Một số dạng thức và cách thức sử dụng hình ảnh trong phóng sự

Một phần của tài liệu Sử dụng hình ảnh trong phóng sự truyền hình (khảo sát một số tác phẩm dự thi đạt giải liên hoan truyền hình toàn quốc lần thứ 35 (Trang 31 - 42)

sự truyền hình

1.3.1. Các dạng hình ảnh

Dựa vào các tiêu chí khác nhau sẽ có các cách phân chia hình ảnh khác nhau. Nếu căn cứ vào hình thức của hình ảnh có: hình ảnh tĩnh và hình ảnh động. Nếu căn cứ vào vị trí, tính chất của hình ảnh có: hình ảnh liên quan trực tiếp đến sự kiện, vấn đề; hình ảnh tư liệu và hình ảnh đồ họa.

- Hình ảnh tĩnh

Trong cuốn “Từ điển Tiếng Việt” có đề cập thuật ngữ “Tĩnh” như sau:

“Tĩnh là trạng thái không thay đổi của sự vật hiện tượng, hoặc đó là một trạng thái đứng yên, yên lặng” [49. Tr.1210].

Từ định nghĩa trên, ta có thể hiểu hình ảnh tĩnh là hình ảnh mà các chi tiết ở đó ở trạng thái đứng yên, không chuyển động. Và như vậy, hình ảnh tĩnh bao gồm: ảnh chụp, bảng chữ, sơ đồ, biểu đồ…

Những sự kiện, hiện tượng của quá khứ không được ghi lại bằng các phương tiện kỹ thuật ghi hình hiện đại như ngày nay, chúng chỉ được ghi lại qua các phương tiện thô sơ như máy ảnh, ký họa trên giấy hoặc gỗ, … đó chính là hình ảnh tĩnh. Hình ảnh tĩnh là những tư liệu quý giá và có thể khai thác để phục vụ, minh họa cho một nội dung nào đó mà tác giả muốn thông tin cho người xem dễ dàng hiểu được.

Trong nhóm hình ảnh tĩnh, ngoài việc chụp, vẽ ra còn có nhóm hình ảnh đồ họa. Hình ảnh đồ họa có thể hiểu là những đồ thị, sơ đồ, … được vẽ lại nhằm mô tả, biểu thị sự tồn tại, phát triển, biến thiên của các đại lượng, sự vật khác một cách ngắn gọn, dễ hiểu dưới dạng các bảng số liệu, các biểu lộ biểu thị sử tăng, giảm của đối tượng được nhắc tới. Đây cũng là những đa dạng hình ảnh mang lại sự thu hút cao đối với thị giác với những hình ảnh sinh động, đa dạng, nhiều màu sắc và có sự hỗ trợ thực hiện đắc lực của máy tính. Ví dụ, trong một tác phẩm truyền hình, cùng với hình ảnh liên quan trực tiếp sống động về sự kiện, để diễn tả sự tăng trưởng của một khu công nghiệp, hay hình ảnh biểu đồ phát triển kinh tế trong 5 năm qua của một thành phố… người ta có thể sử dụng bảng đồ, biểu đồ, đồ họa để biểu đạt những nội dung đó.

Khảo sát thực tế cho thấy, hình ảnh bảng, biểu đồ, đồ họa có tần suất xuất hiện không thường xuyên như những dạng hình ảnh khác (hình ảnh liên

quan trực tiếp đến sự kiện và hình ảnh tư liệu….) nhưng nó cũng có vai trò quan trọng trong việc biểu đạt nội dung thông tin của sự kiện được nói tới nhờ ưu điểm có tính khái quát cao, dễ hình dung, dễ hiểu, ngắn gọn, súc tích... Bằng những kỹ thuật dựng hình, người ta có thể dừng các hình ảnh động ở một khuôn hình đặc biệt cần thiết nào đó biến thành một hình ảnh tĩnh nhằm nhấn mạnh, khắc họa một đặc điểm, một ý nghĩa cụ thể phục vụ nội dung cần thông tin.

