Những đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội của huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ có ảnh

Một phần của tài liệu Kinh tế du lịch phát triển theo hướng bền vững ở huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 48 - 54)

8. Kết cấu của luận văn

2.1.Những đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội của huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ có ảnh

tỉnh Phú Thọ có ảnh hƣởng đến sự phát triển kinh tế du lịch theo hƣớng bền vững

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ

Hạ Hoà nằm ở phía Bắc tỉnh Phú Thọ, cách trung tâm tỉnh lỵ 70 km; phía Bắc giáp các huyện Trấn Yên, Văn Trấn, Yên Bình của tỉnh Yên Bái; phía Đông

43

giáp huyện Đoan Hùng; phía Tây giáp huyện Yên Lập; phía Nam giáp huyện Thanh Ba của tỉnh Phú Thọ. Tổng diện tích tự nhiên 33.994 ha. Tổng số dân trên 109.600 ngƣời; có 32 xã và 1 thị trấn.

Hạ Hoà ở vị trí chuyển tiếp giữa vùng trung du và miền núi phía Bắc, chịu ảnh hƣởng của hai vùng khí hậu giữa đông và tây bắc bộ, thời tiết điều hoà, đất đai màu mỡ. Địa hình chia thành hai vùng: Vùng đồi núi chiếm trên 80% diện tích, vùng đồng bằng ven sông khoảng 20%.

Hạ Hoà là vùng đất có truyền thống lịch sử lâu đời, tƣơng truyền là nơi dừng chân của Mẹ Âu Cơ khi đƣa 50 ngƣời con lên ngàn khai sơn phá thạch; là cái nôi của văn nghệ kháng chiến Việt Nam. Nhân dân Hạ Hoà có truyền thống yêu nƣớc và cách mạng. Trên địa bàn huyện có hai chiến khu cách mạng; huyện và 4 xã trong huyện đã đƣợc phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lƣợng vũ trang nhân dân trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

2.1.2. Đặc điểm chính trị, kinh tế - xã hội

Khi mới thành lập, Hạ Hòa chỉ là huyện thuần nông, cơ sở hạ tầng yếu kém, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chủ yếu là sản xuất nông cụ, vật liệu xây dựng, chế biến nông - lâm sản chỉ để phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân tại chỗ. Xác định phát triển kinh tế là yếu tố tiên quyết giúp cho sự thành công trên nhiều lĩnh vực khác. Vì vậy, Đảng bộ và nhân dân huyện Hạ Hòa đã bắt tay vào hành động ngay chính trên mặt trận sản xuất ra của cải vật chất, huyện đã mạnh dạn thay đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống cây trồng vật nuôi, đƣa nhanh tiến bộ KHKT vào sản xuất, hình thành các vùng sản xuất hàng tập trung. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế năm 2011 đạt 11,7%, Tổng sản lƣợng lƣơng thực từ 38.000 tấn (2006) lên 45.000 tấn (2011), thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt trên 16,8 triệu đồng.

Trong 5 năm 2010-2015, huyện Hạ Hoà đạt tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân 11,33%; trong đó nông - lâm nghiệp tăng 5,7%; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng 19%; dịch vụ tăng 15%. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực theo hƣớng tăng dần tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công

44

nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng sản xuất nông - lâm nghiệp. Hạ Hoà đã thu hút và huy động hơn 300 tỷ đồng vốn đầu tƣ; có 4200 ngƣời đƣợc giải quyết việc làm; thu ngân sách hàng năm tăng 10%. Đã có 100% số xã thị trấn có điện lƣới quốc gia.

Ngoài việc phát triển dịch vụ để đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng; Hạ Hoà còn có điều kiện rất lớn cho phát triển dịch vụ du lịch. Điều kiện tự nhiên gắn với truyền thống lịch sử, trên địa bàn huyện đã hình thành tiềm năng du lịch tâm linh, hƣớng về cội nguồn và du lịch sinh thái. Các địa danh nhƣ đền thờ Quốc Mẫu Âu Cơ, đền Chu Hƣng, đầm Ao Châu, Ao Giời- suối Tiên...đã và đang trở thành nơi tham quan, nghỉ dƣỡng; đồng thời hình thành tour gắn với du lịch trong và ngoài vùng nhƣ Đền Hùng- đền Mẫu Âu Cơ- Yên Bái, Đền Hùng- Đền Mẫu Âu Cơ- Ao Giời- suối Tiên...

