Liên hoan THTQ lần thứ 35
2.2.1. Về dạng hình ảnh được lựa chọn sử dụng
- Hình ảnh động
Hình ảnh động là hình ảnh mà các chi tiết ở trong khuôn hình luôn ở trạng thái chuyển động. Qua khảo sát cho thấy, 100% hình ảnh được sử dụng trong các tác phẩm đoạt giải vàng và bạc trong LHTH toàn quốc lần thứ 35 đều sử dụng dạng hình ảnh động. Những hình ảnh được sử dụng đều liên quan trực tiếp đến sự kiện, đến câu chuyện mà tác giả, tác phẩm đang nói tới.
Ví dụ, phóng sự đoạt giải vàng “Chờ đột phá” (Đài Truyền hình TP.
Hồ Chí Minh), hình ảnh động ở đây là toàn bộ những hình ảnh người dân phải ở trong những ngôi nhà dột, nát, đã bị phá vỡ nhiều phần do chính sách giải phóng mặt bằng để xây dựng công viên Cù Lao, Phường 1, Quận 4. Có những gia đình phải ở hơn 1 năm trong những ngôi nhà tạm bợ đó, được vá, che chắn lại bằng những cái bạt, băng dính, mái tôn, … Trong phóng sự, nhóm tác giả tổ chức đến quay vào buổi tối, lúc trời đang mưa càng thể hiện được sự dột, nát, tạm bợ cho căn nhà, mái che chắn đang bị rò rỉ nước. Nhiều nhà đã bị
phá dỡ gần hết, người dân phải dồn toàn bộ đồ đạc vào trong một căn phòng, ngay cả quần áo cũng phải treo ở trong nhà, nhiều gia đình phải ăn cơm ở dưới đất, hình ảnh mâm cơm cũng rất tạm bợ. Tác giả còn sử dụng hình ảnh phỏng vấn những người dân, lãnh đạo, chính quyền địa phương, …
Một ví dụ nữa về việc phóng sự sử dụng 100% dạng hình ảnh động đó là tác phẩm đoạt giải vàng Dược liệu nhập khẩu, ai đảm bảo chất lượng
(Trung tâm phim tài liệu - Đài THVN). Mở đầu tác phẩm là một loạt những hình ảnh đồ họa động về những con số thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm nước ta tiêu thụ khoảng 50.000 tấn dược liệu. Tuy nhiên, 80% số dược liệu này được nhập khẩu từ Trung Quốc vào nước ta với nhiều hình thức khác nhau. Tiếp đó là những hình ảnh tại các cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh), Cốc Lếu (Lào Cai), Chi Ma (Lạng Sơn) được Cục Phòng chống buôn lậu, Bộ Công an kết hợp với Cục Hải quan và các ngành chức năng khác của địa phương theo dõi, kiểm tra chặt chẽ nguồn hàng, tuy nhiên một lượng lớn hàng kém chất lượng vẫn được đưa vào Việt Nam. Để làm rõ điều này, tác giả đã sử dụng những hình ảnh những lô thuốc, dược liệu hỏng, kém chất lượng đang được các cơ quan chức năng bắt giữ và kiểm tra.
Những dược liệu này dù mốc, hỏng nhưng sau khi rửa sạch, phơi khô và tẩm ướp các loại hương liệu thì lại nhìn mới nguyên, sạch sẽ và nếu những bệnh nhân nào sử dụng phải nó thì rất dễ gây nguy hiểm. Phóng viên đã sử dụng thêm các hình ảnh phỏng vấn như hình ảnh phỏng vấn Tiến sĩ Nguyễn Kim Sơn – Giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai. Trong phóng sự tác giả còn sử dụng một số đồ họa, biểu đồ. Đó thường là những dạng hình ảnh tĩnh nhưng phóng viên đều sử dụng những đồ họa có hình ảnh động hay làm đồ họa với nền là những hình ảnh động. Chính sự linh hoạt, sáng tạo như vậy góp phần làm cho thông tin từ hình ảnh thêm sinh động, hấp dẫn.
