Giải pháp chung

Một phần của tài liệu Sử dụng hình ảnh trong phóng sự truyền hình (khảo sát một số tác phẩm dự thi đạt giải liên hoan truyền hình toàn quốc lần thứ 35 (Trang 102 - 110)

3.1.1. Nâng cao nhận thức của phóng viên về vai trò của hình ảnh trong phóng sự truyền hình

Hình ảnh có vai trò rất quan trọng trong truyền hình nói chung và tác phẩm báo chí truyền hình nói riêng. Hình ảnh góp phần đem tới thông tin sinh động, chân thực tới khán giả xem truyền hình. Hình ảnh truyền hình giúp cho loại hình truyền hình trở nên nổi bật và sinh động, khác biệt hơn hẳn so với các loại hình truyền thông khác như báo in, phát thanh...

Nếu với báo in, để thông tin về một sự kiện, hiện tượng, người viết thường phải mô tả lại toàn bộ những gì cần thông báo thông qua các chi tiết được cấu trúc trong bài viết. Và để tiếp nhận thông tin từ báo in, độc giả phải tập trung và có sự tư duy, tưởng tượng, liên tưởng về nội dung mà bài báo phản ánh. Nhưng với truyền hình thì hoàn toàn khác. Ngôn ngữ trong tác phẩm chủ yếu là ngôn ngữ hình ảnh. Hình ảnh ở đây phải phản ánh đúng các thực trạng của hiện thực, các mối liên hệ của đối tượng, sự kiện thông qua những lát cắt tiêu biểu, chân thực sinh động, diễn ra trong khoảng thời gian, không gian được xác định. Nhờ vào những hình ảnh đó mà người xem dù

không trực tiếp chứng kiến sự kiện, hiện tượng, vẫn dễ dàng nhận biết được đối tượng đang làm gì và làm như thế nào, đúng với nội dung mà hình ảnh thông báo tác phẩm. Hình ảnh chính là một tài liệu sống về hiện thực. Nó tác động rất mạnh mẽ và sâu sắc đến nhận thức lý trí và tình cảm của người xem.

Như vậy có thể nói, với đặc trưng vốn có, hình ảnh truyền hình bao giờ cũng có tác động trực tiếp qua con mắt người xem. Hình ảnh là một loại thông tin đặc biệt, sinh động, dễ hiểu và gây ấn tượng mạnh đối với công chúng bởi “trăm nghe không bằng một thấy”. Chính đặc điểm này là một trong những yếu tố làm tăng giá trị và mức độ tác động của hình ảnh đối với công chúng.Và vì thế nó làm quá trình thu nhận thông tin của công chúng đạt hiệu quả cao hơn, có niềm tin hơn.

Chính vì vậy, chỉ khi nhận thức đầy đủ về vai trò, tầm quan trọng của hình ảnh một cách thì những thành viên liên quan đến hình ảnh - như các phóng viên, biên tập viên mới trân trọng, khai thác và sử dụng nó một cách hiệu quả.

Trên thực tế, qua khảo sát các tác phẩm đoạt giải vàng và bạc trong Liên hoan TQTH lần thứ 35 cho thấy việc sử dụng hình ảnh đôi lúc chưa thật tốt. Hình ảnh không phải lúc nào cũng được coi là chính ngôn của tác phẩm. Không ít phóng viên, biên tập viên và quay phim đánh giá chưa đúng vai trò của hình ảnh, có phần coi trọng lời bình hơn hình ảnh. Có thể có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức của đội ngũ sản xuất chương trình về vai trò của hình ảnh đối với một tác phẩm truyền hình còn chưa thực sự đầy đủ. Nhận thức chưa đúng tất yếu sẽ dẫn đến việc hành động không đúng. Chính vì vậy mà họ vẫn chưa khai thác tối đa chức năng của hình ảnh mang lại cho chương trình. Hình ảnh chưa được cẩn trọng, trau chuốt trong quá trình khai thác và lựa chọn; tác phẩm thiếu những hình ảnh chi tiết đắt giá; xem chương trình nhưng như nghe một tác phẩm phát thanh bởi lời bình đã miêu tả hết nội dung, vai trò cung cấp thông tin từ hình ảnh

hầu như mờ nhạt. Vậy nên, để nâng cao chất lượng, hiệu quả việc sử dụng hình ảnh thì việc hiểu sâu, hiểu thấu về vai trò, các dạng thức, cách thức sử dụng hình ảnh trong phóng sự là điều thướng xuyên và tất yếu đối với mỗi phóng viên.

