Đánh giá tình hình kinh tế du lịch phát triển theo hƣớng bền vững ở huyện Hạ Hòa,

Một phần của tài liệu Kinh tế du lịch phát triển theo hướng bền vững ở huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 64 - 70)

8. Kết cấu của luận văn

2.3. Đánh giá tình hình kinh tế du lịch phát triển theo hƣớng bền vững ở huyện Hạ Hòa,

vững ở huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ từ năm 2010 đến nay

2.3.1. Kết quả đạt được

2.3.1.1. Về kinh tế

Trong giai đoạn 2011 - 2015, tổng nguồn vốn đầu tƣ các hạng mục phục vụ phát triển du lịch của Hạ Hòa đạt hơn 100 tỷ đồng, trong đó vốn huy động từ doanh nghiệp và dân cƣ là 46,5 tỷ đồng. Cùng với đó, huyện cũng tập trung khai thác tiềm năng lợi thế qua việc xây dựng các sản phẩm và tổ chức hoạt động du lịch; khai thác lợi thế của hai khu di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia là đền Mẫu Âu Cơ và đền Chu Hƣng xã Ấm Hạ, huyện đã chỉ đạo hình thành các sản phẩm du lịch gắn với văn hóa. Nhận định tiềm năng về du lịch sinh thái bƣớc đầu đã nhận đƣợc sự quan tâm của du khách, huyện đã khuyến khích phát triển một số mô hình kinh tế đồi vƣờn, trang trại và tạo điều kiện hình thành một số sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nhƣ chè, bí đao, măng sặt, củ ấu... mang dấu ấn đặc trƣng riêng của Hạ Hòa. Từ đó đã tổ chức đƣợc một số các điểm thăm quan tại các thắng cảnh trên địa bàn nhƣ: leo núi ngắm thác tại Ao Giời - Suối Tiên, du thuyền ngắm cảnh tại đầm Ao Châu, thăm quan các trang trại, gia trại kết hợp ẩm thực tại Phụ Khánh... Nhìn chung trên cơ sở tiềm năng, lợi thế của huyện, một số sản phẩm và hoạt động du lịch bƣớc đầu đƣợc hình thành, góp phần vào tăng trƣởng và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế của huyện. Trong 5 năm 2011 - 2015, tổng giá trị sản xuất của ngành du lịch - dịch vụ Hạ Hòa ƣớc đạt 167,6 tỷ đồng.

Xây dựng đƣợc quy hoạch và các kế hoạch, các chƣơng trình DL. Hƣớng trọng tâm của công tác quy hoạch vào xây dựng không gian DL với các khu, điểm đến hợp lý, đẩy mạnh liên kết vùng trong phát triển du lịch của địa phƣơng với các huyện, tỉnh lân cận và trong nội huyện. Đã quy hoạch các vùng

59

DL trọng điểm, các khu dự trữ sinh quyển... Các quy hoạch khu DL đều đƣợc tiến hành theo đúng trình tự làm cơ sở kêu gọi các dự án đầu tƣ DL. Thực tế công tác quy hoạch các khu DL đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc quản lý tài nguyên, quản lý đất, xây dựng sản phẩm du lịch và góp phần đem lại hiệu quả kinh tế xã hội. Các mô hình phát triển du lịch về cơ bản đã phát huy đƣợc việc khai thác hợp tài nguyên và mang lại hiệu quả rõ rệt trong tăng trƣởng ngành DL và hƣớng tới phát triển bền vững.

2.3.1.2. Về xã hội

Huyện đã phân tích tiềm năng du lịch và xác định đƣợc các yếu tố mang tính quyết định đối với sự phát triển du lịch. Đồng thời xác định đƣợc các sản phẩm du lịch đặc trƣng của huyện, đẩy mạnh đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng và khai thác các tiềm năng. Các mục tiêu phát triển du lịch về cơ bản phù hợp với điều kiện sẵn có và phát huy sức mạnh tổng hợp của các doanh nghiệp du lịch, các nhà đầu tƣ và cộng đồng dân cƣ.

Huyện đã tập trung đào tạo đội ngũ lao động ngành DL và tạo đƣợc bƣớc đổi thay khá rõ nét cả về số lƣợng và chất lƣợng. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có lực lƣợng lao động trực tiếp và gián tiếp làm DL, trong đó hàng trăm cán bộ, công nhân viên đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ quản lý, kỹ năng nghiệp vụ nghề cũng nhƣ văn hoá giao tiếp ứng xử. Công tác tập huấn nâng cao nhận thức DL và văn hoá ứng xử cho cộng đồng dân cƣ cũng đƣợc quan tâm thƣờng xuyên. Hệ thống các cơ sở đào tạo nghề về DL có nhiều chuyển biến mới qua quá trình sàng lọc, cơ sở vật chất và chất lƣợng đội ngũ giảng viên đƣợc đầu tƣ, nâng cấp theo tiêu chuẩn quy định.

