Tình hình phát triển kinh tế du lịchở huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ từ năm 2010 đến

Một phần của tài liệu Kinh tế du lịch phát triển theo hướng bền vững ở huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 54 - 64)

8. Kết cấu của luận văn

2.2. Tình hình phát triển kinh tế du lịchở huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ từ năm 2010 đến

Thọ từ năm 2010 đến nay

2.2.1. Quy mô ngành du lịch

Tiềm năng du lịch ở Hạ Hòa phong phú đa dạng với nhiều loại hình du lịch: Du lịch sinh thái tự nhiên; du lịch tâm linh; du lịch lễ hội.

Nổi bật trong các điểm đến du lịch sinh thái kết hợp tâm linh là Đầm Ao Châu. Đầm Ao Châu nằm trên địa bàn thị trấn Hạ Hòa và các xã Y Sơn, Ấm Hạ và Phụ Khánh thuộc huyện Hạ Hoà, cách thị xã Phú Thọ 50km, cách thành phố Việt Trì 70km.

Ao Châu còn đƣợc ví nhƣ Vịnh Hạ Long của Phú Thọ. Theo truyền thuyết xƣa, Vua Hùng thứ 16 đã từng định chọn nơi đây để định đô. Diện tích mặt nƣớc khoảng 300ha và có tới khoảng 100 hòn đảo lớn, nhỏ đƣợc bao phủ bởi một thảm thực vật đa loài dày đặc và phong phú. Đến với Đầm Ao Châu, du khách sẽ đƣợc đi du thuyền khám phá 99 ngách nƣớc uốn lƣợn qua 99 ngọn núi, đồi tựa nhƣ những hòn đảo - đỉnh cao nhất là 700m và thấp nhất là 60m. Khu du lịch

49

Ao Châu đang trở thành điểm du lịch sinh thái hấp dẫn, tỉnh Phú Thọ đã quy hoạch chi tiết Khu du lịch Đầm Ao Châu với diện tích khoảng 1.500ha; đồng thời phát triển thành Khu du lịch sinh thái với các loại hình du lịch nhƣ: nghỉ dƣỡng, bơi thuyền, câu cá, leo núi...

Ðiểm đến nổi bật nhất của du lịch tâm linh ở huyện Hạ Hòa đƣợc nhiều du khách biết đến là Ðền Mẫu Âu Cơ, một di tích lịch sử văn hóa lâu đời gắn với truyền thuyết Âu Cơ - Lạc Long Quân thuộc xã Hiền Lƣơng, cách Ðền Hùng khoảng 50 km về phía Bắc.

Năm 1991, Bộ Văn hóa - Thông tin đã xếp hạng và cấp bằng di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia Ðền Mẫu Âu Cơ. Năm 1998, chính quyền và nhân dân xã Hiền Lƣơng tổ chức khởi công trùng tu lần một và đến năm 2007 đã hoàn thành với khuôn viên mở rộng... tạo không gian xanh, sạch, đẹp, tôn vinh vẻ uy nghi, tôn kính của Ðền Mẫu Âu Cơ.

Trên cơ sở Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ huyện, Hội đồng nhân dân đã ban hành Nghị quyết số 23/2012/NQ/HĐND ngày 18/7/2012 của Hội đồng nhân dân huyện về phát triển du lịch huyện Hạ Hòa giai đoạn 2011 - 2015, Ủy ban nhân dân đã ban hành Đề án số 402/ĐA-UBND ngày 18/4/2012 về phát triển du lịch giai đoạn 2011 - 2015.

Bảng 2.1: Tổng hợp các chỉ tiêu du lịch huyện Hạ Hòa, Phú Thọ giai đoạn 2011-2016

TT Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 2014 2015 2016

1. Số cơ sở tham gia hoạt động du lịch (nhà nghỉ, dịch vụ ăn uống) Cơ sở 217 226 232 250 270 285 2. Số lƣợt khách đến tham quan LK 52.617 56.597 60.597 64.597 67.097 67.767 3. Lƣợt khách lƣu trú LK 4.200 4.300 4.400 4.600 4.800 5.421

50

4. Tổng số lao động

tham gia hoạt động du lịch

LĐ 400 428 457 489 523 543

Nguồn: Báo cáo về phát triển du lịch huyện Hạ Hòa giai đoạn 2011 – 2016.

