Kinh nghiệm phát triển kinh tế du lịch theo hƣớng bền vững của một số địa phƣơng

Một phần của tài liệu Kinh tế du lịch phát triển theo hướng bền vững ở huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 44 - 48)

8. Kết cấu của luận văn

1.3. Kinh nghiệm phát triển kinh tế du lịch theo hƣớng bền vững của một số địa phƣơng

một số địa phƣơng và bài học cho huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ

1.3.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch theo hướng bền vững của một số địa phương

Ở Việt Nam, việc nghiên cứu và vận dụng vào thực tiễn để phát triển du lịch bền vững còn hạn chế. Chúng ta chƣa có đƣợc một chiến lƣợc, một chính sách cấp quốc gia để phát triển các mô hình du lịch bền vững trên phạm vị cả nƣớc; chúng ta cũng chƣa có đƣợc mô hình điểm, điển hình để phát triển du lịch bền vững sau đó nhân rộng ra ở quy mô lớn hơn. Tuy nhiên trong những năm gần đây, theo xu thế phát triển chung của khu vực và trên thế giới, ở nƣớc ta đã có một số nghiên cứu ứng dụng, một số mô hình điểm ở quy mô nhỏ liên quan đến phát triển du lịch bền vững nhƣ mô hình phát triển du lịch sinh thái, du lịch xanh, du lịch cộng đồng, du lịch khám phá, du lịch văn hoá,… Các mô hình phát triển này đều có chung mục đích gắn các hoạt động du lịch với thiên nhiên- môi trƣờng, gắn với văn hoá cộng đồng và lợi ích của họ, đồng thời quan tâm đến việc bảo tồn, tôn tạo tài nguyên môi trƣờng, đảm bảo cho sự phát triển du lịch bền vững. Một số mô hình phát triển du lịch bền vững đang hoạt động có hiệu quả ở nƣớc ta bao gồm:

- Mô hình phát triển du lịch sinh thái Núi Voi của Công ty Du lịch Phƣơng Nam (Đà Lạt- Lâm Đồng): Các hoạt động du lịch ở đây đều đƣợc gắn liền với thiên nhiên, gắn với văn hoá cộng đồng (chủ yếu là dân tộc Chứt) và có trách nhiệm với công tác bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hoá. Các dịch vụ du lịch ở đây đƣợc mang đậm màu sắc của tƣ nhiên (vận chuyển bằng voi, ngựa, thuyền; ngủ nhà sàn ở trong rừng, thậm chí cả ở chòi trên cây cao) và văn hoá cộng đồng ( khách du lịch đƣợc tham gia vào các hoạt động cộng đồng). Mô hình du lịch sinh thái Núi Voi đã và đang đƣợc tiến hành có hiệu quả và thu hút ngày càng nhiều khách tham quan du lịch, nghiên cứu…

39

- Mô hình phát triển du lịch sinh thái Cát Tiên của Ban quản lý vƣờn quốc gia Cát Tiên: Mục đích của mô hình này là đƣa du khách gần gũi với thiên nhiên để khám phá và nghiên cứu những giá trị của thiên nhiên và bản sắc văn hoá dân tộc Mạ, Stiêng, đồng thời nâng cao trách nhiệm trong việc bảo vệ các giá trị đó. Các sản phẩm du lịch đã và đang đƣợc khai thác ở đây là du lịch sinh thái, du lịch tham quan, nghiên cứu, dã ngoại, mạo hiểm. Các đối tƣợng đang đƣợc tham quan, nghiên cứu và khám phá bao gồm Bàu Sấu; Bàu Chim; làng dân tộc Mạ, Stiêng ở Tài Lài; rừng Bằng Lăng; thác Bến Cự; thác Mỏ Vẹt; thác Trời- thác Dựng; khu di chỉ khảo cổ Cát Tiên; xem thú ban đêm…

- Mô hình phát triển du lịch cộng đồng ở Sapa: Mô hình này quan tâm đến việc khuyến khích và tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia vào các hoạt động du lịch, thông qua đó nâng cao lợi ích và trách nhiệm của cộng đồng dân cƣ trực tiếp tham gia vào các dịch vụ du lịch nhƣ hƣớng dẫn khách du lịch, phục vụ khách (lƣu trú, ăn uống) tại nhà dân, sản xuất và bán hàng lƣu niệm, biểu diễn nghệ thuật văn hoá dân gian…

- Phát triển du lịch ở Quảng Ninh: Quảng Ninh là địa phƣơng có nhiều lợi thế để phát triển du lịch với danh thắng nổi tiếng Vịnh Hạ Long - kỳ quan thiên nhiên của thế giới, với các lễ hội truyền thống, địa điểm du lịch tâm linh, với các điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch biển đảo. Năm 2012, tỉnh Quảng Ninh chọn chủ đề là “Năm xây dựng chiến lƣợc và quy hoạch”. Bên cạnh việc xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Quảng Ninh đang triển khai xây dựng hàng loạt các quy hoạch ngành, lĩnh vực, quy hoạch phát triển các địa phƣơng, trong đó có Quy hoạch phát triển du lịch.

