4 lá thật Công thức
3.2.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón kali và lưu huỳnh đến chiều cao cây và số cành cấp 1 của cây lạc trồng trên đất cát
cây và số cành cấp 1 của cây lạc trồng trên đất cát
Chiều cao cây và số cành cấp 1 của cây lạc cơ bản phụ thuộc vào giống và một phần vào các chế độ dinh dưỡng và kỹ thuật canh tác khác nhau. Kết quả theo dõi chiều cao cây và số cành cấp 1 của cây lạc trên đất cát dưới ảnh hưởng của liều lượng phân bón kali và lưu huỳnh khác nhau được trình bày trong bảng 3.7.
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón K và S đến chiều cao và số cành cấp 1 của cây lạc trên đất cát
Công thức CT 1 CT 2 CT 3 CT 4 CV% LSD0,05
Số liệu ở bảng 3.7 cho biết: chiều cao cây lạc trong các công thức thí nghiệm dao động từ 37,31 - 39,59 cm. Khi ta tăng liều lượng phân bón kali từ 60 lên 90 kg K2O thì chiều cao của cây lạc tăng lên từ 1,18 - 5,68%; khi tăng liều lượng phân bón lưu huỳnh từ 20 lên 30 kg S/ha thì chiều cao cây lạc cũng tăng lên từ 0,41 – 4,88% ; và khi tăng đồng thời cả lượng phân bón kali từ 60 lên 90 kg K2O/ha và lưu huỳnh từ 20 lên 30 kg S/ha thì chiều cao của cây lạc trên đất cát tăng 6,11%.
Số cành cấp 1 của cây lạc trồng trên đất cát cũng bị ảnh hưởng bởi liều lượng phân bón kali và lưu huỳnh. Số cành cấp 1 của cây lạc trên đất cát biến động từ 3,80 - 3,98 cành/cây. Khi tăng liều lượng phân bón kali từ 60 lên 90 kg K2O/ha thì số cành cấp 1 tăng từ 1,27 - 3,42%; khi tăng liều lượng phân bón lưu huỳnh từ 20 lên 30 kg S/ha thì số cành cấp 1 của cây lạc cũng tăng từ 1,27 - 3,42%; và khi tăng đồng thời cả lượng phân bón kali từ 60 lên 90 kg K2O/ha và lưu huỳnh từ 20 lên 30 kg S/ha thì số cành cấp 1 của cây lạc trên đất cát tăng lên 4,74%.