Giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu Sử dụng hình ảnh trong phóng sự truyền hình (khảo sát một số tác phẩm dự thi đạt giải liên hoan truyền hình toàn quốc lần thứ 35 (Trang 110 - 141)

3.2.1. Giải pháp về khai thác hình ảnh

Để có một bữa ăn ngon thì người đầu bếp cần phải đi chợ, mua về được nhiều loại thực phẩm và những thực phẩm này cần tốt, sạch sẽ rồi mới tính đến công đoạn chế biến… Và để sáng tạo nên một tác phẩm truyền hình nói chung và một phóng sự nói riêng cũng cần có những yêu cầu như việc chế biến một món ăn nêu trên. Nghĩa là muốn sử dụng hình ảnh tốt cho phóng sự của mình thì trước tiên phóng viên biên tập phải khai thác hình ảnh thật tốt.

Khai thác hình ảnh là bước đầu tiên nhằm tìm kiếm dữ liệu thông tin thực tế để xây dựng một logic sử dụng hình ảnh cho phóng viên. Nội dung

của phóng sự đã được phác thảo qua, thông điệp chính đã được định hình qua đề cương. Nhưng làm thế nào để nội dung phóng sự được sâu sắc, dễ hiểu, thông điệp đạt yêu cầu mong muốn, điều này phụ thuộc rất nhiều vào việc phóng viên có khai thác được những hình ảnh đắt giá hay không. Phóng viên Duy Huy – Đài PTTH Thái Bình đã chia sẻ về những hạn chế trong tư duy, mặt khai thác hình ảnh trong phóng sự “Ngát thiện tâm” – Phóng sự đoạt giải bạc trong Liên hoan THTQ lần thứ 35 như sau: “Khi kĩ thuật viên Hoàng Tú

cùng tôi thực hiện dựng tác phẩm tôi mới nhận ra có rất nhiều những cảnh quay đáng lẽ nên có để giúp phóng sự sinh động và hấp dẫm hơn. Nhưng đáng tiếc là trong quá trình thực hiện ghi hình tác phẩm tôi đã bỏ qua mất những chi tiết đắt như thế. Đây có lẽ là việc tôi nên rút kinh nghiệm sâu sắc khi tác nghiệp tại hiện trường và phối hợp với quay phim.”

Đối với phóng sự truyền hình, để khai thác hình ảnh tốt cần phải xây dựng đề cương kịch bản trước khi quay tại hiện trường. Đó là bước đầu để “định hình” những việc cần làm và ít nhất bằng kinh nghiệm, nhiều phóng viên đã dự tính được những hình ảnh có thể khai thác được để làm rõ phóng sự trong tương lai. Thứ nữa, trước khi tác nghiệp tại hiện trường, phóng viên biên tập và phóng viên quay phim cần thảo luận kỹ về đề cương kịch bản, về nội dung câu chuyện cần đạt tới của phóng sự và nêu yêu cầu đối với phóng viên quay phim. Phóng viên quay phim cần phải được hiểu sâu về yêu cầu nội dung để có thể sáng tạo, tìm chi tiết đặc tả cho phóng sự. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, hoạt động nhóm theo ekip của phóng viên hiện nay đòi hỏi phóng viên biên tập phải liên tục bám sát công việc của phóng viên quay phim, quan sát thường xuyên hiện thực để kịp thời đề nghị quay phim ghi lại những hình ảnh có giá trị. Thậm chí, để phù hợp với ý tưởng nội dung của mình, phóng viên biên tập cần theo sát để có thể đề nghị quay phim ghi hình chi tiết nào đó ở khuôn hình trung cảnh, toàn cảnh hay đặc tả.

Giải pháp ở đây đó là tăng cường thảo luận nhóm trong ê kíp làm việc, tích cực quan sát hiện thực và thẩm định nó qua lăng kính của nhà báo, kịp thời thay đổi và ứng biến trước tình huống hiện thực.

Đối với những phóng sự thời sự, nội dung đề cập thường là những vấn đề nóng bỏng, nhiều người quan tâm. Quá trình tác nghiệp cần mang tính thời sự cao, phóng viên luôn đứng trước áp lực về thời gian để hoàn thành tác phẩm đưa đến công chúng. Việc thâm nhập thực tế trước để tìm hiểu sau đó mới triển khai ghi hình là điều ít xảy ra. Đa số các phóng viên nắm được thông tin và triển khai xuống thực địa ghi hình ngay. Áp lực đó đặt ra cho phóng viên phải thẩm định những chi tiết của hiện thực ngay lập tức xem có thể khai thác và sử dụng được hay không. Thậm chí cả tính chính xác, sự cảm nhận về mặt giá trị văn hóa, nhân văn, … của mỗi chi tiết cũng được thẩm định rất nhanh chóng qua phóng viên. Do vậy, giải pháp về nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng tác nghiệp của phóng viên là hết sức quan trọng.

