8. Kết cấu của luận văn
1.4. Kinh nghiệm thực tiễn
1.4.1. Kinh nghiệm trong nƣớc
Kinh nghiệm việc quản lý, phân bổ và sử dụng ngân sách đầu tƣ xây dựng cơ bản tại Thành phố Đà Nẵng:
Đà Nẵng là địa phƣơng dẫn đầu về cải cách hành chính, có thành tích cao về quản lý nhà nƣớc trong nhiều lĩnh vực, nhất là quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN. Kết quả này bắt nguồn từ kinh nghiệm mà Đà Nẵng đã áp dụng, gồm:
Cắt giảm thủ tục hành chính về đầu tƣ XDCB: UBND Thành phố Đà Nẵng đã chỉ đạo quyết liệt các sở, ngành liên quan rút ngắn thời gian thẩm định phê duyệt đối với các công trình, hạng mục công trình thuộc Nhóm A là khoảng 217 ngày; Nhóm B là khoảng 232 ngày và nhóm C là khoảng 227 ngày. Đến cuối năm 2017, thời gian thực hiện các thủ tục hành chính về đầu tƣ XDCB trên địa bàn Thành phố đã giảm từ 60 – 83 ngày so với tổng thời gian thực hiện bộ thủ tục thẩm định phê duyệt tùy theo tính chất và loại công trình, tƣơng ứng 1/3 thời gian thực hiện thủ tục.
Làm tốt công tác giải phóng mặt bằng: Kinh nghiệm nổi bật trong công tác giải phóng mặt bằng của Thành phố Đà Nẵng có thể khái quát trong 3 cơ chế: (1) Cơ chế “Nhà nƣớc thu hồi đất theo quy hoạch”, UBND Thành phố đã ban hành đƣợc quy định về đền bù thiệt hại khi Nhà nƣớc thu hồi đất, mức giá đền bù đối với tất cả các dự án đƣợc áp dụng theo biểu giá chung và thống nhất do Thành phố duyệt; (2) Cơ chế “Góp đất và điều chỉnh lại đất đai”, trong trƣờng hợp các hộ bị
26
thu hồi một phần đất, phần diện tích đất còn lại vẫn đủ điều kiện xây nhà theo quy định thì chỉ đƣợc bồi thƣờng giá trị tài sản trên đất, bởi do diện tích đất còn lại sau bồi thƣờng có giá cao; (3) Cơ chế “đối thoại” và “đồng thuận, tất cả các dự án có thu hồi, tái định cƣ đều đƣợc UBND Thành phố giao trách nhiệm cho các cấp chính quyền lấy ý kiến nhân dân thông qua các cuộc họp toàn thể các hộ trong diện giải tỏa.
Thực hiện công khai, minh bạch các thông tin về quy hoạch và các dự án. UBND Thành phố Đà Nẵng ban hành Quyết định số 37/2017/QĐ-UBND quy định về công khai một số nội dung đầu tƣ đối với các dự án XDCB. Nội dung công khai bao gồm chủ trƣơng đầu tƣ, tên dự án, nhóm dự án; mục tiêu, quy mô đầu tƣ xây dựng, địa điểm và phạm vi đầu tƣ; tổng mức đầu tƣ, tiến độ, nguồn vốn thực hiện dự án và thông tin đƣờng dây nóng tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của ngƣời dân.
Kinh nghiệm việc quản lý, phân bổ và sử dụng ngân sách đầu tƣ xây dựng cơ bản tại tỉnh Yên Bái:
Yên Bái là tỉnh nằm giữa vùng Tây Bắc và Đông Bắc. Từ năm 2014, khi tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai đi vào khai thác, đặc biệt là ngay sau đó đƣờng tránh ngập và nút giao IC 12 khánh thành, nối Yên Bái với tuyến huyết mạch quan trọng đã mở ra cơ hội lớn cho phát triển kinh tế của Tỉnh. Qua tiếp cận thực tế và các tài liệu báo cáo, công tác quản lý vốn đầu tƣ XDCB sử dụng vốn NSNN tại Yên Bái có một số kinh nghiệm đáng chú ý sau:
Nâng cao công tác lập quy hoạch: Tỉnh Yên Bái rất chú trọng công tác lập quy hoạch, tất cả các quy hoạch cần thiết đƣợc rà soát, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Theo kế hoạch, trong năm 2017, tỉnh Yên Bái phải lập 20 hồ sơ quy hoạch quan trọng, bao gồm Quy hoạch phát triển KT - XH tỉnh Yên Bái đến năm 2030; Quy hoạch ngành và các quy hoạch của địa phƣơng. Để đảm bảo tiến độ thực hiện, UBND tỉnh chủ động phối hợp cùng với các sở, ngành, địa phƣơng từ khâu xây dựng quy hoạch, lên kế hoạch chi tiết cho đến khi hoàn thành quy hoạch (kể cả làm việc vào ngày nghỉ, ngày lễ), hàng tuần phải có báo cáo UBND tỉnh về tiến độ thực hiện.