Truyền hình muốn truyền tải những thông tin có tính lịch sử có thể khai thác hình ảnh tĩnh. Thực tế cho thấy, hình ảnh tĩnh chỉ chiếm một dung lượng rất nhỏ trong các sản phẩm truyền hình nhưng trong nhiều trường hợp nó lại có một giá trị nhất định thậm trí quan trọng với sản phẩm truyền hình. Hình ảnh tĩnh đưa thông tin chính xác, cụ thể, là công cụ hỗ trợ hiệu quả để truyền tải thông tin đến khán giả. Hình ảnh tĩnh góp phần giúp cho nội dung phản ánh của truyền hình hoàn thiện hơn.

- Hình ảnh động

Thuật ngữ “động” được đề cập trong cuốn: “Từ điển Tiếng Việt” như

sau: “Đó là một trạng thái của sự vật, hiện tượng và không ngừng thay đổi…” [49, tr.278]. Theo cách hiểu này thì hình ảnh động là hình ảnh có liên quan trực tiếp đến sự kiện được người quay phim hoặc một đối tượng nào đó có phương tiện ghi hình ghi lại ngay trong khi sự kiện diễn ra và mọi chi tiết trong khuôn hình đó không ở tư thế đứng yên.

Thực tế cho thấy, hình ảnh động là yếu tố góp phần quan trọng tạo nên đặc thù của truyền hình, tạo nên sức hút đặc biệt và chuyên chở phần thông tin chủ yếu của các chương trình truyền hình. Ưu điểm lớn nhất của truyền hình là hình ảnh động. Bởi bản thân hình ảnh của sự kiện đã có thể làm người xem truyền hình tin tưởng vào độ xác thực của thông tin, người xem truyền hình có cảm giác như họ đang có mặt, trực tiếp chứng kiến hay đang tham gia

vào những sự kiện thực tế đó. Trong mỗi tác phẩm truyền hình, mỗi hình ảnh đều bao hàm một ý nghĩa, một nội dung hoặc là nguyên nhân, diễn biến, kết quả quá trình phát triển của sự kiện trong cuộc sống. Các hình ảnh liên kết với nhau để thể hiện quá trình vận động của sự kiện theo tuyến tình thời gian.

Bên cạnh cách phân loại hình ảnh ở góc độ trạng thái, sự chuyển động của các chi tiết, sự vật, sự việc trong một khuôn hình như nêu trên, hình ảnh thuộc dạng nào còn được xem xét trong tương quan với sự việc, sự kiện đang diễn ra. Và với góc độ này, hình ảnh còn có thể được phân thành các dạng như sau:

- Hình ảnh về sự kiện

Là những hình ảnh liên quan trực tiếp đến con người, sự kiện đang diễn ra trong cuộc sống hằng ngày, hay còn gọi là “hình ảnh sống”. Những hình ảnh này được quay phim ghi lại trực tiếp trong khi sự kiện, sự việc đang diễn ra. Ví dụ như hình ảnh về các hoạt động trong buổi mít tinh, các tiết mục biểu diễn văn nghệ… hay về lĩnh vực an ninh trật tự đó là các các hình ảnh liên quan đến tội phạm như truy bắt, điều tra, xét xử tội phạm… Hình ảnh về sự kiện - đó là những hình ảnh sống, mang nhiều giá trị thông tin - trực tiếp thể hiện nội dung thông tin về sự kiện. Thực tế cho thấy, đây là loại hình ảnh được sử dụng chủ yếu trong các tác phẩm truyền hình.

- Hình ảnh tư liệu

Là những hình ảnh về những sự việc, hiện tượng con người đã diễn ra trong quá khứ, được các phương tiện ghi lại ở thời điểm diễn ra sự kiện đó. Khi một sự kiện ở hiện tại được thông tin, nó gắn với một sự kiện đã qua thì người ta thường sử dụng hình ảnh tư liệu liên quan nhằm làm rõ, bổ sung thêm thông tin cho hiện tại.