Hình ảnh 2.1: Hình ảnh đồ họa trong tác phẩm “Dược liệu nhập khẩu,
ai đảm bảo chất lượng” (Trung tâm phim tài liệu -Đài THVN)
Để độc giả hình dung rõ hơn và được tận mắt nhìn thấy những danh sách lô thuốc nhập lậu và những biên bản, hợp đồng được ký có sự thông qua của chi cục hải quan, tác giả đã chụp lại hợp động đó. Những hình ảnh này đều là những hình ảnh tĩnh nhưng khi sử dụng trong phóng sự, phóng viên đã khéo léo thêm và những hiệu ứng chuyển động và chuyển cảnh để tăng thêm sự sinh động cho phóng sự. Bên cạnh đó, chúng ta có thể thấy, phóng viên còn đánh dấu những phần thông tin quan trọng trong bản hợp đồng bằng màu sắc để công chúng có thể theo dõi được tốt hơn.
Một ví dụ điển hình nhất trong cách xử lý hình ảnh tĩnh thành động của phóng viên có thể kể đến hình ảnh đồ họa trong tác phẩm đoạt giải bạc Khi nước sạch xóa mòn niềm tin (Đài PTTH Hà Nội).
Hình ảnh 2.2:Hình ảnh đồ họa trong tác phẩm
Trong tác phẩm này, để tổng kết tin tức mà báo chí đã đưa tin về những lần đường ống nước sông Đà bị vỡ, phóng viên đã thu thập hình ảnh những bài viết, trang báo đã đưa tin về sự kiện này. Những hình ảnh đó đều là những hình ảnh tĩnh. Tuy nhiên, để tăng thêm sự sinh động cho hình ảnh, tác giả đã sử dụng thêm đồ họa, các hiệu ứng chuyển cảnh để hình ảnh được chuyển động, bớt đi sự nhàm chán của hình ảnh.
Qua khảo sát, đã có 4 tác phẩm trong tổng số 21 tác phẩm đoạt giải (chiếm 19%) đã sử dụng đồ họa để biến những hình ảnh tĩnh thành hình ảnh động. Cụ thể trong đó có 01 tác phẩm đoạt giải vàng, Dược liệu nhập khẩu, ai
đảm bảo chất lượng (Trung tâm phim tài liệu - Đài THVN), 03 tác phẩm đoạt
giải bạc Khi nước sạch xóa mòn niềm tin (Đài PTTH Hà Nội), Chuyện buồn
môn lịch sử (Đài PTTH Phú Thọ), Dòng sông không trở lại (Đài PTTH Đắk
lắk) (chiếm 50% các phóng sự có sử dụng đồ họa)
- Hình ảnh tĩnh
Hình ảnh tĩnh được hiểu là hình ảnh mà các chi tiết ở đó ở trạng thái đứng yên, không chuyển động. Qua khảo sát cho thấy, tất cả các phóng sự đoạt giải vàng và bạc trong LHTH toàn quốc lần thứ 35 đều không sử dụng dạng hình ảnh này.
Hình ảnh trong truyền hình luôn phải đảm bảo các yếu tố đa dạng, phóng sự, đặc sắc, có giá trị thẩm mỹ, … Vì vậy, để hình ảnh luôn được sinh động và hiệu quả, các phóng viên đã xử lý những hình ảnh tĩnh luôn được chuyển động bằng các phương tiện đồ họa khác nhau.
