0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Một số giải pháp chủ yếu

Một phần của tài liệu KINH TẾ DU LỊCH PHÁT TRIỂN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Ở HUYỆN HẠ HÒA, TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY (Trang 79 -113 )

8. Kết cấu của luận văn

3.2. Một số giải pháp chủ yếu

3.2.1. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách

- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung và hoàn chỉnh những nội dung quy định của Luật Du lịch và các luật liên quan; hoàn thiện các cơ chế, chính sách và các quy định của pháp luật nhằm thúc đẩy phát triển du lịch.

- Tạo môi trƣờng thông thoáng, hỗ trợ và khuyến khích doanh nghiệp chủ động phát huy vai trò động lực thúc đẩy phát triển du lịch.

- Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đ ầu tƣ vào các địa bàn trọng đi ểm du lịch; tạo môi trƣờng đầu tƣ thu hút các nguồn lực trong và ngoài nƣớc; chính sách mở rộng các loại hình dịch vụ giải trí mới.

- Xây dựng và thực hiện chính sách h ỗ trợ xúc tiến quảng bá trong và ngoài nƣớc; cơ chế tham gia và xã h ội hoá trong xúc tiến quảng bá và đào tạo du lịch; chính sách huy đ ộng cộng đồng ngƣời Việt ở nƣ ớc ngoài tham gia quảng bá cho du lịch Việt Nam.

- Xây dựng và thực thi cơ chế khuyến khích ch ất lƣợng và hiệu quả du lịch thông qua hệ thống đánh giá, thừa nhận và tôn vinh thƣơng hiệu, nhãn hiệu, danh hiệu, địa danh.

- Có chính sách kích c ầu du lịch nội địa thông qua việc điều chỉnh chế độ làm việc và nghỉ ngơi (nghỉ lễ, nghỉ phép, nghỉ hè, nghỉ đông...)

Thực tế cho thấy vai trò quan trọng của cơ chế chính sách đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc nói chung, của các ngành kinh tế nói riêng trong đó có du lịch.

Cơ chế chính sách về thuế: Trên cơ sở các chính sách về thuế của Nhà nƣớc, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng nghiên cứu xây dựng một số cơ chế đặc thù của địa phƣơng có thể áp dụng đƣợc tùy tình hình cụ thể của từng địa phƣơng mình. Theo hƣớng đó có thể đề xuất áp dụng việc ƣu tiên miễn giảm

74

thuế đặc biệt là thuế sử dụng đất ở những vùng kinh tế còn khó khăn, hệ thống cơ sở hạ tầng còn yếu kém, số lƣợng hộ nghèo còn nhiều; miễn giảm thuế hoặc không thu thuế trong những năm đầu đối với một số lĩnh vực kinh doanh du lịch mới hoạt động để tạo động lực khuyến khích các doanh nghiệp, lƣu ý cho những hoạt động khai thác du lịch cộng đồng.

Ngoài ra cũng cần nghiên cứu xây dựng và đề xuất cho phép áp dụng cơ chế chính sách giảm thuế nhập khẩu đối với một số loại tƣ liệu sản xuất trong ngành du lịch - khách sạn mà trong nƣớc chƣa sản xuất đƣợc nhƣ các thiết bị vui chơi, giải trí, máy bảo quản và chế biến thực phẩm, các thùng bán nƣớc giải khát tự động, các phƣơng tiện vận chuyển chuyên dùng,… Đặc biệt các thiết bị sử dụng công nghệ, năng lƣợng thân thiện với môi trƣờng, vì đây là đƣợc coi là những tƣ liệu sản xuất trong ngành du lịch để tạo ra những sản phẩm du lịch có chất lƣợng cao phục vụ nhu cầu ngày càng cao cho du khách.

Cơ chế chính sách về huy động vốn đầu tƣ: Trên cơ sở Luật pháp của Nhà nƣớc và tình hình thực tế của địa phƣơng, có thể tạo mọi điều kiện thuận lợi và đơn giản hóa các thủ tục hành chính để thu hút các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc cũng nhƣ khuyến khích thu hút vốn đầu tƣ trong dân. Nghiên cứu xây dựng một số cơ chế ƣu đãi đối với các nhà đầu tƣ vào các lĩnh vực ƣu tiên đặc biệt là loại du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa - lễ hội - làng nghề, du lịch sinh thái,…