Khai thác hình ảnh trong phóng sự truyền hình mang đặc trưng loại hình rõ rệt. Sự chi phối về thời điểm ghi hình và hoàn cảnh tác nghiệp ảnh hưởng nhất định đến khai thác ảnh. Như ở những phần trên đã đề cập, thời điểm diễn ra sự kiện có khi phóng viên quay được, có khi không ghi hình được. Nếu không đến kịp thời hoặc khi tới hiện trường thì sự việc đã xảy ra xong rồi, thì đành phải khai thác những chi tiết còn lại với “dấu vết”. Do đó, ở phần này, một giải pháp quan trọng đối với phóng viên là phải chủ động trong việc tiếp cận hiện trường, nắm bắt thông tin chính xác để có thể tiếp cận sớm và khai thác được hình ảnh. Ví dụ như với phóng sự Mua danh (Đài PTTH Đăk Lăk), ngay từ khi lên ý tưởng hai tác giả Quốc Bảo và Quốc Cường đã chủ động nghĩ đến việc sẽ phải sử dụng camera giấu kín để có thể ghi lại những hình ảnh khai thác từ nhân vật chính trong phóng sự. Tuy nhiên, dù đã

ở trong tâm thế chủ động nhưng do quá trình tác nghiệp bị vội vàng và sợ lộ nên việc đặt máy quay vẫn chưa được chuẩn. Chia sẻ về điều này, tác giả Quốc Cường (Đài PTTH Đăk Lăk) cho biết: “Việc thực hiện những cảnh quay

giấu kín chưa bao giờ là đơn giản, nó đòi hỏi người phóng viên phải sẵn sàng đối mặt với rất nhiều nguy cơ nếu như bị phát hiện. Và chính yếu tố đó đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý của phóng viên khi tác nghiệp.”

Điều kiện ghi hình đôi khi cũng là trở ngại với phóng viên trong quá trình khai thác hình ảnh. Có nhiều yếu tố có thể cản trở công việc phóng viên đưa camera đến quay như thời tiết xấu, địa điểm hiểm trở, trời tối, đối tác không cho ghi hình… Trong những trường hợp như vậy, việc phóng viên chủ động sử dụng, tìm kiếm những hình ảnh theo hướng khác nhau là rất quan trọng. Hoặc phóng viên có thể sáng tạo bằng cách dùng hình ảnh đồ họa để tái hiện lại hiện thực cho dễ hiểu hơn đối với người xem, đưa những chi tiết âm nhạc vào làm tăng hiệu quả thông tin. Có nhiều giải pháp để khai thác chi tiết, nhưng quan trọng nhất vẫn là từ tài trí và khả năng phát hiện của phóng viên.ss Đôi khi phóng viên còn phải biết “biến ảo” trong kỹ năng xử lý để hình ảnh đạt được yêu cầu mong muốn (tất nhiên là phải biến ảo để tăng hiệu quả chứ không phải tìm cách “bịa” ra những hình ảnh).

Muốn khai thác hình ảnh phải chú ý tới sự mới lạ của nó: Công chúng luôn đón chờ sự mới lạ từ thông tin báo chí, thông tin báo chí muốn đạt được yêu cầu đó thì hình ảnh phải thật sự hay, mới lạ, chứa đựng nhiều thông tin. Theo logic thông thường, biểu đạt một nội dung nào đó cần có những chi tiết để nói lên điều đó. Nhưng cần chú ý vào những chi tiết “bất ngờ”. Cần quan sát và suy xét kỹ lưỡng để chọn khuôn hình nào, âm thanh tiếng động nào cho phù hợp với hoàn cảnh. Bên cạnh những điều này, cũng hãy dũng cảm để đưa vào một cách tiếp cận mới, một cách thể hiện mới với dung lượng thông tin phù hợp.

Mỗi nhà báo cần luôn chú ý tới khả năng biểu đạt thông tin của hình ảnh: Khi đi tìm hiểu, khai thác hình ảnh, phóng viên bằng hiểu biết và kinh nghiệm của mình phải xác định được mức độ biểu đạt thông tin của hình ảnh. Không dự liệu được yếu tố này, việc khai thác hình ảnh trở nên rất mơ hồ vào thiếu định hướng.

