L ỜI MỞ ĐẦU
6. Đề tài nhận được các kết quả sau:
2.6.4 Phương pháp xác định hàm lượng đường khử bằng phương pháp Miller
Nguyên lý:
Đường khử là các đường chứa nhóm aldehyde (-CHO) hoặc ketone (-CO) như:
glucose, fructose, arabinose, maltose, lactose,... Trong khi đó, các đường như: saccharose, trehalose,… không phải đường khử.
Dựa trên phản ứng tạo màu giữa đường khử và thuốc thử 3,5-dinitrosalicylic acid
(DNS). Trong môi trường kiềm và có mặt của đường khử, hỗn hợp dung dịch có màu vàng sẽ chyển thành màu vàng cam hoặc đỏ cam. Cường độ màu của hỗn hợp tỷ lệ
thuận với nồng độđường khử trong một phạm vi nhất định.
Hình phản ứng giữa đường khử và thuốc thử DNS Cách tiến hành:
- Đối với mẫu nguyên liệu rắn: cân chính xác một lượng nguyên liệu nhất định và nghiền nhỏ với nước cất (đảm bảo tỷ lệ nguyên liệu so với nước cất là không đổi). Cho hỗn hợp vào chai thủy tinh có nắp, đun sôi trong 1 giờ. Để nguội, vắt lấy dịch. Tuỳ vào từng loại nguyên liệu mà ta có thể dùng dịch này để tiến hành đo trực tiếp hoặc pha loãng với nồng độ thích hợp.
- Đối với mẫu nguyên liệu lỏng: tiến hành đo trực tiếp.
- Mẫu setting blank: hút 2 mL nước cất và 2 mL dung dịch thuốc thử DNS cho vào ống nghiệm, bịt kín miệng, lắc đều.
- Mẫu thử: hút 2 mL dung dịch mẫu và 2 mL dung dịch thuốc thử DNS cho vào
ống nghiệm, bịt kín miệng, lắc đều.
- Đun sôi cách thủy các mẫu này trong 5 phút. Làm nguội nhanh rồi tiến hành đo độ hấp thụ quang học (mật độ quang OD) ở bước sóng 540 nm.
Cách tính :
Dựa vào đồ thị đường chuẩn glucose có dạng y = Ax + B và tiến hành xác định theo công thức sau:
Hàm lượng đường khử=𝑦−𝐵A ∗ 𝑛 ∗ 𝑚 (mg/mL)
Trong đó:
n: độ pha loãng
m: tỷ lệ nguyên liệu:nước cất ban đầu