2.2.2. Về nguồn hình ảnh được lựa chọn sử dụng
- Hình ảnh do nhóm phóng viên trực tiếp thực hiện
Như đã phân tích ở chương 1, hình ảnh được nhóm phóng viên khai thác trực tiếp có thể hiểu là những hình ảnh nhóm phóng viên ghi lại trong quá trình tác nghiệp tại hiện trường (tự quay). Qua khảo sát các phóng sự đoạt
giải vàng và bạc trong LHTH toàn quốc lần thứ 35 cho thấy, nguồn hình ảnh tự quay được sử dụng là chủ yếu. Có những tác phẩm sử dụng 100% nguồn hình ảnh này nghĩa là không sử dụng thêm bất cứ một hình ảnh nào dù là một cảnh từ nguồn khác, chẳng hạn như: phóng sự đoạt giải bạc “Điểm sáng vùng cao” (Đài PTTH Bình Thuận). Đây là một phóng sự có đề tài mang tính thời sự,
phản ánh tình trạng một số hộ gia đình vừa thoát được cái nghèo thuộc Thôn 2, xã Đông Tiến đã chủ động làm đơn xin thoát hộ nghèo để nhường lại trợ cấp cho các hộ gia đình khác còn khó khăn hơn nhà mình. Hình ảnh được sử dụng trong phóng sự đều là những hình ảnh được phóng viên trực tiếp khai thác từ những nội dung xung quanh sự kiện này. Đó là những hình ảnh thể hiện hoạt động, cuộc sống của người dân tại Thôn 2, xã Đông Tiến mà nhân vật điển hình, trung tâm ở đây là gia đình chị Ca Thị Lúi. Phóng sự đã sử dụng những hình ảnh về sinh hoạt, công việc thường ngày của gia đình chị có được sau khi thoát hộ nghèo; hình ảnh tài sản của gia đình là hạt ngô, những con gà, con lợn, căn nhà cấp 4 được xây bằng gạch vững chãi, những chiếc tivi, đầu đĩa mới cứng…. Tác giả của phóng sự còn khai thác, lấy ý kiến, lời kể của gia đình chị cùng hàng xóm qua những đúp hình phỏng vấn, đặc biệt trong đó có một đúp hình phỏng vấn con gái chị Ca Thị Lúi nay đã được chị cấp tiền cho lên Hà Nội học đại học.
Hay phóng sự đoạt giải bạc “Dòng sông không trở lại” (Đài PTTH Đăk Lắk) sử dụng tới 90% hình ảnh tự quay với thời lượng phần này là 14 phút 50 giây, còn 10% là hình ảnh trong phóng sự khai thác từ các nguồn hình ảnh khác. Trong phóng sự này, nhóm tác giả đã sử dụng những hình ảnh của không gian, con người, sự vật, sự việc tại dòng sông Sê Lê Pôk để công chúng có thể thấy được cuộc sống của người dân nơi đây đã bị ảnh hưởng như thế nào khi xây dựng đập thủy điện. Mở đầu là một chuỗi hình ảnh những bãi đất đá khô cạn mà nếu tác giả không giải thích bằng lời thì không ai có thể nghĩ
trước đây đó là một đoạn của dòng sông Sê Lê Pôk. Tiếp đó là hình ảnh những cây cổ thụ dù là mọc cạnh sông nhưng nay được người dân bơm nước giếng lên để tưới. Sau đó một loạt những chuỗi hình ảnh về thiên nhiên quanh đây đang dần “khô cạn” do thiếu nước, cuộc sống con người, du lịch cũng bị ảnh hưởng do thiếu nước. Đan xen giữa những hình ảnh đó là hình ảnh phỏng vấn của những người dân, các cấp lãnh đạo huyện Bôn Đôn, công nhân nhà máy thủy điện Sê Lê Pôk, …
Qua khảo sát các tác phẩm đoạt giải vàng và bạc LHTH toàn quốc lần thứ 35, tỷ lệ sử dụng hình ảnh tự quay của các tác phẩm như sau:
+ Nhóm các tác phẩm phóng sự đoạt giải Vàng: trung bình sử dụng 90% hình ảnh phóng viên tự quay, 10% sử dụng các nguồn hình ảnh khác. Đó là các tác phẩm: Chủ nhân của di sản (Đài PTTH Quảng Bình), Ai cứu người nông dân (Truyền hình Công an Nhân dân), Lửa ấm trong mưa (Đài PTTH Quảng
Ninh), Dược liệu nhập khẩu, ai đảm bảo chất lượng (Trung tâm phim tài liệu - Đài THVN), Chờ đột phá (Đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh)
+ Nhóm các tác phẩm phóng sự đoạt giải Bạc: trung bình sử dụng 85% hình ảnh phóng viên tự quay, còn lại 15% hình ảnh là khai thác.