- Về đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch:

+ Tổng nguồn vốn huy động trong 5 năm: 230.047,1 triệu đồng (mục tiêu Nghị quyết: 50.000 triệu đồng); trong đó, vốn huy động từ doanh nghiệp và dân cƣ: 157.047,1 triệu đồng (mục tiêu Nghị quyết: 3.500 triệu đồng).

- Về tổng lƣợng khách du lịch đến năm 2016: 67.767 lƣợt ngƣời (mục tiêu Nghị quyết là 70.000 lƣợt ngƣời) tăng 8,4% so với năm 2015; trong đó, khách lƣu trú: 5.421 ngƣời (mục tiêu Nghị quyết là 10.000 ngƣời), thời gian lƣu trú trung bình: 1,5 ngày.

- Lao động làm việc trực tiếp trong ngành du lịch và lao động tham gia các hoạt động liên quan đến du lịch: 543 lao động (mục tiêu Nghị quyết là 2.100 lao động).

- Số lƣợng cơ sở lƣu trú: 11 cơ sở với 71 phòng.

Trong Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến 2030, Hạ Hòa đƣợc xác định là một trong năm trung tâm du lịch trọng điểm của tỉnh. Trong đó, thế mạnh là loại hình du lịch sinh thái, du lịch văn hóa với các điểm du lịch Đầm Ao Châu, Đền Mẫu, Ao Giời-Suối Tiên, Đầm Vân Hội…

2.2.2. Doanh thu từ kinh tế du lịch

Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp, du lịch Hạ Hòa những năm gần đây đã có nhiều khởi sắc, bƣớc đầu đạt đƣợc nhiều kết quả khả quan. Đặc biệt, Tín ngƣỡng thờ mẫu Âu Cơ ở Hạ Hòa với những ý nghĩa sâu sắc đã đƣợc vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia vào tháng 1/2017.

51

Hàng năm, nhân dân Hạ Hòa mở lễ hội Ðền Mẫu Âu Cơ vào đầu tháng Giêng Âm lịch (mùng bảy tháng Giêng). Cùng với lễ rƣớc thành kính là phần hội có nhiều hoạt động thể thao, trò chơi dân gian sôi động, thu hút hàng nghìn nhân dân trong vùng và du khách tham gia.

Bên cạnh đó, Hạ Hòa còn có hàng chục di tích khác nhƣ di tích quốc gia Ðình Ðông- Ðền Nghè xã Văn Lang, nơi thờ nhị vị Tƣớng quân Lê Anh Tuấn và Lê Ả Lan có công với đất nƣớc, nơi hằng năm vẫn đón hàng nghìn lƣợt du khách về dự lễ hội rƣớc nƣớc độc đáo.

Ngoài ra là các di tích đƣợc tỉnh xếp hạng nhƣ: đền Nguyễn (xã Vụ Cầu), đền Chu Hƣng (xã Ấm Hạ), đình Trắng (xã Hậu Bổng), đền Ðức Thánh Bà, Kim Sơn Tự tại thị trấn Hạ Hòa... Hạ Hòa còn đƣợc du khách biết đến bởi nơi đây từng có các chiến khu cách mạng lừng danh trong kháng chiến chống thực dân Pháp nhƣ, chiến khu Vần - Hiền Lƣơng xã Hiền Lƣơng; chiến khu 10 ở Ðại Phạm - Hà Lƣơng - Gia Ðiền - Ấm Hạ...

Mỗi năm, Hạ Hòa thu hút khoảng 50.000 lƣợt khách đến tham quan, doanh thu ƣớc đạt trên 100 tỷ đồng; giải quyết việc làm trực tiếp và gián tiếp cho 2.100 lao động, góp phần đáng kể trong công tác xóa đói, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới.