Hình ảnh tư liệu thường được sử dụng với mục đích nhằm giúp công chúng hình dung, nhớ lại sự kiện đã diễn ra trước đó, góp phần làm tăng giá

trị thông tin và giá trị biểu cảm của sự kiện đang được nói tới. Thường thì, các hình ảnh tư liệu hay được sử dụng vào những sự kiện liên quan đến lịch sử, đến các lễ kỷ niệm nào đó. Hình ảnh tư liệu trong nhiều trường hợp có giá trị thông tin lớn mà không có loại hình ảnh hiện tại nào có thể thay thế được. Ví dụ như hình ảnh về chiến tranh Việt Nam, hình ảnh con người lần đầu tiên bay vào vũ trụ… Với tầm quan trọng của hình ảnh tư liệu như vậy nên việc lưu trữ loại hình ảnh này rất cần thiết, là chất liệu quan trọng trong sản xuất các tác phẩm báo chí truyền hình trong một số trường hợp. Thực tế cho thấy, loại hình ảnh này cũng có tần xuất xuất hiện tương đối nhiều trên truyền hình.

Tuy nhiên, thực tế hình ảnh tư liệu còn được dùng để chỉ những hình ảnh mà phóng viên thực hiện tác phẩm đó không ghi được hình ảnh mà “mượn”, “vay” hình ảnh mà đồng nghiệp đã ghi hình được để sử dụng trong tác phẩm của mình.

- Hình ảnh đồ họa

Đồ hoạ là những hình ảnh được vẽ, thiết kế bằng các chương trình, phần mềm đồ hoạ ứng dụng trên máy vi tính để mô tả, minh hoạ cho những chi tiết, ý tưởng nào đó. Sự kết hợp giữa hình khối và màu sắc trong đồ hoạ tạo ra những hình ảnh, không gian có chiều sâu.

Thông tin đồ hoạ thực chất là hình thức diễn đạt thông tin bằng đồ thị, biểu đồ, bảng, bản đồ, lược đồ… Theo PGS,TS. Hà Huy Phượng (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) thì : “Nhờ ngôn ngữ tạo hình riêng biệt, thông tin

đồ hoạ còn có khả năng diễn đạt chi tiết, sắp xếp hài hoà có ý đồ về nội dung và hình thức… Thông tin đồ hoạ giúp người tiếp nhận thông tin nhanh, dễ hiểu, dễ nhớ, ấn tượng” [30; tr.224]. Việc sử dụng đồ hoạ sẽ giúp cho độc giả

thấy được sự biến thiên của số liệu và dễ dàng hình dung vấn đề mà tác giả đưa ra. Đồ họa có nhiều dạng thức, bao gồm: bảng biểu, đồ thị, biểu đồ, sơ đồ, hộp dữ liệu, hình ảnh 2D, hình ảnh 3D…

+ Bảng biểu: là số liệu, thông tin được sắp xếp, phân chia một cách rõ

ràng theo các hàng, cột, và vẫn được thể hiện bằng văn bản, thích hợp cho việc thống kê.

+ Biểu đồ, đồ thị: là loại hình đồ họa thông tin phức tạp và mang tính

minh họa cao. Các đồ họa biểu đồ gồm lượng lớn các thông tin văn bản và các minh họa chi tiết để phân tích các phần quan trọng của đối tượng hoặc ghi chép một chuỗi các sự kiện. Có các loại biểu đồ như: biểu đồ tròn, biểu đồ cột, biểu đồ điểm, biểu đồ miền. Biểu đồ và đồ thị là một trong những hình thức thông tin phi văn tự được sử dụng khá nhiều trong tin, bài trong lĩnh vực kinh tế.