27
Không để xảy ra tình trạng nợ đọng trong đầu tƣ XDCB: UBND tỉnh Yên Bái yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tƣ làm việc với các huyện, thị, thành phố để báo cáo, đôn đốc, kịp thời đề xuất việc thẩm định các nguồn vốn đầu tƣ. Đối với việc thanh quyết toán và giải ngân, UBND tỉnh yêu cầu các chủ đầu tƣ có liên quan đến việc chuyển nguồn phải có báo cáo về Sở Tài chính để đề xuất UBND tỉnh xử lý dứt điểm. Đối với các dự án ngoài kế hoạch về hạ tầng giao thông và hạ tầng văn hóa – xã hội ở nông thôn, UBND tỉnh đôn đốc các huyện khẩn trƣơng có đề xuất gửi Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tổng hợp. Trong đó, đề xuất của các địa phƣơng phải gắn với việc thực hiện xây dựng nông thôn mới, làm rõ thêm nguồn đã đƣợc giao kế hoạch để ngành Kế hoạch và Đầu tƣ báo cáo UBND tỉnh biết và cân đối nguồn nếu cần thiết. (Tạp chí Tài chính kỳ 1 tháng 7/2019)
1.4.2. Kinh nghiệm nƣớc ngoài
Kinh nghiệm việc quản lý, phân bổ và sử dụng ngân sách đầu tƣ xây dựng cơ bản của Trung Quốc:
Chú trọng công tác quy hoạch và đề xuất chủ trƣơng đầu tƣ dự án: Tại Trung Quốc, tất cả các dự án đầu tƣ công đều phải nằm trong quy hoạch đã đƣợc duyệt mới đƣợc chuẩn bị đầu tƣ. Ủy ban Phát triển và Cải cách nhà nƣớc Trung Quốc là cơ quan đầu mối tổ chức thẩm định, tổng hợp, lập báo cáo thẩm định về các quy hoạch phát triển, các dự án xây dựng quan trọng, dự án có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài quan trọng trình Quốc Vụ viện phê duyệt; kiểm tra, tổng hợp kết quả thực hiện các quy hoạch đã đƣợc duyệt. Các bộ, ngành, địa phƣơng căn cứ vào các quy hoạch phát triển đã đƣợc duyệt để đề xuất, xây dựng kế hoạch đầu tƣ và danh mục các dự án đầu tƣ.
Nâng cao công tác thẩm định dự án: Tại Trung Quốc, cấp có thẩm quyền của từng cấp ngân sách có toàn quyền quyết định đầu tƣ các dự án sử dụng vốn từ ngân sách của cấp mình (Trung Quốc có 4 cấp ngân sách: Cấp trung ƣơng, cấp tỉnh, cấp thành phố, cấp huyện và trấn). Đối với các dự án đầu tƣ sử dụng vốn hỗ trợ từ ngân sách cấp trên phải lấy ý kiến thẩm định của các cơ quan liên quan của ngân sách cấp trên trƣớc khi phê duyệt chủ trƣơng đầu tƣ dự án. Việc thẩm định dự án đầu tƣ ở tất cả các bƣớc đều thông qua Hội đồng thẩm định của từng cấp và lấy ý kiến thẩm
28
định của các cơ quan quản lý nhà nƣớc có liên quan cùng cấp và cấp trên nếu có sử dụng vốn hỗ trợ của ngân sách cấp trên…
Tăng cƣờng công tác thanh tra, giám sát: Ở Trung Quốc, việc tổ chức giám sát các dự án đầu tƣ công đƣợc thực hiện thông qua nhiều cấp, nhiều vòng giám sát khác nhau. Mục đích giám sát đầu tƣ của cơ quan Chính phủ là đảm bảo đầu tƣ đúng mục đích, đúng dự án, đúng quy định và có hiệu quả. Cơ quan có dự án phải bố trí ngƣời thực hiện giám sát dự án thƣờng xuyên theo quy định của pháp luật. Ủy ban Phát triển và Cải cách từng cấp chịu trách nhiệm tổ chức giám sát các dự án đầu tƣ thuộc phạm vi quản lý của cấp mình, có bộ phận giám sát đầu tƣ riêng. Khi cần thiết Ủy ban Phát triển và Cải cách có thể thành lập và chủ trì các tổ giám sát đầu tƣ liên ngành với sự tham gia của các cơ quan tài chính, chống tham nhũng, quản lý chuyên ngành cùng cấp và các cơ quan, địa phƣơng có liên quan.