Để phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế sẵn có và để du lịch đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của Quảng Ninh, cần có tầm nhìn dài hạn, lựa chọn đƣợc những ý tƣởng, phƣơng án quy hoạch phù hợp, lựa chọn đƣợc các nhà tƣ vấn thực sự có kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển du lịch và phải đúc kết, học tập kinh nghiệm từ sự thành công cũng nhƣ thất bại trong xây dựng, thực thi chính sách

40

phát triển du lịch của các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Cần phải chú ý quy hoạch, xây dựng các cơ sở hạ tầng du lịch phù hợp với quy hoạch tổng thể, thống nhất với quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch ngành, lĩnh vực khác; giải quyết tốt mâu thuẫn giữa phát triển công nghiệp với du lịch, giữa phát triển du lịch với bảo vệ môi trƣờng sinh thái; tăng cƣờng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, các lễ hội truyền thống; phát triển các sản phẩm du lịch mới, tăng cƣờng tổ chức các sự kiện du lịch, các giải thể thao, văn hóa, nhất là trong mùa thu, mùa đông để thu hút khách du lịch; có chiến lƣợc quảng bá phù hợp đối với từng khu vực, từng đối tƣợng khách du lịch trong và ngoài nƣớc; tăng cƣờng đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực phục vụ du lịch; tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức của ngƣời dân về tầm quan trọng, sự đóng góp của du lịch, trách nhiệm của ngƣời dân đối với việc phát triển du lịch đi đôi với việc tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực du lịch để tránh tình trạng lộn xộn, tăng giá dịch vụ, “chặt chém” khách du lịch ở một số khu du lịch nhƣ hiện nay.

1.3.2. Bài học cho huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ

- Nhận thức đúng đắn của các cấp uỷ đảng, chính quyền, của các ngành, cộng đồng dân cƣ cũng nhƣ các doanh nghiệp về vị trí quan trọng của phát triển du lịch bền vững, những đóng góp của ngành du lịch vào phát triển kinh tế - xã hội, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo vệ môi trƣờng sinh thái, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển là tiền đề và là điều kiện cần thiết cho sự phát triển bền vững của ngành du lịch.

- Vai trò của chính quyền địa phƣơng, nhất là cấp xã, thôn rất quan trọng trong việc giải phóng mặt bằng: theo dõi, giám sát, phối hơp tháo gỡ khó khăn cho các dự án đầu tƣ phát triển du lịch và đặc biệt khuyến khích cộng đồng địa phƣơng tham gia vào các hoạt động du lịch và các hoạt động bảo tồn.

- Xã hội hoá quá trình phát triển du lịch bền vững đối với điều kiện nƣớc ta nói chung và Hạ Hòa nói riêng nhằm huy động các nguồn lực cho đầu tƣ phát triển du lịch, trong đó có sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phƣơng, các

41

doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ là một trong những giải pháp quan trọng để phát triển du lịch bền vững.

- Sự tham gia của cộng đồng dân cƣ địa phƣơng là tối cần thiết cho du lịch phát triển bền vững, đặc biệt là những điểm du lịch nhạy cảm với môi trƣờng nhƣ ở các Khu bảo tồn thiên nhiên hay các Vƣờn quốc gia. Ngƣời dân địa phƣơng, nền văn hoá, môi trƣờng, lối sống và truyền thống của họ là những nhân tố quan trọng thu hút du khách. Phát triển du lịch bền vững mang lại những lợi ích kinh tế, môi trƣờng và văn hoá cho cộng đồng và ngƣợc lại, sự tham gia tích cực của cộng đồng làm phong phú thêm kinh nghiệm và sản phẩm du lịch.

- Cộng đồng dân cƣ địa phƣơng phải đƣợc hƣởng các nguồn lợi kinh tế từ hoạt động du lịch một cách công bằng. Một phần đáng kể lợi nhuận từ hoạt động du lịch phải đƣợc đầu tƣ để cải thiện môi trƣờng sống của cộng đồng dân cƣ địa phƣơng.

- Xây dựng tổ chức gọn, mạnh, hợp lý và thƣờng xuyên chăm lo việc tuyển chọn, sử dụng, đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực… Tăng cƣờng phối hợp liện ngành trong công tác quản lý nhà nƣớc, tạo ra sức mạnh tổng hợp để phát triển du lịch bền vững.

42

Chƣơng 2:

THỰC TRẠNG KINH TẾ DU LỊCH PHÁT TRIỂN THEO HƢỚNG BỀN VỮNG Ở HUYỆN HẠ HÒA, TỈNH PHÚ THỌ

Một phần của tài liệu Kinh tế du lịch phát triển theo hướng bền vững ở huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)