Bảng 2.2: Tổng hợp giá trị ngành du lịch huyện Hạ Hòa, Phú Thọ giai đoạn 2011-2016 TT Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 2014 2015 2016 1. Giá trị TM- DV-DL Triệu đồng 228.000,0 272.000,0 323.000,0 385.000,0 458.000,0 530.000,0 2. Trong đó: Giá trị Du lịch Triệu đồng 75.240,0 95.200,0 115.957,0 138.600,0 167.628,0 174.900,0 3. Tỷ trọng

trong cơ cấu kinh tế

52 chung 4. Tỷ lệ trong cơ cấu ngành TM- DL-DV % 33,00 35,00 35,90 36,00 36,60 39,00

Nguồn: Báo cáo về phát triển du lịch huyện Hạ Hòa giai đoạn 2011 – 2016.

Qua bảng thống kê giá trị ngành du lịch thời gian qua cho thấy, giá trị du lịch và tỷ lệ giá trị du lịch trong cơ cấu ngành TM-DV-DL luôn tăng qua các năm. Mục tiêu trong năm 2017, huyện Hạ Hòa sẽ thu hút trên 5.000 lƣợt khách lƣu trú, trong đó khách quốc tế trên 100 lƣợt và khách nội địa khoảng 5.800 lƣợt; doanh thu từ du lịch đạt 222,6 tỷ đồng; thu hút khoảng 600 lao động tham gia vào hoạt động du lịch… Để đạt đƣợc mục tiêu trên, Hạ Hòa đã và đang tập trung chỉ đạo thực hiện tốt việc xây dựng quy hoạch phát triển du lịch huyện giai đoạn 2016 - 2020 và đến năm 2030; hoàn thiện xây dựng quy hoạch chi tiết Khu du lịch đầm Ao Châu, Ao Giời - Suối Tiên; du lịch văn hóa tâm linh đền Mẫu Âu Cơ, đền Chu Hƣng và Chiến khu 10 cách mạng; tập trung nguồn lực xây dựng mới và nâng cấp hệ thống hạ tầng du lịch tại một số điểm du lịch trọng tâm của huyện; trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, tâm linh. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến đầu tƣ du lịch, đồng thời chú trọng đào tạo nguồn nhân lực du lịch để nâng cao chất lƣợng dịch vụ; tăng cƣờng liên kết giữa hoạt động du lịch với các hoạt động sản xuất kinh doanh các mặt hàng truyền thống để tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách.

2.2.3. Lao động trong ngành du lịch

Huyện đã tập trung từng bƣớc nâng cao nhận thức về phát triển du lịch của nhân dân, coi du lịch là bƣớc chuyển, là khâu đột phá trong phát triển kinh tế-xã hội. Xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực du lịch, tạo sự chuyển biến mạnh trong phân công lao động xã hội, chuyển lao động từ nông nghiệp, nông thôn sang lĩnh vực du lịch - dịch vụ. Đào tạo đội ngũ, nâng cao hiệu quả

53

quản lý nhà nƣớc về du lịch và trình độ cán bộ, nhân viên làm việc tại các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch song song với việc đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ về văn hóa ứng xử, bảo vệ môi trƣờng và nhất là nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tính chuyên nghiệp cho cán bộ ngành văn hóa của huyện để đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch. Trên cơ sở các quy hoạch đã đƣợc phê duyệt, huyện đã và đang khẩn trƣơng hoàn thành các dự án đầu tƣ phát triển du lịch; gắn phát triển du lịch với phát triển nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, xây dựng nông thôn mới và gắn phát triển du lịch với phát triển văn hóa, con ngƣời, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trƣờng.

