Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại công ty TNHH một thành viên khai thác thủy lợi tây ninh (Trang 58)

8. Kết cấu của luận văn

2.4. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

2.4.1. Tồn tại, hạn chế

2.4.1.1. Công tác lập kế hoạch đầu tư

Nguồn vốn sự nghiệp thủy lợi: Công ty lập kế hoạch đầu tƣ sau thời gian quy định, không đúng quy trình. Cụ thể, theo quy định tại Quyết định 952/2006/QĐ- UBND ngày 12 tháng 10 năm 2006 và Quyết định số 61/2009/QĐ-UBND ngày 20 tháng 11 năm 2009 của UBND tỉnh Tây Ninh sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 952/2006/QĐ-UBND ngày 12/10/2006, kế hoạch vốn của năm sau phải đƣợc lập xong trong tháng 10 của năm trƣớc, gửi cơ quan cấp trên tổng hợp vào dự toán Ngân sách của địa phƣơng. Tuy nhiên, công tác lập kế hoạch, danh mục đầu tƣ tại Công ty chỉ thực hiện khi đƣợc UBND tỉnh giao dự toán. Lý do, trƣớc đây ngân sách tỉnh còn hạn hẹp nên thƣờng giao dự toán cho Công ty để sửa chữa thƣờng xuyên kênh mƣơng hàng năm dao động từ 2 đến 2,6 tỷ đồng và Công ty cũng chấp nhận theo kế hoạch vốn đƣợc bốn trí trên để triển khai sửa chữa, không đề nghị theo nhu cầu thực tế cần sửa chữa của Công ty.

Theo điểm 4, Điều 3, Quyết định 952/2006/QĐ-UBND ngày 12/10/2006 đƣợc sửa đổi, bổ sung tại Quyết định số 61/2009/QĐ-UBND ngày 20 tháng 11 năm 2009 của UBND tỉnh Tây Ninh, quy định Công ty đƣợc lập, thẩm định, phê duyệt

52

dự toán và quyết toán các công trình sửa chữa, cải tạo và nâng cấp có giá trị dƣới 100 triệu đồng. Những công trình có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên thì Sở Nông nghiệp tổ chức thẩm định nội dung thiết kế bản vẽ thi công, biện pháp thi công; Sở Kế hoạch và Đầu tƣ thẩm định phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật. Tuy nhiên, tại khoản 2, Điều 16, Thông tƣ 05/2019/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 5 năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì quy định tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi tổ chức thẩm định, phê duyệt đề cƣơng, dự toán hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật các nhiệm vụ bảo trì có giá trị dƣới 500 triệu đồng. Do chƣa điều chỉnh phạm vi phê duyệt hồ sơ nên đa phần các công trình do Công ty làm chủ đầu tƣ đều phải thông qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, nhƣng số lƣợng cán bộ thẩm định quá mỏng nên ít nhiều làm chậm trễ trong công tác lập kế hoạch đầu tƣ của Công ty.

Quy trình Công ty thực hiện là khi đƣợc giao dự toán thì mới tiến hành trình Sở Nông nghiệp phê duyệt phân khai danh mục sửa chữa. Khi đƣợc phê duyệt phân khai, Công ty sẽ thuê tƣ vấn để thiết kế dự toán, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, trình Sở Kế hoạch và Đầu tƣ phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Quy trình này không đúng với quy định của Thông tƣ 92/2017/TT- BTC ngày 18 tháng 9 năm 2017 là phê duyệt dự án trƣớc khi phân bổ dự toán.