Phải khai thác những hình ảnh gần gũi với đời sống và mang tính thời sự. Bản chất của phóng sự thời sự truyền hình như đã đề cập ở trên là là phản ánh vấn đề mang tính thời sự, nhiều người quan tâm. Phóng viên phải chú ý sử dụng, khai thác các hình ảnh gần gũi với đời sống và dễ gây chú ý đối với nhiều người. Gần gũi với đời sống là những hình ảnh mà phần đông công chúng có thể tiếp nhận và hiểu được thông điệp chuyển tải. Tránh việc khai thác những hình ảnh quá mới, quá xa lạ với khán giả trong khi hình ảnh lại không được giải thích rõ ràng.

Phóng viên phải bám sát hiện thực đời sống. Đây là yêu cầu luôn đặt ra với những người làm báo. Bám sát đời sống để có vốn sống, phát hiện được những đề tài hay, những chi tiết có giá trị. Bám sát hiện thực để có đủ vốn sống nhằm thẩm định việc có nên khai thác chi tiết này hay không; hay là khai thác những chi tiết mang giá trị thông tin khác nữa. Phóng viên có vốn sống phong phú, kinh nghiệm thực tiễn nhiều sẽ đủ tỉnh táo để xem khai thác chi tiết theo khía cạnh nào là phù hợp, mức độ đến đâu là vừa.

Phóng viên phải chủ động tiếp cận với vấn đề định đề cập từ sớm, với nhiều góc cạnh thông tin. Từ đó mới bao quát được vấn đề và có đủ thông tin để đánh giá vấn đề định đề cập. Có thể tiếp cận qua phương tiện truyền thông khác, qua các đồng nghiệp, qua tài liệu, qua ý kiến của các chuyên gia. Sự hiểu biết sâu về vấn đề cho phép phóng viên chủ động để hiểu và làm chủ tình huống. Do đó những chi tiết cần khai thác ít nhiều đã được thẩm định trong tâm trí và ý định của phóng viên. Đó là điều rất có ý nghĩa trong việc phác

thảo đề cương kịch bản trước khi đi tác nghiệp; thậm chí có đủ thời gian để phóng viên quay phim và phóng viên biên tập luôn có những khuôn hình ưng ý nhất.

Phóng viên cần luôn có ý thức kiểm tra, thẩm định khi khai thác hình ảnh. Bởi thực tiễn cho thấy, nghề báo rất đặc thù. Phóng viên lần đầu tiên tiếp xúc với hiện trường làm sao phải hiểu được đúng bản chất vấn đề. Làm sao nhìn sự việc “như nó vốn có” mà không bị một chút thiên kiến nào. Áp lực đối với nhà báo là có mặt tại hiện trường và phải nói đúng về nó, trong khi sức ép thời gian đưa thông tin nhanh luôn đè nặng lên vai. Những hình ảnh khai thác liệu đã đúng như mình nghĩ hay không? Có khi nào phóng viên hiểu sai ý nghĩa thông tin của từng hình ảnh? Điều đó không thế biết chắc. Không loại trừ khả năng phóng viên bị đánh lừa bởi những chi tiết ngụy tạo của đối tượng được phản ánh trong phóng sự. Bài học trong phóng sự “Quét rau” của phóng viên Phạm Hương (VTV3) thời gian qua là một ví dụ điển hình. Do đó, khai thác chi tiết phải chú ý ngay từ đầu, phải qua khâu kiểm tra, thẩm định bằng chính những “thủ pháp” riêng của phóng viên.

Cần sáng tạo trong khai thác hình ảnh. Đó là điều tưởng như dễ thực hiện nhưng đòi hỏi bản lĩnh và sự trải nghiệm của phóng viên. Bình thường, phóng viên đứng bên ngoài và quan sát vấn đề, sự kiện. Nhưng có những trường hợp, phóng viên tham gia vào câu chuyện, di chuyển trong khuôn hình như một nhân vật chứng kiến sự kiện; hoặc diễn tả cảm xúc, thể hiện lời thoại trong phóng sự. Khi đó, phóng viên là một phần của sự kiện mà nhiều nhà nghiên cứu gọi là “nhân vật” thứ hai trong phóng sự. Đó là một chi tiết phải do sáng tạo mới có. Trong khai thác hình ảnh đòi hỏi phóng viên truyền hình phải không ngừng sáng tạo. Bởi “nhân vật thứ hai” ấy cũng có hành vi, cũng có ngoại hình, cũng có diện mạo, cảm xúc và tất cả những thứ đó đều hàm chứa những thông điệp có giá trị với tác phẩm.

