4 lá thật Công thức
3.2.3. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón kali và lưu huỳnh đến chỉ số diện tích lá của cây lạc trên đất cát
diện tích lá của cây lạc trên đất cát
Quang hợp tạo ra 90 - 95% tổng lượng chất hữu cơ trong lá cây. Bề mặt lá là cơ quan quang hợp tạo nên chất hữu cơ tích lũy và tác dụng của bộ lá đối với quang hợp thể hiện ở chỉ số diện tích lá. Chỉ số diện tích lá (LAI) là tỉ lệ giữa tổng diện tích lá còn xanh (tính bằng m2) trên diện tích đất (m2).
Chỉ số diện tích lá (LAI) qua các giai đoạn sinh trưởng và phát triển được định nghĩa bởi Watson, 1947 như sau: chỉ số diện tích lá là tổng diện tích một mặt lá trên đơn vị diện tích mặt đất. Theo định nghĩa này, LAI là một đại lượng đặc trưng mô tả đặc tính cho tán của hệ sinh thái (Breda, 2003).
Kết quả theo dõi chỉ số diện tích lá qua các giai đoạn sinh trưởng và phát triển dưới ảnh hưởng của liều lượng phân bón K và S khác nhau được trình bày trong bảng 3.8 và biểu đồ 3.5:
Bảng 3.8: Ảnh hưởng liều lượng kali và lưu huỳnh đến chỉ số diện tích lá của cây lạc trên đất cát
Đơn vị tính: m2 lá/ m2 đất Công thức CT1 CT2 CT3 CT4 CV% LSD0,05
giai đoạn 3-4 lá thât
m2 lá/ m đất 3.00 2.50 2.00 1.50 1.00 0.50 0.00
Biểu đồ 3.5: Ảnh hưởng của liều lượng K và S đến chỉ số diện tích lá của cây lạc trên đất cát
Ở giai đoạn bắt đầu ra hoa: Dưới tác động của liều lượng phân bón kali và lưu huỳnh thì cây lạc có chỉ số diện tích lá dao động từ 1,31 - 1,40 m2 lá/m2 đất. Khi ta tăng liều lượng phân bón kali từ 60 lên 90 kg K2O/ha thì chỉ số diện tích lá của cây lạc tăng từ 3,82 - 4,48%; khi tăng liều lượng phân bón lưu huỳnh từ 20 lên 30 kg S/ha thì chỉ số diện tích lá của cây lạc cũng tăng lên từ 2,29 - 2,94%; và khi tăng đồng thời cả lượng phân bón kali từ 60 lên 90 kg K2O/ha và lưu huỳnh từ 20 lên 30 kg S/ha thì chỉ số diện tích lá của cây lạc trên đất cát tăng lên 6,87%.
Ở giai đoạn hình thành quả: Dưới tác động của liều lượng phân bón kali và lưu huỳnh thì cây lạc có chỉ số diện tích lá dao động từ 2,48 - 2,76 m2 lá/m2 đất. Khi tăng liều lượng phân bón kali từ 60 lên 90 kg K2O/ha thì chỉ số diện tích lá của cây lạc trên đất cát tăng từ 8,06 - 8,66%; khi tăng liều lượng phân bón lưu huỳnh từ 20 lên 30 kg S/ha thì chỉ số diện tích lá của cây lạc trên đất cát cũng tăng từ 2,42 – 2,99%; và khi tăng đồng thời cả lượng phân bón kali từ 60 lên 90 kg K2O/ha và lưu huỳnh từ 20 lên 30 kg S/ha thì chỉ số diện tích lá của cây lạc trên đất cát tăng lên 11,29%.
Như vậy, có thể nhận xét chỉ số diện tích lá của cây lạc trồng trên đất cát ở các giai đoạn sinh trưởng và phát triển khác nhau là khác nhau, chỉ số diện tích lá của cây lạc tăng dần qua các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây lạc. Bên cạnh đó, liều lượng phân bón kali và lưu huỳnh khác nhau cũng phần nào ảnh hưởng đến chỉ số diện tích lá của cây lạc trên đất cát.