+ Bản đồ: là hình ảnh thu nhỏ và khái quát hoá của một phần mặt đất

lên mặt giấy phẳng theo những quy luật toán học nhất định. Bản đồ được sử dụng nhằm giúp mọi người định vị, xác định phương hướng về mặt địa lý. Dạng thức này được sử dụng khá phổ biến trong các trường hợp thông tin cần giải đáp câu hỏi ở đâu. Đặc biệt thích hợp trong các tin tức sự kiện như chiến sự, thiên tai, dự báo thời tiết cần thông báo địa điểm. Bản đồ sử dụng trên báo chí thường không được thể hiện đầy đủ chi tiết mà chỉ là những nét phác thảo, rõ ràng, đơn giản mang tính khái quát.

+ Hình ảnh 2D: đơn thuần là những hình ảnh được phóng viên chụp lại

trong quá trình thực hiện tác phẩm hoặc có thể do kỹ thuật thể hiện lại bằng phần mềm đồ họa một cách đơn giản.

+ Hìnhh ảnh 3D: là hình ảnh được thể hiện bằng phần mềm đồ họa

một cách trau chuốt và có chiều sâu hơn, trực quan hơn. Thông thường đồ họa 3D sẽ được thể hiện thành đoạn video ngắn để tái hiện hoặc tưởng tượng một quá trình, sự kiện nào đó, không được quay lại kịp thời lúc xảy ra hoặc chưa xảy ra.

Ngoài những hình thức trên, đồ họa còn được thể hiện dưới dạng hộp dữ liệu. Nghĩa là các văn bản thu gọn, có nhiều chi tiết, nhưng chỉ nói về 1 hoặc 2 đối tượng trong đó. Tùy theo từng loại tin bài mà người ta sẽ áp dụng những kiểu thông tin đồ họa phù hợp.

Ngoài những hình ảnh kể trên trong một tác phẩm truyền hình còn có các hình ảnh khác nữa như: hình ảnh phóng viên, biên tập viên, người phỏng vấn có thể xuất hiện trong trường quay hoặc tại hiện trường nơi diễn ra sự kiện. Ví dụ, đưa tin, phản ánh về tình trạng mất trật tự an toàn xã hội hoặc đưa tin về việc bắt giữ “ổ” buôn bán ma túy trái phép… phóng viên có thể xuất hiện ở hiện trường nơi diễn ra hoạt động bắt giữ để trình bày, phân tích, đem thông tin nóng hổi đến công chúng. Thực tế cho thấy, sự xuất hiện của phóng viên, biên tập viên nếu hợp lý sẽ mang lại giá trị thông tin rất cao, tạo sự chân thực của sự kiện, tạo lòng tin nhiều hơn với khán giả. Tuy nhiên, nếu sự xuất hiện đó không hợp lý thì hình ảnh phóng viên đứng dẫn tại hiện trường sẽ trở nên thừa và không tạo được thiện cảm cho người xem.

1.3.2. Các nguồn hình ảnh sử dụng cho phóng sự

- Hình ảnh tự phóng viên và ekip ghi lại khi tác nghiệp

Là những hình ảnh liên quan đến con người, sự kiện đang diễn ra trong cuộc sống được quay phim ghi lại trực tiếp trong khi sự kiện, sự việc đang diễn ra. Ví dụ như hình ảnh về các hoạt động trong buổi mít tinh, khai trương, động thổ, công đoàn, truy bắt, điều tra, xét xử tội phạm… Những hình ảnh này sống động, mang nhiều giá trị thông tin. Phóng viên biên tập, phóng viên quay phim phải tiếp cận hiện trường và ghi lại. Đây là nguồn hình ảnh chủ lực, sinh động, chân thực và rất có giá trị với tác phẩm phóng sự.