Do việc lập kế hoạch vốn không đúng quy định nên năm 2018, Công ty làm thủ tục giải ngân gửi sang Kho bạc nhà nƣớc Tây Ninh thanh toán 05 dự án, trong đó phải thu hồi 03 dự án, với số tiền thu hồi là 1.948,348 triệu đồng và phải bố trí dự toán năm 2019 để thanh toán 03 dự án này. Lý do, chƣa tuân thủ điểm b, khoản 2, Điều 4, Thông tƣ 92/2017/TT-BTC ngày 18 tháng 9 năm 2017. Cụ thể: “Đối với công trình sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng có chi phí thực hiện từ 500 triệu đồng trở lên: Ngoài các tài liệu theo quy định đối với các công trình có chi phí thực hiện dƣới 500 triệu đồng; cơ quan, đơn vị gửi thêm quyết định phê duyệt dự án sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng kèm theo dự án (hoặc quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật kèm theo báo cáo kinh tế kỹ thuật đối với công trình chỉ lập báo cáo kinh tế kỹ thuật); dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuật không bắt buộc

53

phê duyệt trƣớc 31/10 năm trƣớc năm kế hoạch nhƣng phải có trƣớc khi phân bổ dự toán”.

Nguồn kinh phí hỗ trợ: Kinh phí này quy trình lập kế hoạch vốn tƣơng tự nhƣ nguồn sự nghiệp thủy lợi, nhƣng khâu thanh toán khối lƣợng không thông qua Kho Bạc nhà nƣớc mà thanh toán trực tiếp từ nguồn kinh phí sửa chữa của Công ty. Do không lập kế hoạch vốn trƣớc 31/10 của năm trƣớc năm kế hoạch nên việc chọn danh mục đầu tƣ, sửa chữa, trình Sở Nông nghiệp phê duyệt đƣợc thực hiện sau khi kế hoạch tài chính hàng năm đƣợc duyệt. Đến khi phân khai danh mục đƣợc duyệt Công ty tiến hành thuê đơn vị tƣ vấn thiết kế dự toán, lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật, trình Sở Kế hoạch và Đầu tƣ phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật, kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nên việc triển khai thi công thƣờng dồn về cuối năm, đơn vị thi công thực hiện không kịp tiến độ, thời gian mở nƣớc tƣới cho ngƣời dân không kịp mùa vụ.

2.4.1.2.Công tác quản lý đấu thầu và lựa chọn nhà thầu

Giai đoạn 2015 – 2019 Công ty đã triển khai tổ chức lựa chọn nhà thầu bằng hình thức chỉ định thầu cho 118 dự án, với tổng giá trị chỉ định thầu là 66.500,688 triệu đồng, tiết kiệm qua chỉ định thầu là 1.413,977 triệu đồng, tỷ lệ tiết kiệm là 2%

Giai đoạn 2015 – 2019 Công ty đã triển khai tổ chức lựa chọn nhà thầu bằng hình thức chào hàng cạnh tranh cho 01 dự án, với giá trị trúng thầu là 2.298,733 triệu đồng, tiết kiệm qua trúng thầu là 69,778 triệu đồng, tỷ lệ tiết kiệm là 3,04%

Bảng 2.12.Kết quả thực hiện hình thức chỉ định thầu giai đoạn 2015 – 2019

Năm Tổng số gói thầu

Tổng giá trị chỉ định thầu

(triệu đồng)

Tiết kiệm qua chỉ định thầu (triệu đồng) Tỷ lệ tiết kiệm (%) 2015 17 10.161,512 204,693 2 2016 22 12.850,244 250,415 2 2017 23 13.393,891 273,870 2 2018 32 16.624,123 339,282 2 2019 24 13.470,918 275,939 2 Cộng 118 66.500,688 1.344,199

54

Giai đoạn 2015 – 2019, Công ty áp dụng hình thức chỉ định thầu là 118 dự án, tổng giá trị là 66.500,688 triệu đồng, với số tiền tiết kiệm là 1.344,199 triệu đồng.

Bảng 2.13. Kết quả thực hiện hình thức chào hàng cạnh tranh giai đoạn 2015 – 2019 Năm Tổng số gói thầu Tổng giá trị trúng thầu (triệu đồng)

Tiết kiệm qua trúng thầu (triệu đồng) Tỷ lệ tiết kiệm (%) 2015 01 2.228,955 69,778 3,04 Cộng 01 2.228,955 69,778

Từ kết quả ở Bảng 2.12 và Bảng 2.13, giai đoạn 2015 – 2019 Công ty thực hiện công tác đấu thầu đƣợc 119 gói thầu, trong đó bằng hình thức chỉ định thầu là 118/119 tổng gói thầu, chiếm 99,16%, số tiền tiết kiệm qua hình thức này là 1.414,977 triệu đồng; bằng hình thức chào hàng cạnh tranh là 01/119 tổng gói thầu, chiếm 0,84%, số tiền giảm tiết kiệm qua hình thức này là 68,778 triệu đồng.