Trong những nội dung quan trọng cần cần nghiên cứu xây dựng của “cơ chế chính sách về huy động vốn đầu tƣ” là đảm bảo đƣợc sự công bằng và điều hòa lợi ích trong quá trình đầu tƣ khai thác kinh doanh giữa các chủ đầu tƣ, chủ thể quản lý lãnh thổ hành chính, chủ thể có quyền quản lý sử dụng tài nguyên du lịch, tài nguyên đất, nƣớc,… và cộng đông dân cƣ địa phƣơng,…

Cơ chế chính sách về thị trƣờng: Trên cơ sở nghiên cứu về thị trƣờng du lịch bao gồm cả thị trƣờng trong và ngoài nƣớc, các ngành chức năng của tỉnh cần nghiên cứu cơ chế chính sách thích hợp nhằm khai thác tối đa tiềm năng của các thị trƣờng này. Kèm theo đó là các cơ chế chính sách về dịch vụ bảo hiểm,

75

dịch vụ ngân hàng, dịch vụ y tế, thƣờng xuyên mở các chƣơng trình khuyến mãi giá cả, những đoàn khách lớn cần có những ƣu đãi; giảm giá cho học sinh, sinh viên, ngƣời già, trẻ em và ngƣời tàn tật. Vào những mùa du lịch cao điểm phải tăng cƣờng thêm nhân viên ngành du lịch ở những điểm thu hút nhiều khách để tránh những trƣờng hợp phục vụ thiếu chu đáo.

Chính sách về đất: Đất đai là nguồn tài nguyên hữu hạn và quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và cho ngành du lịch nói riêng. Các chính sách hợp lý và khả thi về đất đai sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích đầu tƣ phát triển du lịch.

Chính sách về khoa học kỹ thuật: Có chính sách khuyến khích và đầu tƣ thích đáng từ ngân sách Nhà nƣớc. Công tác nghiên cứu khoa học công nghệ trong ngành du lịch nhằm thu hút khả năng và trí tuệ của các nhà chuyên môn, các nhà khoa học trong và ngoài ngành du lịch để phục vụ cho sự nghiệp phát triển du lịch. Chú trọng hơn nữa công tác nghiên cứu và ứng dụng trong việc thích ứng với biến đổi khí hậu và mực nƣớc biển dâng. Cần có một lực lƣợng chuyên nghiên cứu về môi sinh với những tác động của môi trƣờng ảnh hƣởng đến ngành du lịch và ngƣợc lại. Lực lƣợng này hoạt động ngay trong các doanh nghiệp chuyên kinh doanh về du lịch để đảm bảo sự phát triển bền vững ngành.

3.2.2. Nhóm giải pháp về các nguồn lực DL ở huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ

3.2.2.1. Giải pháp về đầu tư phát triển du lịch

Tập trung đầu tƣ từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nƣớc theo hƣớng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm làm cơ sở kích thích phát triển du lịch trên địa bàn toàn thành phố; trƣớc mắt ƣu tiên đầu tƣ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng tại các trọng điểm phát triển du lịch, các khu du lịch, các điểm du lịch mũi nhọn của tỉnh, huyện.

Thực hiện xã hội hóa phát triển du lịch, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh du lịch dƣới các hình thức khác nhau; thực hiện xã hội hóa đầu tƣ, bảo vệ, tôn tạo di tích,

76

thắng cảnh, các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch. Tiếp tục hoàn chỉnh cơ chế quản lý đầu tƣ, tạo môi trƣờng thông thoáng về đầu tƣ phát triển du lịch, đơn giản hóa các thủ tục hành chính và phát triển các dịch vụ hỗ trợ đầu tƣ để thu hút các nhà đầu tƣ. Tạo sự bình đẳng giữa đầu tƣ trong nƣớc và ngoài nƣớc, giữa tƣ nhân với Nhà nƣớc; mở rộng các hình thức thu hút đầu tƣ cả trong và ngoài nƣớc nhƣ các hình thức BOT, BTO, BT,…

Có chính sách và giải pháp tạo nguồn vốn phát triển du lịch, huy động mọi nguồn vốn để giải quyết về nhu cầu đầu tƣ, đảm bào tốc độ tăng trƣởng GDP du lịch theo tính toán dự báo, bao gồm:

Vốn từ nguồn tích lũy GDP của các doanh nghiệp du lịch trong huyện; vốn vay ngân hàng; thu hút vốn đầu tƣ từ các doanh nghiệp trong cả nƣớc, vốn trong dân thông qua Luật khuyến khích đầu tƣ; vốn thông qua cổ phần hóa các doanh nghiệp; dùng quỹ đất để tạo nguồn vốn thông qua hình thức cho thuê đất trả tiền trƣớc, đổi đất lấy cơ sở hạ tầng có giới hạn thời gian,…

Tạo mọi điều kiện thuận lợi (có thể xây dựng các cơ chế ƣu đãi về thuế, về thủ tục hành chính) để thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) hoặc liên doanh với nƣớc ngoài,…với nguồn vốn này cần ƣu tiên cho các nhà đầu tƣ có đủ năng lực để đầu tƣ xây dựng các dự án du lịch trọng điểm của tỉnh.