3.1.2. Cần thường xuyên đào tạo nâng cao kĩ năng nghề nghiệp và đạo đức của phóng viên

Trong giai đoạn phát triển và vận động mạnh mẽ của các chương trình truyền hình như hiện nay, một phóng viên vừa hồng vừa chuyên sẽ là tài sản quý giá của mỗi đài truyền hình. Phóng viên có kỹ năng nghề nghiệp tốt sẽ rất nhanh chóng và chuyên nghiệp trong việc tìm và khai thác chi tiết, có khả năng thẩm định chi tiết và có thể sử dụng nó hiểu quả nhất. Kĩ năng nghề nghiệp bao gồm khả năng hiểu biết tri thức lý luận để nhìn nhận và đánh giá vấn đề; đó là khả năng sử dụng các thủ pháp báo chí như tìm kiếm thông tin, thể hiện tác phẩm; kỹ năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật báo chí truyền hình như camera, máy xử lý hình ảnh; sử dụng hình ảnh, những kỹ năng nghề nghiệp khai thác hình ảnh, lựa chọn và sắp xếp hình ảnh, …

Xuất phát từ thực tế đó, yêu cầu cấp thiết ở đây là cần nhanh chóng nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ phóng viên quay phim, phóng viên biên tập. Cần quan tâm, bồi dưỡng nghiệp vụ về quay phim, về kỹ năng truyền hình cho độ ngũ những người làm chương trình đặc biệt là cho đội ngũ phóng viên quay phim và phóng viên biên tập. Mỗi Đài Truyền hình phải thường xuyên có kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng thêm nghiệp vụ qua các khóa học ngắn hạn về khai thác và sử dụng hình ảnh trong truyền hình; liên kết đào tạo với các trường, các trung tâm chuyên đào tạo về nội dung này.

Hiện nay, ở Việt Nam có một số đơn vị có thâm niên và kinh nghiệm trong đào tạo nội dung này đó là Học viện Báo chí - Tuyên truyền, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh; Trường Đại học Sân khấu điện ảnh Hà Nội; Cao đẳng

truyền hình, các trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ của Đài THVN, của Hội nhà báo Việt Nam... Đó là cơ sở tin cậy để các Đài nghiên cứu để cử phóng viên đi học hoặc cũng có thể mời các giảng viên, các báo cáo viên về giảng dạy nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ phóng viên quay phim, phóng viên biên tập của Đài mình - những người hiện đang trực tiếp tác nghiệp làm nên những tác phẩm truyền hình.

Bên cạnh đó, các Đài có thể mời những phóng viên, biên tập viên có kinh nghiệm trong tác nghiệp, trong khai thác, sử dụng hình ảnh trong phóng sự truyền hình Đài lớn như Đài THVN hay những chuyên gia, các phóng viên của các đài truyền hình nước ngoài về trao đổi kinh nghiệm.

Ngoài ra Đài nên có kế hoạch phối hợp với Đài THVN, các Đài truyền hình địa phương khác để giao lưu học hỏi kinh nghiệm, nghiệp vụ cho các phóng viên biên tập và phóng viên quay phim.

Bên cạnh việc chờ đợi để được sắp xếp, cử đi học thì bản thân mỗi phóng viên quay phim, phóng viên biên tập cũng phải tự giác tự học hỏi tìm tòi cách để nâng cao kiến thức cũng như trình độ chuyên môn. Điều này có thể học hỏi qua đồng nghiệp, qua theo dõi xem rút kinh nghiệm từ những chương trình trong nước và quốc tế.

Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, bản thân mỗi phóng viên, biên tập viên cũng phải tự trang bị những kiến thức cơ bản về mọi lĩnh vực. Từ trình độ tin học, ngoại ngữ đến việc sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật chuyên môn hiện đại khác nhằm áp dụng vào quá trình tác nghiệp được chuyên nghiệp và hiệu quả hơn. Ngoài ra phóng viên cần chủ động học hỏi, trau dồi kinh nghiệm từ các đồng nghiệp, những phóng viên đi trước giàu kinh nghiệm trong sản xuất phóng sự truyền hình để nâng cao các kĩ năng trong việc khai thác, lựa chọn, sắp xếp, xử lý hình ảnh, ...

