Ảnh hưởng của liều lượng phân bón kali và lưu huỳnh đến số lượng và khối lượng nốt sần của cây lạc

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của kali và lưu huỳnh đến một số chỉ tiêu sinh hóa, sinh trưởng, phát triển, năng suất và phẩm chất lạc trồng trên đất cát tại huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 47 - 52)

4 lá thật Công thức

3.2.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón kali và lưu huỳnh đến số lượng và khối lượng nốt sần của cây lạc

và khối lượng nốt sần của cây lạc

Vi khuẩn nốt sần Rhizobium có khả năng cố định N tự do trong đất, là nguồn cung cấp N chủ yếu và quan trọng cho cây lạc thực hiện quá trình sinh trưởng và phát triển. Trong điều kiện thuận lợi, cây con phát triển mạnh, vi khuẩn nốt sần cũng được hình thành nhiều từ đó giúp cho khả năng cố định N

của cây tốt, giúp cho cây sinh trưởng, phát triển khỏe. Kết quả theo dõi số lượng và khối lượng nốt sần qua các giai đoạn sinh trưởng của cây lạc trên đất cát được trình bày trong các bảng 3.5, 3.6 và biểu đồ 3.3.

Bảng 3.5. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón kali và lưu huỳnh đến số lượng nốt sần của cây lạc trên đất cát

Công thức CT1 CT2 CT3 CT4 CV% LSD0,05 Số lượng nốt sần 200.00 150.00 100.00 50.00 0.00 CT1 CT2 CT3 CT4

Biểu đồ 3.3. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón kali và lưu huỳnh đến số lượng nốt sần của cây lạc trồng trên đất cát

huỳnh từ 20 lên 30 kg S/ha thì số lượng nốt sần cũng tăng từ 1,37 - 11,74%; và khi tăng đồng thời cả lượng phân bón kali từ 60 lên 90 kg K2O/ha và lưu huỳnh từ 20 lên 30 kg S/ha thì số lượng nốt của cây lạc trên đất cát tăng 13,28%, có ý nghĩa thống kê ở mức độ tin cậy 95%.

giai đoạn hình thành quả: số lượng nốt sần biến động từ 131,45 - 192,40 nốt sần/cây. Kết quả xử lý thống kê ở mức độ tin cậy 95% cho thấy, khi tăng liều lượng phân bón kali từ 60 lên 90 kg K2O/ha thì số lượng nốt sần tăng từ 19,74% - 26%, khi tăng liều lượng phân bón lưu huỳnh từ 20 lên 30 kg S/ha thì số lượng nốt sần tăng lên từ 16,17 - 22,16%; và khi tăng đồng thời cả lượng phân bón kali từ 60 lên 90 kg K2O/ha và lưu huỳnh từ 20 lên 30 kg S/ha thì số lượng nốt của cây lạc trên đất cát tăng 46,38%.

Như vậy, có thể đi đến nhận xét là số lượng nốt sần của cây lạc trên đất cát ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau là khác nhau. Liều lượng phân bón kali và lưu huỳnh khác nhau cũng có ảnh hưởng đến số lượng nốt sần của cây lạc trồng trên đất cát, số lượng nốt sần của cây lạc tăng lên khi bón tăng liều lượng phân bón kali từ 60 lên 90 kg K2O/ha và lưu huỳnh từ 20 lên 30 kg S/ha.

Bảng 3.6. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón kali và lưu huỳnh đến khối lượng nốt sần của cây lạc trồng trên đất

cát Công thức CT1 CT2 CT3 CT4 CV% LSD0,05

gđ bắt đầu ra hoa gam 1.50 1.00 0.50 0.00 CT1 CT2 CT3 CT4

Biểu đố 3.4. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón kali và lưu huỳnh đến khối lượng nốt sần của cây lạc trồng trên đất cát

giai đoạn bắt đầu ra hoa: khối lượng nốt sần của cây lạc biến động từ 0,36 - 0,40 gam/cây. Kết quả xử lý thống kê cho biết, liều lượng phân bón kali và lưu huỳnh khác nhau không làm ảnh hưởng tới khối lượng nốt sần của cây lạc ở giai đoạn bắt đầu ra hoa.

giai đoạn hình thành quả: khối lượng nốt sần của cây lạc dao động từ 1,07 - 1,25 gam/cây. Khi tăng liều lượng phân bón kali từ 60 lên 90 kg K2O/ha thì khối lượng nốt sần tăng từ 6,54 - 15,74%; khi tăng liều lượng phân bón lưu huỳnh từ 20 lên 30 kg S/ha thì khối lượng nốt sần cũng tăng từ 0,93 - 9,65%; và khi tăng đồng thời cả lượng phân bón kali từ 60 lên 90 kg K2O/ha và lưu huỳnh từ 20 lên 30 kg S/ha thì khối lượng nốt của cây lạc trên đất cát tăng 16,82%, có ý nghĩa thống kế ở mức độ tin cậy 95%.

Như vậy, có thể nhận xét số lượng và khối lượng nốt sần của cây lạc trồng trên đất cát ở các giai đoạn sinh trưởng và phát triển khác nhau là khác nhau. Ở giai đoạn cây bắt đầu ra hoa số lượng và khối lượng nốt sần ít chịu ảnh hưởng bởi liều lượng phân bón kali và lưu huỳnh khác nhau nhưng đến

giai đoạn hình thành quả thì số lượng và khối lượng nốt sần chịu sự ảnh hưởng của liều lượng phân bón kali và lưu huỳnh khác nhau và đạt giá trị cao nhất ở liều lượng bón kết hợp 90 kg K2O/ha và 30 kg S/ha.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của kali và lưu huỳnh đến một số chỉ tiêu sinh hóa, sinh trưởng, phát triển, năng suất và phẩm chất lạc trồng trên đất cát tại huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w