Vốn ngân sách Nhà nƣớc (cả trung ƣơng và địa phƣơng) ƣu tiên sử dụng vào việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng nội bộ tại các khu du lịch trọng điểm; vào công tác bảo vệ và tôn tạo tài nguyên, xúc tiến quảng bá du lịch,…

3.2.4.2. Tăng cường liên kết với các huyện và và tỉnh lân cận

Việc tăng cƣờng liên kết có ý nghĩa vô cùng to lớn trong phát triển du lịch bền vững. Bởi lẽ sẽ có sự trùng lắp trong khâu thiết kế, tổ chức tour với các sản phẩm du lịch. Điều này sẽ làm cho du khách cảm thấy nhàm chán và không còn cảm thấy thú vị trong chuyến đi. Sự liên kết sẽ giữa các hãng lữ hành trong và ngoài tỉnh, rộng hơn là vùng sẽ giúp kéo dài thời gian lƣu trú, tăng mức tiêu xài của du khách nhằm tăng thêm doanh thu cho ngành du lịch. Đồng thời sẽ tránh

77

đƣợc sự trùng lắp trong các hoạt động, tạo đƣợc sản phẩm du lịch đặc trƣng mang đậm thƣơng hiệu của tỉnh.

Hoạt động liên kết này phải thực hiện thƣờng xuyên trong suốt quá trình hoạt động để đảm bảo cho ngành du lịch đƣợc phát triển bền vững. Tuy nhiên để đạt đƣợc hiệu quả cao nhất trong sự phối hợp ấy thì điều quan trọng phải quan tâm đến là đội ngũ nhân viên hoạt động trong ngành du lịch mà nhất là các nhà quản lý, điều hành. Một lực lƣợng lao động với trình độ chuyên môn cao, am hiểu thị hiếu của khách theo từng thời điểm là một trong những nhân tố tạo nên sự thành công lớn cho ngành du lịch. Bên cạnh đó, kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật hoàn thiện và hiện đại là động lực để cho sự liên kết thêm hiệu quả.

3.2.3. Nhóm giải pháp làm tăng các điều kiện cho hoạt động kinh tế du lịch phát triển theo hướng bền vững ở huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ

3.2.3.1. Tăng cường công tác quản lý của Nhà nước về du lịch

Đổi mới và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nƣớc về du lịch; tăng cƣờng sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong quản lý hoạt động kinh doanh du lịch; tạo hành lang pháp lý và môi trƣờng thuận lợi để các thành phần kinh tế hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch đúng pháp luật, có hiệu quả. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện, cơ chế thu hút đầu tƣ hạ tầng và kinh doanh du lịch, dịch vụ. Làm tốt công tác quản lý quy hoạch, đất đai, bảo vệ môi trƣờng; đảm bảo sự hài hòa giữa khai thác, sử dụng và bảo tồn, phát triển tài nguyên du lịch. Tăng cƣờng quản lý Nhà nƣớc đối với các hoạt động kinh doanh có điều kiện; đảm bảo giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Tăng cƣờng công tác phối hợp với các cấp, các ngành, các doanh nghiệp trong huy động, bố trí nguồn lực, tổ chức xúc tiến đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử, nâng cao chất lƣợng kinh doanh dịch vụ du lịch. Chú trọng việc chấp hành pháp luật về công tác bảo vệ môi trƣờng, cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch sử văn hoá, các giá trị văn

78

hóa tâm linh; làm tốt công tác bảo vệ, quản lý, khai thác tài nguyên du lịch tại các điểm du lịch.

Hạ Hòa cần sớm xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật về du lịch nhƣ quy chế quản lý các khu, điểm du lịch, quy chế xây dựng các công trình du lịch, thuế,… nhằm tạo một cơ sở pháp lý thuận lợi hơn để khuyến khích và mở rộng phát triển du lịch trên địa bàn huyện. Công tác này hết sức quan trọng vì trong thời buổi hội nhập thì việc ban hành các văn bản quy định, điều khoản không thể thiếu để thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài. Tuy nhiên với cơ chế gọn nhẹ, chính sách của tỉnh thông thoáng thì việc mời gọi đầu tƣ sẽ thuận lợi hơn.