Trong 5 năm (2012-2016), tổng số lao động lao động trực tiếp làm việc trong lĩnh vực du lịch và lao động tham gia vào các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch của huyện là 523 ngƣời. Năm 2015, huyện đã tiến hành kiện toàn tổ chức bộ máy, thành lập Trung tâm Văn hoá, Thể thao, Du lịch với 5 biên chế cán bộ, viên chức, 10 nhân viên hợp đồng.

Công tác phát triển nguồn nhân lực đã đƣợc quan tâm thực hiện:

+ Cử cán bộ lãnh đạo quản lý, trực tiếp làm công tác phát triển du lịch tại Phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm VHTT&DL huyện, Ban quản lý Đền Mẫu Âu Cơ, đội ngũ công chức văn hóa các xã, thị trấn tham gia các lớp tập huấn nâng cao nhận thức về du lịch, công tác thuyết minh du lịch.

+ Thực hiện có hiệu quả công tác bồi dƣỡng kỹ năng quản lý, quản trị, nghiệp vụ kinh doanh dịch vụ đối với 340 lƣợt cán bộ, công chức, viên chức, ngƣời lao động và các chủ cơ sở, đội ngũ quản lý nhà nghỉ, nhân viên phục vụ tại các cơ sở kinh doanh tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ về công tác du lịch. Trong đó, chú trọng bồi dƣỡng, tập huấn văn hóa ứng xử, kỹ năng giao tiếp văn minh, lịch sự, hiện đại cho nhân dân trong huyện; xây dựng hình ảnh con ngƣời Hạ Hòa thanh lịch và hiếu khách.

54

Huyện đã chỉ đạo xây dựng và ban hành quy hoạch chung phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020; Quy hoạch xây dựng nông thôn mới; Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2011-2015 của huyện Hạ Hoà; Quy hoạch chi tiết Khu di tích Đền Mẫu Âu Cơ. Triển khai thực hiện dự án trùng tu tôn tạo các hạng mục di tích đáp ứng yêu cầu hoạt động lễ hội và bƣớc đầu tạo sự liên kết giữa các điểm du lịch Đền Mẫu Âu Cơ với Ao Giời - Suối Tiên, Đầm Ao Châu, Đền Chu Hƣng. Tháng 9/2014, UBND huyện đã tiếp nhận, quản lý đất, tài sản, tài nguyên khu vực Đầm Ao Châu từ Bộ Công an. Sau khi tiếp nhận đã tiến hành hành công tác rà soát, đề nghị UBND tỉnh Phú Thọ gia hạn thời gian thực hiện quy hoạch phát triển du lịch khu vực Đầm Ao Châu. Công tác quản lý quy hoạch phát triển du lịch đƣợc thực hiện nghiêm túc.

Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch, UBND huyện đã tranh thủ các nguồn vốn từ ngân sách Trung ƣơng, ngân sách tỉnh hỗ trợ và cân đối từ ngân sách huyện hàng năm; sử dụng lồng ghép các nguồn vốn từ các chƣơng trình phát triển giao thông, thuỷ lợi; chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới kết hợp với đẩy mạnh xã hội hoá, huy động nguồn lực từ các doanh nghiệp, cá nhân tập trung đầu tƣ thực hiện các dự án ƣu tiên. Tổng nguồn vốn đầu tƣ giai đoạn 2011 - 2015 là 230.047,1 triệu đồng, trong đó vốn từ ngân sách nhà nƣớc: 73.000,0 triệu đồng; vốn từ nguồn xã hội hoá, doanh nghiệp và dân cƣ: 157.047,1 triệu đồng.