- Hình ảnh phóng viên khai thác từ các nguồn khác:

Là những hình ảnh mà nhóm phóng viên không tự có được qua hình thức quay trực tiếp ở hiện trường – nơi diễn ra vấn đề đang bàn tới, mà dạng hình ảnh này phải khai thác từ những nguồn khác để phục vụ cho phóng sự như:

+ Hình ảnh tư liệu quá khứ: Là những hình ảnh về những sự việc, hiện tượng con người liên quan đến một sự kiện trong quá khứ, được các phương tiện ghi lại ở thời điểm diễn ra sự kiện đó, có thể đã được sử dụng sau đó được lưu giữ lại bằng chính phóng viên hoặc được lưu lại ở kho tư liệu.

Khi một sự kiện ở hiện tại được thông tin, nó gắn với một sự kiện đã qua thì người ta thường sử dụng hình ảnh tư liệu liên quan nhằm làm rõ, bổ sung thêm thông tin cho hiện tại. Hình ảnh tư liệu quá khứ thường được sử dụng với mục đích nhằm giúp công chúng hình dung, nhớ lại sự kiện đã diễn ra trước đó, góp phần làm tăng giá trị thông tin và giá trị biểu cảm của sự kiện đang được nói tới. Thường thì, các hình ảnh tư liệu hay được sử dụng vào những sự kiện liên quan đến lịch sử, đến các lễ kỷ niệm nào đó. Hình ảnh tư liệu quá khứ trong nhiều trường hợp có giá trị thông tin lớn mà không có loại hình ảnh hiện tại nào có thể thay thế được. Ví dụ như hình ảnh về chiến tranh Việt Nam hay hình ảnh con người lần đầu tiên bay vào vũ trụ…Với tầm quan trọng của hình ảnh tư liệu như vậy nên việc lưu trữ loại hình ảnh này rất cần thiết, là chất liệu quan trọng trong sản xuất các tác phẩm báo chí truyền hình trong một số trường hợp. Khi sử dụng nguồn hình ảnh này, phóng viên cần xin phép chủ nhân của nguồn hình ảnh và trích dẫn đây là nguồn hình ảnh tư liệu quá khứ.

+ Hình ảnh tư liệu từ đồng nghiệp

Là những hình ảnh mà phóng viên thực hiện tác phẩm đó không trực tiếp ghi lại được mà phải “mượn”, “vay” hình ảnh mà đồng nghiệp đã ghi hình được để sử dụng trong tác phẩm của mình. Thực tế cho thấy, phóng viên không phải lúc nào cũng có thể có mặt tại đúng không gian, thời gian nơi sự việc diễn ra để khai thác hình ảnh mình cần. Những hình ảnh về sự kiện quan trọng khi đó được những đồng nghiệp khác ghi lại được mà phóng viên lại cần khai thác để sử dụng trong phóng sự của mình thì khi đó, phóng viên sẽ

liên hệ với đồng nghiệp để xin khai thác và sử dụng những hình ảnh đó. Khi sử dụng nguồn hình ảnh này, phóng viên cần xin phép chủ nguồn hình ảnh và trích dẫn tư liệu này từ nguồn nào.

+ Hình ảnh từ công chúng

Không ít những sự kiện, vấn đề phóng viên để ý và khai thác được bắt đầu từ những nguồn tin từ công chúng. Đó có thể là những nguồn hình ảnh công chúng gửi về hay những hình ảnh phóng viên bắt gặp được trong quá trình đọc, nghiên cứu tài liệu, tin tức, … Để tăng tính chân thực và thuyết phục cho phóng sự, nhiều nhà báo, phóng viên đã sử dụng những nguồn hình ảnh từ công chúng gửi tới. Ví dụ, trong tác phẩm phóng sự về “Bạo lực học

Một phần của tài liệu Sử dụng hình ảnh trong phóng sự truyền hình (khảo sát một số tác phẩm dự thi đạt giải liên hoan truyền hình toàn quốc lần thứ 35 (Trang 31 - 42)