2.3.1.3. Về môi trường

Trong quá trình phát triển các hoạt động du lịch, không ngừng kiểm tra, giám sát việc bảo vệ môi trƣờng, đa dạng sinh học và các nguồn lợi; thực hiện triệt để việc đánh giá tác động môi trƣờng và xây dựng các công trình xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn đối với các dự án đầu tƣ mới. Giảm thiểu tối đa việc thải chất

60

thải vào môi trƣờng; kiểm soát khá chặt chẽ nguồn nƣớc thải từ các nhà máy, xí nghiệp sản xuất chế biến, nƣớc thải từ sản xuất nông nghiệp, từ làng nghề, nƣớc thải sinh hoạt chảy vào các dòng sông, nhất là hệ thống sông ngòi đổ trực tiếp ra biển. Thời gian qua, một số địa phƣơng đã ban hành quy định về bảo vệ môi trƣờng ở các xã, phƣờng, vận động nhân dân không đổ rác, phế thải ra dƣờng, nơi công cộng. Đa số các DN kinh doanh dịch vụ DL đã sử dụng thùng rác 2 ngăn để đựng rác vô cơ và hữu cơ, vì vậy hiệu quả xử lý rác thải đạt cao. Đặc biệt, tăng cƣờng trồng thêm nhiều cây xanh, góp phần làm tăng diện tích cây xanh, diện tích rừng phòng hộ nhằm tạo cảnh quan, cải thiện khí hậu khu vực và hƣớng đến một nền “Du lịch Xanh - bền vững”.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Một số hạn chế

Một là, về thị trƣờng, mặc dù trong thời gian qua, cơ cấu thị trƣờng khách đã có nhiều thay đổi nhƣng vẫn chƣa thu hút đƣợc nhiều khách du lịch từ những thị trƣờng khách du lịch cao cấp, tỷ trọng khách du lịch thuần túy, nghỉ dƣỡng dài ngày, chi tiêu nhiều vẫn còn thấp. Việc mở rộng và phát triển thị trƣờng còn nhiều bị động, phụ thuộc nhiều vào các hãng lữ hành và hạn chế bởi các cửa vào hàng không. Du lịch đƣờng bộ còn hạn chế bởi cơ sở hạ tầng yếu kém. Mặc dù, tốc độ tăng trƣởng về lƣợng khách du lịch và thu nhập từ khách du lịch trong vùng tƣơng đối cao, nhƣng tỷ trọng so với cả nƣớc còn thấp, chƣa đƣợc cải thiện và chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, lợi thế so sánh về du lịch của toàn huyện.

Tốc độ phát triển của kinh tế du lịch còn chậm, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng vốn có của địa phƣơng: đây là vùng có lợi thế về tiềm năng cho phát triển kinh tế du lịch với điều kiện giao thông tƣơng đối thuận lợi, cảnh quan thiên nhiên đa dạng, độc đáo, lại có bề dày về truyền thống văn hóa, lịch sử tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế du lịch phát triển. Tuy nhiên, hiện nay, sự phát triển của kinh tế du lịch trên địa bàn các tỉnh còn chậm: chƣa thu hút đƣợc nhiều du khách quốc tế, thu nhập từ khách du lịch hàng năm đã tăng lên nhƣng chƣa tạo

61

ra đƣợc bƣớc đột phá... Nhìn chung, sự phát triển kinh tế du lịch ở huyện Hạ Hòa chƣa tƣơng xứng với tiềm năng vốn có của mình.

Hai là, sản phẩm du lịch của vùng còn chƣa đặc sắc, sức cạnh tranh còn chƣa cao. Trong thời gian qua, huyện đã có nhiều chủ trƣơng trong việc nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm du lịch trong hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, phƣơng pháp xây dựng các sản phẩm du lịch còn mang tính chủ quan, dựa vào khai thác tài nguyên sẵn có của địa phƣơng, thiếu đầu tƣ và chƣa dựa vào thế mạnh đặc thù về tiềm năng tài nguyên theo nhu cầu cụ thể của từng thị trƣờng. Việc phát triển sản phẩm du lịch còn “mạnh ai nấy làm” dẫn đến sản phẩm du lịch còn “trùng lắp, na ná nhƣ nhau”, thiếu vắng những sản phẩm du lịch đặc thù, đặc sắc. Mặt khác, một trong những yếu tố rất quan trọng trong chiến lƣợc cạnh tranh của các sản phẩm du lịch trên thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế là giá cả sản phẩm du lịch. Thực tế, giá cả các sản phẩm du lịch trong thời gian qua còn khá cao. Vì thế, kinh tế du lịch của huyện đã bỏ lỡ nhiều cơ hội thuận lợi thu hút khách trong nƣớc và đặc biệt là khách quốc tế.

Ba là, cơ cấu kinh tế tuy có sự chuyển dịch theo hƣớng tích cực, nhƣng tốc độ chuyển dịch còn chậm, chƣa đƣợc nhƣ mong muốn.