Huyện cần sớm đầu tƣ xây dựng và hoàn thành quy hoạch chi tiết và thực hiện quản lý chặt chẽ việc xây dựng theo quy hoạch ở các khu du lịch trọng điểm. Việc đầu tƣ vào các khu du lịch trọng điểm có ý nghĩa quan trọng để thu hút khách du lịch trong và ngoài nƣớc.

Phòng Văn hóa-Thông tin huyện thực hiện các chức năng quản lý nhà nƣớc đối với tất cả các đối tƣợng, thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động, kinh doanh trong lĩnh vực du lịch và dịch vụ du lịch trên địa bàn huyện. Đồng thời là cơ quan tham mƣu cho UBND huyện xây dựng các quy hoạch, chiến lƣợc đầu tƣ phát triển và ban hành những quy định quản lý đối với từng đối tƣợng, loại hình sản phẩm du lịch trên địa bàn huyện.

Đi đầu trong việc thành lập các hiệp hội, mạng lƣới doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh du lịch lữ hành, lƣu trú, các khu du lịch, hay làng nghề để tăng cƣờng hiệu quả kinh doanh, phối hợp tổ chức các sự kiện có tầm cỡ quốc gia, quốc tế và đảm bảo cạnh tranh lành mạnh để phát triển lâu dài và bền vững.

3.2.3.2. Nâng cao nhận thức về phát triển du lịch bền vững

Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về vị trí, vai trò của du lịch và trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của huyện; trách nhiệm gìn giữ, bảo tồn phát huy các giá trị văn hoá, lịch sử, tâm linh trên địa bàn. Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động giới thiệu quảng

79

bá về hình ảnh thiên nhiên, con ngƣời, truyền thống văn hóa và sản vật quê hƣơng Hạ Hòa. Tổ chức thƣờng niên các hoạt động văn hóa văn nghệ; kết hợp giữa tổ chức các hoạt động chào mừng các sự kiện trọng đại của các cấp, các ngành hàng năm gắn với việc tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu đến du khách thập phƣơng và thu hút các nhà đầu tƣ. Tăng cƣờng công tác tuyên tuyền quảng bá trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền trực quan; quảng bá tiềm năng du lịch thông qua tổ chức các lễ hội truyền thống; giới thiệu các sản phẩm du lịch, đề xuất tạo các tour, tuyến du lịch thu hút các nhà đầu tƣ.

Tiếp tục phối hợp với Trung tâm xúc tiến đầu tƣ của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ; Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch tỉnh Phú Thọ tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tƣ hạ tầng kinh doanh dịch vụ du lịch tại vùng phụ cận Khu du lịch Đầm Ao Châu; các điểm du lịch trung tâm của huyện nhƣ: Đền Mẫu Âu Cơ, Đền Chu Hƣng, Ao Giời - Suối Tiên…

3.2.3.3. Bảo vệ tài nguyên và môi trường

Phát triển du lịch bền vững đó là sự phát triển du lịch đi đôi với việc bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Đây là một trong những quan điểm quan trọng trong phát triển du lịch Hạ Hòa. Phát triển du lịch phải đảm bảo sự bền vững về môi trƣờng tự nhiên, môi trƣờng văn hóa xã hội để không làm ảnh hƣởng tới sự phát triển trong tƣơng lai.

Cần phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm gắn với bảo vệ môi trƣờng tự nhiên, môi trƣờng văn hóa xã hội từ đó đặt ra các kế hoạch và cơ chế quản lý phù hợp với việc tôn tạo, khai thác tài nguyên thiên nhiên, nhân văn, để đảm bảo cho môi trƣờng tự nhiên của các khu danh lam thắng cảnh phục vụ du lịch không bị xâm hại mà còn đƣợc bảo trì và nâng cấp tốt hơn nữa nhằm phục vụ tốt cho cả thế hệ sau.

Chúng ta muốn phát triển du lịch bền vững một điều quan trọng cần quan tâm đó là phát triển du lịch gắn với việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Đây là một trong nhũng yếu tố mang lại sự bền vững cho phát triển du lịch.

80

Một phần của tài liệu KINH TẾ DU LỊCH PHÁT TRIỂN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Ở HUYỆN HẠ HÒA, TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY (Trang 79 -113 )

×