Tập trung phát triển nông - lâm nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa gắn với chế biến và nhu cầu thị trƣờng; Phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp theo hƣớng nâng cao chất lƣợng, sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa, có cơ cấu ngành nghề hợp lý; làm tốt công tác xây dựng, quản lý, thực hiện quy hoạch; đẩy mạnh quá trình thực hiện quy hoạch và xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội một cách đồng bộ. Kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội với tăng cƣờng tiềm lực quốc phòng - an ninh, xây dựng huyện thành khu vực phòng thủ vững chắc. Tiếp tục tăng cƣờng giáo dục chính trị, tƣ tƣởng cho cán bộ, đảng viên; tập trung xây dựng đội ngũ đảng viên, cán bộ, công chức các cấp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển của huyện trong giai đoạn hiện nay.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII (nhiệm kỳ 2010- 2015) đã xác định mục tiêu phát triển của huyện đến năm 2015: Về kinh tế, phấn đấu đạt tốc độ tăng trƣởng hàng năm bình quân 11,5%; trong đó nnông lâm nghiệp tăng 6%- CN, TTCN tăng 12% - dịch vụ tăng 18,5%. Cơ cấu kinh tế: Nông-lâm nghiệp 35%, CN-TTCN 34%, dịch vụ 31%. Sản lƣợng lƣơng thực 41.000 tấn, trồng mới 300ha chè, trồng mới 3.000- 4.000ha rừng. Giá trị thu nhập đầu

45

ngƣời:8 triệu đồng/ ngƣời/năm. Về xã hội, đảm báo tỷ lệ tăng dân số hàng năm dƣới 1%, tỷ lệ hộ nghèo dƣới 10%; giải quyết việc làm cho từ 5000 lao động trở lên; 99% số gia đình có phƣơng tiện nghe nhìn; 98% số hộ đƣợc sử dụng điện lƣới quốc gia; 100% số xã, thị trấn đạt chuẩn về y tế; 80% số hộ đƣợc dùng nƣớc sạch...

Kinh tế phát triển toàn diện và đạt mức tăng trƣởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tiến bộ, Đảng bộ huyện đã tập trung chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đạt đƣợc bƣớc tiến quan trọng. Tích cực ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ; coi trọng công tác khuyến nông, nâng cao trình độ thâm canh cho lao động nông nghiệp, triển khai có kết quả một số chƣơng trình kinh tế nông nghiệp trọng điểm phù hợp với lợi thế của huyện. Từ đó, chất lƣợng, hiệu quả sản xuất đƣợc nâng lên, năng suất lúa bình quân hàng năm đều tăng. Tổng sản lƣợng lƣơng thực có hạt hàng năm tăng (năm 1996: 21.000 tấn, năm 2016: 45.825 tấn). Chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản đƣợc chú trọng phát triển. Cây chè là cây truyền thống và là cây mũi nhọn đƣợc đầu tƣ mở rộng diện tích gắn với thâm canh để có năng suất cao, chất lƣợng tốt, đến năm 2016 sản lƣợng chè búp tƣơi ƣớc đạt 22.550 tấn. Độ che phủ rừng không ngừng tăng lên (năm 1996: 28%, năm 2017: 42,5%). Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp có sự chuyển dịch tích cực, tăng tỷ trọng chăn nuôi, thủy sản. Phong trào xây dựng nông thôn mới đƣợc phát động rộng khắp, có sự tác động tích cực vào sự thay đổi diện mạo nông thôn; Đến nay, toàn huyện có 02 xã đã đạt chuẩn nông thôn mới, 5 xã đạt: 14 - 16 tiêu chí; 21 xã đạt: 10 - 13 tiêu chí; 4 xã đạt 8 - 9 tiêu chí, bình quân đạt 12,25 tiêu chí/xã.

Thƣơng mại, dịch vụ, du lịch phát triển đa dạng, chất lƣợng từng bƣớc đƣợc nâng lên, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất và đời sống của Nhân dân. Hạ tầng kinh tế - xã hội đƣợc đầu tƣ xây dựng với tốc độ khá nhanh, thực sự là khâu đột phá tạo điều kiện cho phát triển sản xuất và nâng cao chất lƣợng đời sống

46

của Nhân dân. Chỉ tính trong 5 năm (2010-2015), tổng số vốn huy động xã hội đạt 6.100 tỷ đồng; năm 2016 đạt 1.600 tỷ đồng. Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đƣợc quan tâm đầu tƣ xây dựng mới, nâng cấp, sửa chữa; hệ thống thủy lợi đáp ứng yêu cầu tƣới, tiêu phục vụ sản xuất của Nhân dân; trụ sở làm việc của Đảng ủy, chính quyền, các đoàn thể xã đƣợc xây dựng kiên cố. Tất cả các xã, thị trấn có trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia; 100% khu dân cƣ đã có nhà văn hóa; 99% số hộ dân đƣợc sử dụng điện lƣới quốc gia; 93,3% số hộ dân đƣợc sử dụng nƣớc sinh hoạt sạch và hợp vệ sinh. Hệ thống lƣới điện đƣợc quan tâm chỉ đạo đã đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của Nhân dân.

Văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Giáo dục - đào tạo ổn định về quy mô, cơ sở vật chất trƣờng, lớp học đƣợc tăng cƣờng. Hệ thống giáo dục của huyện gồm 93 cơ sở giáo dục: có 33 trƣờng Mầm non, 33 trƣờng Tiểu học, 21 trƣờng THCS, 01 trƣờng Tiểu học và THCS, 04 trƣờng THPT; 01 Trung tâm GDNN- GDTX; 33/33 xã, thị trấn đã thành lập Trung tâm học tập cộng đồng. Chất lƣợng giáo dục toàn diện đƣợc duy trì và nâng cao, hàng năm, số học sinh giỏi, giáo viên giỏi, học sinh đỗ tốt nghiệp ở các cấp học, thi đỗ vào các trƣờng đại học, cao đẳng tăng. Xã hội hóa giáo dục đƣợc quan tâm đẩy mạnh. Tính đến tháng 3/2017, toàn huyện có 49/92 trƣờng đạt chuẩn quốc gia; trong đó: 12 trƣờng Mầm non, 26 trƣờng Tiểu học, 08 trƣờng THCS, 03 trƣờng THPT.

Cơ sở vật chất trạm Y tế xã và Bệnh viện đa khoa huyện đƣợc tăng cƣờng, đầu tƣ nâng cấp bảo đảm chất lƣợng công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân. Chƣơng trình y tế quốc gia, phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm đƣợc triển khai tốt. Phong trào xây dựng chuẩn quốc gia về y tế xã, thị trấn đƣợc triển khai tích cực, 100% trạm y tế có bác sỹ; tỷ lệ bác sỹ đạt 7,2 bác sỹ/1 vạn dân (năm 1996, các trạm y tế xã không có bác sỹ, toàn huyện bình quân 1 bác sỹ/1 vạn dân). Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên duy trì ở mức bình quân 0,8%/năm, tỷ lệ trẻ em dƣới năm tuổi suy dinh dƣỡng giảm đáng kể năm 2016 còn 13,8%.

47

Hoạt động văn hóa - thông tin thể thao đƣợc tăng cƣờng, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đƣợc triển khai sâu rộng. Hàng năm, có trên 80% số khu dân cƣ, 85% số hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa. Công tác bảo tồn, trùng tu, tôn tạo, phục hồi, gìn giữ và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa, lễ hội đƣợc chú trọng. Thiết chế văn hóa ở cơ sở đƣợc tăng cƣờng, 100% khu dân cƣ có nhà văn hóa. Hoạt động thông tin truyền thông từng bƣớc phát triển, 100% số xã, thị trấn có Đài truyền thanh (năm 1996, 2 xã có Đài truyền thanh), điểm bƣu điện văn hóa xã. Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao phát triển sâu rộng, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho Nhân dân.

Các chƣơng trình tạo việc làm mới cho ngƣời lao động, giảm nghèo đƣợc triển khai thực hiện có hiệu quả. Các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, thực hiện chính sách với ngƣời có công; đảm bảo an sinh xã hội đƣợc thực hiện đầy đủ, kịp thời.

Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh đƣợc tăng cƣờng; vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đƣợc phát huy. Công tác giáo dục chính trị tƣ tƣởng đƣợc đặc biệt coi trọng, thực hiện nghiêm túc việc triển khai quán triệt, học tập các chỉ thị, nghị quyết của Đảng đến cán bộ, đảng viên trong toàn đảng bộ. Chú trọng công tác giáo dục truyền thống, đồng thời, chỉ đạo tổ chức tốt việc học tập và làm theo tƣ tƣởng, tấm gƣơng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tạo sự đồng thuận, lan tỏa mạnh mẽ trong Đảng và toàn xã hội. Đổi mới phƣơng thức lãnh đạo, nâng cao năng lực, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng; nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, đảng viên, xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh. Công tác tổ chức cán bộ đƣợc thực hiện đồng bộ, đội ngũ cán bộ từ huyện đến cơ sở đƣợc bổ sung về số lƣợng, nâng cao về chất lƣợng.

Chất lƣợng hiệu quả hoạt động của HĐND và UBND đƣợc nâng lên. Tổ chức thành công các cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp. Các kỳ họp đƣợc chuẩn bị tốt về nội dung, thảo luận dân chủ; xây dựng và ban hành các Nghị quyết phù hợp với tình hình thực tế của địa phƣơng. Hiệu lực quản lý, điều

48

hành của chính quyền từ huyện đến cơ sở đƣợc nâng lên rõ rệt. Cải cách thủ tục hành chính có chuyển biến tích cực. Công tác đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức đƣợc chú trọng; kỷ luật, kỷ cƣơng và tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ đƣợc tăng cƣờng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn lại sau hơn 20 năm tái lập, trong điều kiện là huyện nông nghiệp, còn nhiều khó khăn, Đảng bộ và Nhân dân huyện Hạ Hòa đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể. Luôn chủ động, sáng tạo trong việc phát huy tối đa nội lực, tranh thủ sự giúp đỡ của Trung ƣơng và của tỉnh để đầu tƣ cho phát triển, nhất là trong lĩnh vực đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, thực hiện các chƣơng trình mục tiêu quốc gia. Đến nay diện mạo của huyện đƣợc thay đổi mạnh mẽ, từng bƣớc đi lên vững chắc tạo tiền đề để thực hiện có hiệu quả chƣơng trình xây dựng nông thôn mới, xây dựng đô thị văn minh và sớm trở thành huyện nông thôn mới.

Một phần của tài liệu Kinh tế du lịch phát triển theo hướng bền vững ở huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 48 - 54)