Động Hải, Trường Lũy) là hai lũy chính, chúa Nguyễn còn cho đắp thêm một số lũy khác để bổ túc thêm việc phòng thủ như lũy Trường Sa (1633), Trấn Ninh, lũy An Náu (1661) do Nguyễn Hữu Dật chỉ huy. Tất cả hệ thống chiến lũy này đều được gọi chung là hệ thống lũy Đào Duy Từ (còn gọi là Lũy Thầy).
Hữu trí dũng hề, khả quá Thanh Hà