Kinh nghiệm việc quản lý, phân bổ và sử dụng ngân sách đầu tƣ xây dựng cơ bản của Hàn Quốc:
Để phân bổ, sử dụng ngân sách cho dự án hiệu quả, Hàn Quốc triển khai các nội dung sau:
Sàng lọc tốt dự án đầu tƣ công: Trong hệ thống quản lý đầu tƣ công của Hàn Quốc, Trung tâm Quản lý đầu tƣ hạ tầng công - tƣ (PIMAC) thuộc Viện Phát triển Hàn Quốc với chức năng sàng lọc cho các dự án đầu tƣ công. PIMAC chịu trách nhiệm tiến hành lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đối với các dự án đầu tƣ công có quy mô lớn. PIMAC và Bộ Chiến lƣợc và Tài chính chịu trách nhiệm thẩm định, thông qua và quyết định việc loại bỏ hoặc chuyển sang giai đoạn nghiên cứu khả thi các dự án này. Việc đánh giá nghiên cứu tiền khả thi đã làm tỷ lệ dự án đƣợc duyệt chỉ còn 60% so với đề xuất của các bộ chủ quản.
Ở Hàn Quốc, việc bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất chủ yếu đƣợc thực hiện theo phƣơng thức thỏa thuận và cƣỡng chế. Trong trƣờng hợp thỏa thuận với ngƣời bị thu hồi đất thất bại thì Nhà nƣớc buộc phải sử dụng phƣơng thức cƣỡng chế.
Giao việc định giá thu hồi đất cho tổ chức hoạt động độc lập: Ở Hàn Quốc, việc bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất chủ yếu đƣợc thực hiện theo phƣơng thức
29
thỏa thuận và cƣỡng chế. Trong trƣờng hợp thỏa thuận với ngƣời bị thu hồi đất thất bại thì Nhà nƣớc buộc phải sử dụng phƣơng thức cƣỡng chế. Theo thống kê của Cục Chính sách đất đai Hàn Quốc, có khoảng 15% các trƣờng hợp thu hồi đất phải sử dụng phƣơng thức cƣỡng chế. Tại Hàn Quốc, Tổ chức nhà ở Quốc gia (một tổ chức xã hội hoạt động dƣới hình thức một nhà đầu tƣ độc lập) mới đƣợc phép thu hồi đất theo quy hoạch để thực hiện các dự án xây nhà ở, cơ sở hạ tầng. Việc xác định đơn giá bồi thƣờng đƣợc thực hiện bởi bên thứ ba, là cơ quan, đơn vị có nghiệp vụ định giá chuyên nghiệp.
Đề cao vai trò giám sát của ngƣời dân trong hoạt động chi đầu tƣ công: Vai trò giám sát của ngƣời dân đƣợc đề cao thông qua quyền đề xuất các sáng kiến, giải pháp, kiến nghị với các cơ quan nhà nƣớc trong việc sử dụng NSNN tiết kiệm, hiệu quả. Để thực hiện đƣợc điều này, Hàn Quốc có cơ chế khen thƣởng rõ ràng đối với những giải pháp đƣợc chấp thuận, nhằm tạo động lực thúc đẩy triển khai hiệu quả việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đảm bảo chi đầu tƣ công liên tục đƣợc giám sát và đánh giá cẩn thận. Mức thƣởng tối đa lên đến 26.000 USD (tƣơng đƣơng 600 triệu đồng) cho những giải pháp, sáng kiến tiết kiệm đƣợc chấp thuận là biện pháp Chính quyền thủ đô Seoul, Hàn Quốc dùng để khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân tham gia đề xuất các ý tƣởng giúp cho việc quản lý, sử dụng NSNN tiết kiệm, hiệu quả. (Tạp chí Tài chính kỳ 1 tháng 7/2019)
1.4.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho quản lý sử dụng vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN ở Công ty NSNN ở Công ty
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về hoạt động quản lý sử dụng vốn đầu tƣ XDCB, vai trò và quy trình quản lý đầu tƣ XDCB, có thể rút ra một số kinh nghiệm có ý nghĩa tham khảo, vận dụng vào quản lý sử dụng vốn ở Tây Ninh và Công ty nhƣ sau:
Công ty cần tuân thủ và thực hiện quản lý sử dụng vốn theo luật và các văn bản hƣớng dẫn về đầu tƣ XDCB của Nhà nƣớc.
Thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ trên toàn bộ các khâu của chu trình thực hiện đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN và nguồn kinh phí hỗ trợ của Công ty.
30
Công tác thanh tra, kiểm tra và kiểm toán quản lý sử dụng vốn đầu tƣ XDCB cũng cần phải chú trọng hàng đầu trong định hƣớng phát triển kinh tế xã hội.
Bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ trực tiếp làm nhiệm vụ quản lý sử dụng vốn đầu tƣ XDCB là hết sức cần thiết.
