4 lá thật Công thức
3.4. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón kali và lưu huỳnh đến năng suất thực thu và chất lượng hạt lạc
thực thu và chất lượng hạt lạc
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón kali và lưu huỳnh đến năng suất thực thu và tỷ lệ nhân của cây
lạc Công thức CT1 CT2 CT3 CT4 CV% LSD0,05
Số liệu thu thập được ở bảng 3.11 cho thấy, trên nền phân bón (8 tấn phân chuồng + 45kg N + 90 kg P2O5 + 9,38 kg CuSO4.5H2O + 1,0 kg (NH4)6Mo7O24.4H2O + 17,81 kg ZnSO4.5H2O + 1,43 kg H3BO3 + 500,0 kg vôi bột)/ha năng suất quả của cây lạc trên đất cát ở các công thức thí nghiệm khác nhau dao động từ 36,03 - 40,81 tạ/ha. Khi tăng liều lượng phân bón kali từ 60 lên 90 kg K2O/ha thì năng suất lạc tăng từ 9,26 - 9,71%; khi ta tăng liều lượng phân bón lưu huỳnh từ 20 lên 30 kg S/ha thì năng suất lạc tăng lên từ 3,24 - 3,66%; kết quả xử lý thống kê ở mức độ tin cậy 95% cho thấy, khi tăng đồng thời cả lượng
phân bón kali từ 60 lên 90 kg K2O/ha và lưu huỳnh từ 20 lên 30 kg S/ha thì năng suất quả của cây lạc trên đất cát tăng lên 13,27%.
Tỷ lệ nhân của cây lạc trên đất cát ở các công thức thí nghiệm khác nhau biến động từ 76,08 - 76,45%. Khi tăng liều lượng phân bón kali từ 60 lên 90 kg K2O/ha thì tỷ lệ nhân tăng lên từ 0,17- 0,33%; khi tăng liều lượng phân bón lưu huỳnh từ 20 lên 30 kg S/ha thì tỷ lệ nhân cũng tăng từ 0,31 - 0,33%; và khi tăng đồng thời cả lượng phân bón kali từ 60 lên 90 kg K2O/ha và lưu huỳnh từ 20 lên 30 kg S/ha thì tỷ lệ nhân của cây lạc trên đất cát tăng lên 0,49%.
Như vậy, có thể nói năng suất quả của cây lạc trồng trên đất cát chịu ảnh hưởng của liều lượng phân bón kali và lưu huỳnh khác nhau. Năng suất quả lạc tăng khi tăng liều lượng phân bón kali từ 60 lên 90 kg K2O/ha và liều lượng phân bón lưu huỳnh từ 20 lên 30 kg S/ha.
Để đánh giá chất lượng hạt lạc chúng tôi tiến hành phân tích hàm lượng protein và lipid trong hạt lạc. Kết quả phân tích được thể hiện ở bảng 3.11 và biểu đồ 3.9 sau:
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón kali và lưu huỳnh đến chất lượng hạt lạc trồng trên đất cát
Công thức CT1 CT2 CT3 CT4
Hàm lượng protein (%) % 50 40 30 20 10 0 CT1 CT2 CT3 CT4
Biểu đồ 3.8. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón kali và lưu huỳnh đến chất lượng hạt lạc trồng trên đất cát
Kết quả thu được ở bảng 3.11 và biểu đồ 3.9 cho thấy, có sự biến động về hàm lượng protein và lipit giữa các công thức thí nghiệm.
Hàm lượng protein trong hạt lạc ở các công thức thí nghiệm khác nhau dao động trong khoảng từ 26,95 - 27,74%. Khi tăng liều lượng phân bón kali từ 60 lên 90 kg K2O/ha thì hàm lượng protein tăng từ 0,35 - 0,76%; khi tăng liều lượng phân bón lưu huỳnh từ 20 lên 30 kg S/ha thì hàm lượng protein trong hạt lạc tăng lên từ 0,44 - 1,05%; và khi tăng đồng thời cả lượng phân bón kali từ 60 lên 90 kg K2O/ha và lưu huỳnh từ 20 lên 30 kg S/ha thì hàm lượng protein trong hạt của cây lạc trên đất cát tăng lên 2,93%.
Hàm lượng lipit trong hạt lạc ở các công thức thí nghiệm khác nhau dao động từ 48,15 - 49,38%. Khi tăng liều lượng phân bón kali từ 60 lên 90 kg K2O/ha thì hàm lượng lipit tăng lên từ 0,22 - 0,64%; khi tăng liều lượng phân bón lưu huỳnh từ 20 lên 30 kg S/ha thì hàm lượng lipit cũng tăng từ 0,59 - 1,01%; và khi tăng đồng thời cả lượng phân bón kali từ 60 lên 90 kg K2O/ha và lưu huỳnh từ 20 lên 30 kgS/ha thì hàm lượng lipit trong hạt lạc trên đất cát tăng lên 2,55%.
Như vậy, hàm lượng protein và lipit của hạt lạc cũng chịu ảnh hưởng của các liều lượng phân bón kali và lưu huỳnh khác nhau, khi tăng đồng thời cả liều lượng phân bón kali từ 60 lên 90 kg K2O/ha và lưu huỳnh từ 20 lên 30 kg S/ha thì chất lượng hạt lạc cũng tăng lên.