Trong số những tác phẩm đoạt giải bạc có: 07 tác phẩm sử dụng 100% hình ảnh tự quay (chiếm 43.7% tổng số tác phẩm) đó là: Thác mẹ (Đài PTTH Yên
Bái), Nhát thiện tâm (Đài PTTH Thái Bình), Nghèo trên đất vàng (Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Cần Thơ), Tuổi 13 dựng vợ gả chồng (Đài PTTH Lào Cai), Khát vọng từ làng quê (Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Huế),
Điểm sáng vùng cao, (Đài PTTH Bình Thuận); và có 09 tác phẩm sử dụng thêm các nguồn hình ảnh khác (chiếm 56.2% tổng số tác phẩm) đó là: Sống giữa
lòng dân (Đài PTTH Đà Nẵng), Trả nợ rừng (Trung tâm phim tài liệu, Đài THVN), Người trở về từ Gạc Ma (Đài PTTH Hà Tĩnh), Biến tướng mãi lộ
đánh cá cuối cùng bên hồ Đá Bạc (Đài THVN), Dòng sông không trở lại (Đài
PTTH Đắk lắk), Khi nước sạch xóa mòn niềm tin (Đài PTTH Hà Nội), Cảnh
giác với sản phẩm yến sào (Trung tâm Tin tức VTV24), Chuyện buồn môn
lịch sử (Đài PTTH Phú Thọ)
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ nguồn hình ảnh sử dụng trong các tác phẩm đoạt giải
vàng và bạc trong Liên hoan THTQ lần thứ 35
Qua khảo sát, tác giả nhận thấy có 4 loại hình ảnh chính mà phóng viên sử dụng khi tác nghiệp tại hiện trường bao gồm: hình ảnh ghi lại diễn biến của sự việc, sự kiện; hình ảnh phỏng vấn; hình ảnh phóng viên dẫn hiện trường; hình ảnh mô phỏng, tái hiện. Những loại hình ảnh kể trên cũng được các tác giả sử dụng với tần suất khác nhau:
Khảo sát không có tác phẩm nào sử dụng cả 4 loại hình ảnh, chỉ có 3 tác phẩm sử dụng 3 loại hình ảnh (chiếm 14% tổng số tác phẩm đoạt giải vàng và bạc). Cụ thể có 2 tác phẩm đoạt giải vàng (chiếm 40% tổng số tác phẩm đoạt giải vàng) đó là: Chủ nhân của di sản (Đài PTTH Quảng Bình), Chờ đột phá (Đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh); và 1 tác phẩm đoạt giải bạc (chiếm 6% tổng số tác phẩm đoạt giải bạc) đó là: Dòng sông không trở lại (Đài PTTH Đắk lắk). Những tác phẩm còn lại (18 tác phẩm chiếm 85% tổng số tác phẩm đoạt giải vàng và giải bạc) sử dụng 2 loại hình ảnh trong một tác phẩm.
+ Hình ảnh ghi lại diễn biến của sự việc, sự kiện
Phóng sự là một câu chuyện được phóng viên kể lại bằng hình ảnh và âm thanh. Vì vậy, để khán giả có thể hiểu được câu chuyện, phóng viên phải dẫn dắt câu chuyện bằng những hình ảnh về diễn biến sự kiện, sự việc kết hợp với âm thanh, lời bình. Qua khảo sát cho thấy, những tác phẩm phóng sự đoạt giải vàng và bạc trong Liên hoan THTQ lần thứ 35 đều sử dụng loại hình ảnh này và nó chiếm thời lượng chủ yếu trong tác phẩm.
+ Hình ảnh phỏng vấn
Phỏng vấn trong phóng sự truyền hình có tác dụng cung cấp thêm thông tin và làm tăng thêm tính chân thực của thông tin. Vì vậy, loại hình ảnh này cũng được sử dụng trong tất cả các tác phẩm phóng sự đoạt giải vàng và bạc trong Liên hoan THTQ lần thứ 35. Tùy theo ý đồ mà các tác giả sử dụng bao nhiêu phỏng vấn, độ dài của mỗi cuộc phỏng vấn là bao lâu trong phóng sự. Ví dụ trong tác phẩmđoạt giải vàngAi cứu người nông dân (Truyền hình Công an Nhân dân), tác giả đã sử dụng 7 hình ảnh phỏng vấn với thời lượng trung bình từ 20 giây đến 30 giây.