Trong sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ấy, kinh tế du lịchđóng góp với tỷ lệ nhỏ, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng vốn có của huyện. Đồng thời, cơ cấu các thành phần kinh tế cũng có sự chuyển dịch về vốn từ các thành phần kinh tế thuộc sở hữu nhà nƣớc và tập thể sang thành phần kinh tế tƣ nhân và kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Các doanh nghiệp du lịch nhà nƣớc đƣợc chuyển dịch theo xu hƣớng cổ phần hóa. Tuy nhiên, sự chuyển dịch đó, vẫn còn mang nặng tính hình thức, nhiều doanh nghiệp du lịch sau chuyển đổi vẫn trong tình trạng “bình mới rƣợu cũ”.

Bốn là, hoạt động kinh doanh lữ hành còn mỏng và thiếu tính chuyên nghiệp, hiệu quả kinh doanh thấp, khả năng cạnh tranh còn yếu.

62

Hiện nay, năng lực về nghiệp vụ của hầu hết các doanh nghiệp lữ hành du lịch ở Phú Thọ nói chung, huyện Hạ Hòa nói riêng còn nhiều hạn chế. Trình độ cán bộ quản lý trong nhiều doanh nghiệp lữ hành du lịch còn chƣa cao, chƣa tiếp cận tốt với kiến thức, phong cách quản lý hiện đại; cơ cấu tổ chức doanh nghiệp nhà nƣớc còn quá cồng kềnh, không năng động, linh hoạt. Các doanh nghiệp lữ hành du lịch tại địa phƣơng chỉ tổ chức dịch vụ từng phần nên hiệu quả kinh doanh chƣa cao. Đối với khách du lịch nội địa, các doanh nghiệp lữ hành du lịch chủ yếu mới thực hiện nối tour và thực hiện một số dịch vụ tại địa phƣơng.

2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

- Huyện Hạ Hòa là địa bàn còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí không đều. Hoạt động DL chịu ảnh hƣởng nhiều bởi tính thời vụ, thiên tai thƣờng xuyên xảy ra.

- Nguồn lực tài nguyên du lịch không tập trung mà phân bố rải rác khắp nơi trên địa bàn huyện, đây là một trong những khó khăn trong việc PTDL, đặc biệt là đầu tƣ cơ sở hạ tầng, giao thông tại các nơi xa trung tâm.

- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch nhìn chung còn kém phát triển, chƣa thực sự tạo điều kiện cho khách tiếp cận thuận lợi tới các khu/điểm DL và đảm bảo vệ sinh, môi trƣờng cho hoạt động DL. Việc hỗ trợ đầu tƣ phát triển cơ sở hạ thầng DL ở huyện mặc dù đã đƣợc Nhà nƣớc hỗ trợ nhƣng còn thấp so với nhu cầu phát triển du lịch và còn manh mún, dàn trải, chƣa có đƣợc những dự án đầu tƣ có sức bật và có trọng điểm là cú hích cho DL huyện cũng nhƣ các địa phƣơng.

- Hệ thống cơ sở lƣu trú có quy mô còn nhỏ, thiếu tiện nghi. Trang thiết bị ở một số nhà nghỉ đã cũ, không đồng bộ cần đƣợc nâng cấp. Tiện nghi trong phòng chất lƣợng thấp, các dịch vụ bổ sung còn nghèo nàn. Hầu hết cơ sở lƣu trú tập trung tại các trọng điểm DL, không phân bố đồng đều. Bên cạnh đó, thiếu cơ sở vui chơi giải trí và trung tâm mua sắm cao cấp.

63

-Sự ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu dẫn đến việc khách DL hạn chế chi tiêu hơn. Khách DL thƣờng là khách quá cảnh và khách nối tuyến.

- Các DN đa phần có quy mô nhỏ, năng lực cạnh tranh yếu, sự liên kết còn hạn chế, hoạt động lữ hành thiếu tính chuyên nghiệp, hoạt động chƣa ổn định nên hiệu quả không cao... thiếu đội ngũ cán bộ, quản lý, kinh doanh mang tính nghiệp vụ, ngoại ngữ, công nhân có tay nghề. Phần lớn DN hoạt động theo thời vụ nên chƣa thực sự coi trọng việc đào tạo đội ngũ nhân viên có tay nghề cao. Các DN trong huyện khó giữ chân đƣợc lao động giỏi.

Nhìn chung trong thời gian qua, đƣợc sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng và chính quyền địa phƣơng, sự phối hợp của các cấp, các ngành, sự hƣởng ứng của nhân dân, sự hỗ trợ của quốc tế và nỗ lực của toàn ngành DL huyện Hạ Hòa, mặc dù còn tồn tại một số hạn chế nhất định nhƣng du lịch huyện Hạ Hòa đã có bƣớc phát triển quan trọng, có nhiều nỗ lực để vƣợt qua khó khăn do ảnh hƣởng khách quan chung toàn cầu.

64

Chƣơng 3:

NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THÚC ĐẨY KINH TẾ DU LỊCH PHÁT TRIỂN THEO HƢỚNG BỀN VỮNG Ở HUYỆN HẠ HÒA,

TỈNH PHÚ THỌ

Một phần của tài liệu Kinh tế du lịch phát triển theo hướng bền vững ở huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)