Ngoài nâng cao kĩ năng nghề nghiệp, các Đài cũng cần phải chú ý đến việc nâng cao đạo đức của mỗi phóng viên. Hình ảnh được sử dụng dưới lăng

kính của phóng viên vì vậy đạo đức nhà báo sẽ chi phối việc phóng viên có đưa hình ảnh đó vào tác phẩm hay không, hoặc nếu đưa thì mức độ như thế nào, … Ở Việt Nam, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ của luật pháp và các quy định đạo đức nghề nghiệp. Nâng cao đạo đức nghề nghiệp liên quan đến cả quá trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng thông tin, định hướng thẩm mỹ, … Đó là một quá trình nhận thức lâu dài và cần được quan tâm từ các cơ sở đào tạo báo chí, các cơ quan chủ quản, cơ quan quản lý nhà nước, các hội nghề nghiệp, các đoàn thể và từ chính sự lên tiếng của dư luận. Tất cả các yếu tố đó nhằm tác động tới quyết định sử dụng hình ảnh của phóng viên liên quan tới đạo đức nghề nghiệp. Một hình ảnh nếu không được sàng lọc, thẩm định kĩ khi đưa vào tác phẩm tạo ra những hệ lụy rất lớn đối với xã hội. Bản thân mỗi nhà báo cũng phải luôn tìm ra cách nâng tầm hiểu biết của mình về chuẩn mực văn hóa xã hội, hiểu biết thêm về những giá trị đối với từng nhóm người, từng cộng đồng để có quyết định sử dụng chi tiết hiệu quả nhất. Chẳng hạn có những giá trị với nhóm này là điều bình thường nhưng với những nhóm khác, cộng đồng khác có nền văn hóa riêng thì điều đó lại khiếm nhã hoặc tội lỗi. Nếu nhà báo không tỉnh táo làm những nhân vật với những chi tiết ảnh hưởng đến danh dự, phẩm giá của nhân vật với công đồng họ đang sinh sống thì vô tình dưa nhân vật vào thể khó xử. Vấn đề đạo đức còn nghiêm trọng hơn nếu nhà báo biết về điều đó mà vẫn sử dụng những chi tiết đó. Do đó ở đây cần tăng cường các giải pháp để nâng cao đạo đức nghề nghiệp của phóng viên, biên tập viên trong tác phẩm phóng sự.

3.1.3. Tích cực đầu tư thiết bị kỹ thuật và ứng dụng công nghệ truyền hình hiện đại

Yếu tố này cũng có tác động nhất định đến quá trình sử dụng hình ảnh của phóng viên, bởi bên cạnh những hình ảnh đã được khai thác tại hiện trường, có những hình ảnh được phóng viên sáng tạo hậu kỳ như sử dụng đồ họa nhằm tăng giá trị của thông điệp muốn chuyển tải. Trong khi phóng viên

luôn bị áp lực “chạy đua” với thời gian để đảm bảo tính thời sự việc có những thiết bị tốt và hiện đại sẽ có những ý nghĩa nhất định. Tại nhiều đài truyền hình địa phương, công nghệ quay camera và phát sóng bằng băng từ vẫn còn khá phổ biến. Muốn xử lý hình ảnh, phóng viên phải nạp băng vào máy tính, nếu băng xử lý hình ảnh là 60 phút, phóng viên sẽ mất 60 phút để thu băng. Như vậy sẽ rất tốn về mặt thời gian dẫn đến ảnh hưởng tới tính thời sự, kịp thời của thông tin.

Trả lời phỏng vấn, phóng viên Chu Sen, Đài PTTH Hà Nam, tác giả phóng sự đoạt giải Bạc “Biến tướng mãi lộ đường thủy” cho biết: “Hiện nay

Đài PTTH Hà Nam vẫn đang sử dụng toàn bộ máy quay băng khiến cho chúng tôi gặp ít nhiều những khó khăn trong khi đi tác nghiệp. Khó khăn lớn nhất đó chính là việc mỗi lần quay băng về chúng tôi phải mất rất nhiều thời gian để lấy dữ liệu từ băng. Hay có những lần băng quay về nhưng bị xước băng hay bị hỏng băng, dữ liệu của ngày hôm đó bị mất một ít hay mất toàn bộ khiến chúng tôi phải tổ chức quay lại từ đầu”

Nếu công nghệ quay dùng bằng thẻ nhớ, phóng viên sẽ mất ít thời gian để copy (sao chép) dữ liệu đó và máy tính và dựng. Thời gian tiết kiệm được sẽ dành cho tính toán và sử dụng hình ảnh hợp lí, hiệu quả. Rõ ràng, công nghệ truyền hình hiện đại sẽ có tác động ít nhiều đến hiệu quả sử dụng hình ảnh của phóng viên.