Bằng cách cung cấp đầy đủ thông tin chi tiết và tạo mọi điều kiện giúp nhà đầu tƣ dễ dàng tiếp cận với các dự án cụ thể của tỉnh, thời gian qua, Phú Thọ đã thu hút đƣợc một số doanh nghiệp quan tâm khảo sát thực địa, nghiên cứu để đầu tƣ một cách khả thi… Điển hình, vừa qua, Công ty trách nhiệm hữu hạn Đầu tƣ sản xuất phát triển nông nghiệp (Vin Eco) - Tập đoàn Vingroup đã khảo sát, đầu tƣ, xây dựng Khu du lịch Đầm Ao Châu. Công ty bắt đầu triển khai thực hiện dự án sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Ông Đỗ Tiến Luận - Chủ tịch UBND huyện Hạ Hòa cho biết: “Huyện đã giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện

55

cho các tập đoàn, doanh nghiệp triển khai các hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn. Đồng thời khẩn trƣơng thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên du lịch, môi trƣờng sinh thái khu vực Đầm Ao Châu; tranh thủ các nguồn lực, tiếp tục đầu tƣ hệ thống hạ tầng phục vụ phát triển du lịch nhƣ: Hệ thống giao thông, các công trình phụ trợ, trùng tu, tôn tạo các di tích văn hóa lịch sử, tâm linh…”.

Nhận thấy những điều kiện để du lịch phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn, trong những năm qua, huyện Hạ Hòa đã thực hiện đồng bộ các giải pháp và mở rộng cửa chào đón các nhà đầu tƣ, làm thức dậy tiềm năng du lịch trên mảnh đất cội nguồn. Hạ tầng giao thông đƣợc xác định là một trong những yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện nói chung, du lịch nói riêng, chính vì vậy đã luôn đƣợc huyện Hạ Hòa chú trọng đầu tƣ. Giao thông: Đã đầu tƣ xây dựng đƣợc các tuyến đƣờng giao thông đi khu, điểm du lịch nhƣ: Đƣờng từ Đền Mẫu Âu Cơ đi Ao Giời - Suối Tiên; đƣờng vào Khu du lịch Đầm Ao Châu và đƣờng vào Đền Mẫu Âu Cơ với tổng kinh phí đầu tƣ: 41.057 triệu đồng…

Tiến hành trùng tu, tôn tạo, mở rộng khuôn viên, sân vƣờn tại các di tích lịch sử văn hoá tâm linh, cụ thể: đã tiến hành thi công hoàn thành các hạng mục: Cổng, bờ rào, ao sen, nhà bia, nhà lƣu niệm, mở rộng khuôn viên, bãi đỗ xe, hệ thống cấp điện, nƣớc sạch tại khu di tích đền Mẫu Âu Cơ; các hạng mục khu Đình Đức Ông; Chùa Linh Phúc với tổng mức đầu tƣ: 41.907 triệu đồng; đền Nghè - Đình Đông xã Văn Lang: 910 triệu đồng; đền Chu Hƣng xã Ấm Hạ: 3.900 triệu đồng…

Năm 2016, huyện đã đầu tƣ, cải tạo và nâng cấp nhiều tuyến giao thông và hạ tầng, trong đó có thể kể đến một số dự án trọng điểm nhƣ: Dự án làm đƣờng vào trung tâm đầm Ao Châu, thị trấn Hạ Hòa đi Ấm Hạ, Gia Điền, Y Sơn… các dự án, công trình góp phần cải thiện hạ tầng, tạo đà cho du lịch huyện Hạ Hòa phát triển. Ngoài ra, Hạ Hòa cũng đã quan tâm đầu tƣ cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch - thƣơng mại nhƣ: Hạng mục công trình Đình Đức

56

Ông trong Khu di tích đền Mẫu Âu Cơ; mở rộng khuôn viên và xây dựng Nhà quản lý Khu di tích đền Mẫu Âu Cơ; mở rộng tuyến đƣờng nối từ đền Mẫu Âu Cơ đến UBND xã Hiền Lƣơng; hoàn thành tuyến đƣờng từ Ấm Hạ đi Chiến khu 10 (xã Gia Điền)...

2.2.5. Khai thác các tiềm năng, lợi thế; thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội gắn với phát triển du lịch theo hướng bền vững

Trong những năm qua, huyện đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chuyên môn;

Một phần của tài liệu Kinh tế du lịch phát triển theo hướng bền vững ở huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 54 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)