TÓM TẮT CHƢƠNG 1
Luận văn đã hệ thống cơ sở lý luận về quản lý đầu tƣ XDCB từ NSNN. Đồng thời chỉ rõ quy trình, nội dung quản lý đầu tƣ XDCB; tham khảo kinh nghiệm một số tỉnh trong nƣớc và nƣớc ngoài từ đó rút ra bài học để nghiên cứu tại Công ty TNHH MTV Khai thác Thủy lợi Tây Ninh. Chƣơng này làm cơ sở lý luận cho việc phân tích đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý sử dụng vốn đầu tƣ XDCB tại Công ty đƣợc trình bày ở các chƣơng tiếp theo.
31
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
KHAI THÁC THỦY LỢI TÂY NINH GIAI ĐOẠN 2015 – 2019
2.1. Tổng quan về Công ty TNHH một thành viên khai thác thủy lợi Tây Ninh
Công ty TNHH một thành viên khai thác thủy lợi Tây Ninh trƣớc đây là Công ty khai thác thủy lợi Tây Ninh thành lập theo Quyết định số 14/QĐ-UBND Ngày 11 tháng 4 năm 1990 của UBND tỉnh Tây Ninh. Ngày 02 tháng 10 năm 2008 UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2256/QĐ-UBND chuyển đổi Công ty khai thác thủy lợi Tây Ninh thành Công tyTNHH một thành viên khai thác thủy lợi Tây Ninh là doanh nghiệp nhà nƣớc sở hữu 100% vốn trực thuộc UBND tỉnh Tây Ninh. Hoạt động Công ty TNHH Một thành viên Khai thác Thủy lợi Tây Ninh thực hiện theo Quyết định số 2785/QĐ-UBND ngày 04/12/2014 của UBND tỉnh Tây Ninh phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động Công ty TNHH Một thành viên Khai thác Thủy lợi Tây Ninh.
Công ty có 9 Xí nghiệp thủy lợi huyện, 01 Trạm thủy lợi liên huyện, 01 đội quản lý kênh Tân Biên và 04 phòng chức năng trực thuộc Công ty.
Mục tiêu hoạt động, ngành, nghề kinh doanh:
Quản lý khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi trong địa bàn tỉnh Tây Ninh, hoạt động tƣới, tiêu, phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, cấp nƣớc sinh hoạt, cấp nƣớc cho các nhà máy công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghiệp (0161).
Sản xuất các cấu kiện kim loại: Sản xuất gia công lắp đặt các bộ phận cơ khí phục vụ cho công trình thủy lợi (2511).
Khai thác, xử lý và cung cấp nƣớc, khai thác nƣớc ngầm (3600).
Xây dựng công trình công ích (4220): Tu bổ, sửa chữa các công trình thủy lợi đƣợc phân cấp quản lý; Sản xuất các cấu kiện đúc sẵn phục vụ xây dựng sửa chữa công trình thủy lợi và giao thông dân dụng, xây dựng các công trình thủy lợi,
32
giao thông dân dụng; Xây dựng các công trình cấp thoát nƣớc sinh hoạt, nƣớc thải, công trình công nghiệp. công trình hạ tầng kỹ thuật;
Chuẩn bị mặt bằng, san lấp mặt bằng (4312).
Hoạt động kiến trúc và tƣ vấn kỹ thuật có liên quan (7110): Khảo sát lập báo cáo đầu tƣ, dự án đầu tƣ, báo cáo kinh tế- kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế kỹ thuật, dự toán, giám sát công tác khảo sát xây dựng công trình thủy lợi, giám sát thi công xây lắp, lắp đặt thiết bị, kiểm định chất lƣợng các công trình thủy lợi; Lập hồ sơ mời dự thầu, mời đấu thầu, phân tích đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đấu thầu để lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu tƣ vấn, nhà thầu cung cấp vật tƣ, thiết bị các công trình thủy lợi; Thẩm định, thẩm tra: Báo cáo đầu tƣ, báo cáo kinh tế-kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công. Dự toán, tổng dự toán, xây dựng công trình; kiểm tra chất lƣợng xây dựng các công trình thủy lợi. Kiểm định nền móng các công trình thủy lợi; Quản lý đầu tƣ xây dựng các công trình thủy lợi; Khảo sát địa hình, khoan thăm dò, khoan địa chất công trình, khoan phụt vữa chống thấm, khoan bê tông.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý:
Viên chức quản lý: Chủ tịch công ty, Giám đốc, các Phó Giám đốc, Kiểm soát viên và Kế toán trƣởng.
Văn Phòng Công ty có 04 Phòng chuyên môn gồm: Tổ chức - Hành chánh, Tài vụ, Kế hoạch kỹ thuật và Quản lý nƣớc – công trình.
Các đơn vị trực thuộc: 11 đơn vị, trong đó: 08 Xí nghiệp thủy lợi ở các