Qua khảo sát cho thấy, có 3 tác phẩm cùng sử dụng đến 9 hình ảnh trong phóng sự của mình. Cụ thể:
Tác phẩm đoạt giải vàng Chờ đột phá (Đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh), là tác phẩm sử dụng số lượng hình ảnh phỏng vấn nhiều nhất, bao gồm 9 hình ảnh phỏng vấn với thời lượng trung bình là là 20 giây đến 30 giây một đúp hình phỏng vấn. Trong tác phẩm, các đối tượng chính mà phóng viên phỏng vấn đó là những người dân có nhà trong khu đất bị giải tỏa mà hiện nay vẫn chưa được nhận đủ tiền đến bù để di dời. Bên cạnh đó, để tìm được hướng giải quyết cho những vấn đề mà phóng sự đã đặt ra, phóng viên còn tìm tới ông Trần Trọng Tuấn, Giám đốc Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh; bà Bùi Thị Hương, Chủ tịch UBND phường 1, quận 4, TP Hồ Chí Minh; ông
Trương Hoàng Vũ, cán bộ Địa chính, phường 1, quận 4, TP Hồ Chí Minh; ông Thái Trần Duy, Giám đốc Ban quản lý Đầu tư Xây dựng công trình quận 4, TP Hồ Chí Minh để tìm câu trả lời về kế hoạch đền bù cũng như di dời người dân.
Tác phẩm đoạt giải bạc Sống giữa lòng dân (Đài PTTH Đà Nẵng) cũng sử dụng tới 9 hình ảnh phỏng vấn trong tác phẩm của mìnhtuy nhiên thời lượng mỗi đúp hình phỏng vấn trong phóng sự này ngắn hơn phóng sự nêu trên. Phỏng vấn trong phóng sự này chỉ là khoảng 10 giây đến 20 giây. Đối tượng phỏng vấn của phóng sự tập trung phỏng vấn lấy ý kiến, suy nghĩ của những người dân Đà Nẵng, và một số lãnh đạo TP Đà Nẵng đối với ông Nguyễn Bá Thanh
Tác phẩm đoạt giải bạc Chuyện buồn môn lịch sử (Đài PTTH Phú Thọ), cũng sử dụng tới 9 hình ảnh phỏng vấn với thời lượng trung bình là 10 đến 20 giây, có riêng một phỏng vấn thời lượng kéo dài tới 40 nhưng được tác giả tách thành 2 đoạn khác nhau. Mở đầu phóng viên đã phỏng vấn 2 bạn thí sinh duy nhất đăng kí thi tốt nghiệp môn sử tại Phú Thọ về những suy nghĩ của các bạn về môn sử. Tiếp đó phóng viên tiếp tục phỏng vấn lấy ý kiến của các bạn học sinh khác về môn sử hay cả những sinh viên học chuyên sử nay ra trường có tìm được một công việc nào đúng chuyên môn không. Tiếp đó phóng viên phỏng vấn các nhà sử học lấy ý kiến về vấn đề phóng sự đã đặt ra là tại sao học sinh không thích học sử.
Tác phẩm sử dụng ít hình ảnh phỏng vấn nhất là phóng sự đoạt giải bạc Điểm sáng vùng cao (Đài PTTH Bình Thuận)chỉ sử dụng 5 đúp hình phỏng vấn, với thời lượng trung bình khoảng 20 giây đến 35 giây. Đối tượng phỏng vấn của phóng sự đều là những người dân thuộc Thôn 2, xã Đông Tiến.
+ Hình ảnh tái hiện
Hình ảnh tái hiện là dạng hình ảnh phóng viên dựng lại theo những diễn biến của sự kiện, sự việc đã diễn ra trong quá khứ nhằm làm rõ hơn nội dung câu chuyện mà phóng sự đang đề cập tới. Để có những hình ảnh này phóng viên