Bên cạnh đó, việc áp dụng những thiết bị công nghệ cao vào việc sản xuất cũng sẽ giúp nâng cao chất lượng sử dụng hình ảnh. Phóng viên Chu Sen cũng cho biết: “Trong quá trình thực hiện tác phẩm Biến tướng mãi lộ đường

thủy”, để ghi lại được những hình ảnh chân thật nhất về nạn mãi lộ đường thủy, chúng tôi buộc phải phục kích và quay lại từ xa. Nhưng nếu lúc đó được trang bị máy quay chất lượng cao và ống kính tốt, chúng tôi sẽ ghi lại cận cảnh hơn và rõ hơn hình ảnh cán bộ đường thủy nhận mãi lộ, từ đó, giá trị

thông tin, hình ảnh sẽ được nâng cao hơn rất nhiều.”. Và khi chất lượng hình

ảnh quay tốt thì việc sử dụng hình ảnh đó để nâng cao chất lượng tác phẩm phóng sự cũng trở nên dễ dàng hơn.

3.1.4. Xây dựng cơ chế, chính sách, chế độ đãi ngộ phù hợp

Qua khảo sát cho thấy, hiện còn nhiều bất cập trong cơ chế, chính sách và chế độ đãi ngộ tại một số Đài địa phương. Ví dụ, có nơi tiền nhuận bút cao, có nơi lại thấp; có nơi quan tâm đến việc khuyến khích thông qua việc đãi ngộ, động viên, khen thưởng... Sự khác biệt thậm chí chênh lệch này đã khiến cho một bộ phận cán bộ, phóng viên của một số Đài có tâm lý so sánh chán nản dẫn tới việc làm cầm chừng, chỉ dừng lại ở đủ định mức.

Trong bối cảnh hiện nay của nước ta, vấn đề chế độ đối với hoạt động của nhà báo, vấn đề kinh phí cho hoạt động của cơ quan báo chí đang gặp khó khăn vì hiện có những thay đổi trong sắp xếp cơ quan báo chí trong đó có truyền hình; mặt khác một số Đài đã chuyển sang tự chủ về tài chính (tự thu, tự chi), một số đài vẫn cò được Nhà nước hỗ trợ về ngân sách nhưng nguồn ngân sách này hạn hẹp; quy định chi tiêu nghiêm ngặt và quá cụ thể nên có những khoản đầu tư mua sắm, nhất là các trang thiết bị hiện đại thì chưa được thực hiện được kịp thời; hay dự toán kinh phí được duyệt thường thấp hơn và chậm hơn so với yêu cầu của đơn vị dự toán... Đó chính là những điều khó khăn đặt ra hiện nay, các Đài phải đối mặt. Tuy nhiên, trước thực tế này mỗi nhà Đài phải chủ động tìm lối ra nhất là tìm nguồn kinh phí duy trì hoạt động của Đài. Nhà đài cần phải cho mỗi cán bộ phóng viên hiểu, nguồn tài chính chỉ có được khi có khán giả và để có khán giả cần phải có những tác phẩm truyền hình nói chung, các tác phẩm phóng sự nói riêng thiết thực, sinh động và hấp dẫn.

Các nhà đài cần đầu tư tham khảo việc tìm kiếm nguồn thu, chế độ đãi ngộ ở những Đài làm tốt để xây dựng một cơ chế tài chính phù hợp. Phóng

viên, biên tập viên cần được tính toán chi trả nhuận bút ưu ái hơn vì đặc thù của nghề nghiệp. Hằng ngày, trong quá trình tác nghiệp, các phóng viên, biên tập viên có thể phải đối đầu với nhiều tình huống đột xuất, nguy hiểm, bị đe dọa về sức khỏe, tính mạng... Làm được điều này với cơ chế chính sách phù hợp sẽ góp phần động viên những người tác nghiệp phát huy sự nhiệt tình, năng lực, sở trường trong công việc và điều đó sẽ, tác động không nhỏ đến cả hệ thống làm công tác truyền hình nói chung trong đó có việc sử dụng hình ảnh trong phóng sự truyền hình của phóng viên nói riêng.

3.1.4. Thường xuyên thăm dò ý kiến của khán giả xem Đài

Lãnh đạo các Đài, cũng như đội ngũ những người làm truyền hình luôn phải đặt khán giả làm trung tâm của mọi hoạt động truyền thông, sản phẩm truyền hình sản xuất ra để cho công chúng, khán giả xem nên phải đặt vị trí của mình vào vị trí của khán giả. Để sản phẩm truyền hình nói chung, các phóng sự truyền hình nói riêng có sự tác động mạnh đến công chúng thì những người làm chương trình phải đầu tư công sức, trí tuệ, nắm bắt được những đặc điểm của đời sống xã hội, tâm lý, khả năng tiếp nhận chương trình

Một phần của tài liệu Sử dụng hình ảnh trong phóng sự truyền hình (khảo sát một số tác phẩm dự thi đạt giải liên hoan truyền hình toàn quốc lần thứ 35 (Trang 102 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)