3.2.2. Giải pháp về lựa chọn hình ảnh

Khai thác được hình ảnh rồi, nhưng lựa chọn hình ảnh nào để đưa vào phóng sự là một công đoạn quan trọng nhưng không hề đơn giản. Nếu không thẩm định kỹ và dễ dãi trong việc chọn lựa hình ảnh sẽ lãng phí công sức tìm tòi và khai thác hình ảnh trước đó. Do đó, để chọn được những hình ảnh tốt vấn đề chủ yếu là cần thường xuyên thẩm định, sàng lọc, phân tích, chọn lựa phương án tối ưu nhất đối với những chi tiết đang có. Không thể có cách nào khác tối ưu hơn việc nhà báo phải sử dụng trên vốn hiểu biết và kinh nghiệm nghề nghiệp cùng độ nhạy cảm để xem xét, đánh giá xem chi tiết nào là quan trọng và có ý nghĩa với câu chuyện mình đang kể.

Nhà báo phải thường xuyên đóng vai là người xem truyền hình để tự thẩm định xem liệu việc sử dụng những hình ảnh đó có đủ sức lay động và thuyết phục người xem không. Hoặc cũng phải tính đến việc thử một vài phương án về hình ảnh để đánh giá hiệu quả trên cảm quan của mình và quyết định lựa chọn hình ảnh nào. Tất nhiên việc lựa chọn hình ảnh phải tuân thủ các yêu cầu như đã nêu ở phần trên.

Muốn có khả năng sàng lọc và thẩm định hình ảnh tốt, phóng viên cần phải có trình độ hiểu biết chính trị, có kỹ năng nghề nghiệp, có vốn sống, vốn hiểu biết. Vì vậy, giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ phóng viên về những lĩnh vực này hết sức quan trọng. Bên cạnh đó, duy trì sinh hoạt nghiệp vụ trong nội bộ của các bộ phận công tác luôn là giải pháp hiệu quả. Đó là những bài học thực tế khi những người làm báo truyền hình nhiều kinh nghiệm có dịp chia sẻ với các phóng viên trẻ để cùng rút ra những bài học nghề nghiệp trong việc lựa chọn hình ảnh.

Ví dụ như trong phóng sự đoạt giải bạc trong Liên hoan THTQ lần thứ 35, tác phẩm “Biến tướng mãi lộ đường thủy” do Đài PTTH Hà Nam thực

ekip gồm quay phim và tôi đã phải đi lại rất nhiều lần xung quanh bãi sông này để tìm hiểu và tiến hành ghi hình trong vài ngày. Số lượng dữ liệu hình ảnh thu được tương đối nhiều. Khi về nhà xử lí, chúng tôi phải xem lại tất cả và sàng lọc cẩn thận trước khi tiến hành xử lí để đảm bảo những hình ảnh được lựa chọn thực sự là những hình ảnh đắt giá nhẩt.”

Việc thực hiện công việc xem lại dữ liệu đã quay là một việc quan trọng góp phần làm nên chất lượng của việc sử dụng hình ảnh. Nó giúp tiết kiệm thời gian trong quá trình làm hậu kì và đặc biệt là đảm bảo cho người phóng viên sử dụng hình ảnh một cách hiệu quả nhất trong tác phẩm của mình. Nó góp phần hạn chế sự lúng túng khi chọn hình ảnh, sử dụng lặp lại hình ảnh nhiều lần trong một phóng sự…

Hình ảnh có rất nhiều dạng: hình ảnh tĩnh, hình ảnh động; hình ảnh liên quan trực tiếp đến diễn biến sự kiện, hình ảnh tư liệu, hình ảnh đồ họa… Mỗi dạng hình ảnh có những thế mạnh, hạn chế riêng. Để phục vụ tốt cho nội dung phóng sự muốn đề cập tới, mỗi phóng viên biên tập cần hiểu rõ bản chất, ưu thế của từng dạng hình ảnh để lựa chọn được những hình ảnh điển hình cho phóng sự sắp tới.

Qua khảo sát cũng cho thấy tất cả các tác phẩm phóng sự đoạt giải vàng và bạc trong Liên hoan THTQ lần thứ 35 đều sử dụng dạng hình ảnh động, không có một tác phẩm nào sử dụng dạng hình ảnh tĩnh. Kể cả những dạng hình ảnh tĩnh, phóng viên cũng sử dụng đồ họa để hình ảnh luôn được chuyển động. Việc lựa chọn dạng hình ảnh nào tùy thuộc vào ý đồ của mỗi phóng viên, tuy nhiên không phải lựa chọn nào cũng là tuyệt đối. Các phóng viên cũng nên cân nhắc việc sử dụng hình ảnh tĩnh trong nhiều trường hợp mà hình

Một phần của tài liệu Sử dụng hình ảnh trong phóng sự truyền hình (khảo sát một số tác phẩm dự thi đạt giải liên hoan truyền hình toàn quốc lần thứ 35 (Trang 110 - 141)