Qua so sánh tỷ lệ tiết kiệm giữa hình thức chào hàng cạnh tranh là 3,04% và hình thức chỉ định thầu là 2% cho ta thấy, nếu Công ty áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh trong công tác đấu thầu sẽ tiết kiệm một khoản rất lớn (3,04%). Tuy nhiên, do chủ đầu tƣ muốn áp dụng hình thức chỉ định thầu để dễ dàng trong việc giao thầu cho đơn vị quen biết hoặc gửi gắm. Qua xem xét các gói thầu mà Công ty chỉ định, có gói đƣợc phê duyệt gần 01 tỷ đồng, điều này cho thấy chủ đầu tƣ cố gắng cắt giảm giá trị gói thầu xuống dƣới 1 tỷ đồng để không phải đấu thầu. Cụ thể, công trình Sửa chữa thƣờng xuyên kênh và công trình địa bàn xí nghiệp thủy lợi Trảng Bàng, Hạng mục: Gia cố kênh N22-2 đoạn từ K0+970 đến K1+550, giá trị gói thầu là 999,793 triệu đồng (Quyết định số 527/QĐ-SKHĐT ngày 08/11/2017 của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ); công trình Sửa chữa thƣờng xuyên kênh và công trình địa bàn xí nghiệp quản lý các Trạm bơm. Hạng mục: Nâng bờ kênh chính Trạm bơm Bến Đình đoạn từ K5+175 đến K6; Nâng bờ kênh N4 đoạn từ K0+809 đến K1+744 Trạm bơm Bến Đình; Nâng bờ kênh N2 đoạn từ K1+343 đến K2+300

55

Trạm Bơm Bến Đình; Nâng bờ kênh N8 đoạn từ K1+136 đến K1+600 Trạm bơm Bến Đình, giá trị gói thầu là 997,354 triệu đồng (Quyết định số 565/QĐ-SKHĐT ngày 24/11/2017 của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ)

Thời gian giao thầu thƣờng dồn về cuối năm nên việc chỉ định cho một nhà thầu thi công nhiều công trình cùng một thời điểm dễ dẫn đến đơn vị thi công không đáp ứng nhu cầu về vốn, máy móc, nhân công, ảnh hƣởng đến tiến độ, làm kéo dài thời gian thi công công trình, nghiệm thu không đúng thời gian theo hợp đồng, ảnh hƣởng đến công tác tƣới cho ngƣời dân.

2.4.1.3. Công tác giải ngân thanh toán vốn đầu tư

Từ số liệu ở Bảng 2.7 ở trên cho thấy tình hình thanh toán, giải ngân vốn đầu tƣ XDCB giai đoạn 2015 – 2019 tại Công ty đạt tỷ lệ gần 90%, số còn lại sau khi nghiệm thu đƣa công trình vào sử dụng và đƣợc Sở Tài chính phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành, công ty sẽ thanh toán tiếp 5% giá trị quyết toán, còn lại 5% công ty giữ bảo hành công trình.

Tuy nhiên, qua xem thời gian nghiệm thu công trình đƣa vào sử dụng của các dự án, đa số đều có thời gian nghiệm thu hoàn thành công trình để đƣa vào sử dụng trễ thời gian so với quy định của hợp đồng. Với tỷ lệ thanh toán tối đa 90% giá trị nghiệm thu khối lƣợng hoàn thành, sau khi đƣợc Sở Tài Chính thẩm tra quyết toán sẽ thanh toán tiếp 5% khối lƣợng còn lại, còn lại chủ đầu tƣ giữ 5% bảo hành công trình. Do chủ đầu tƣ thanh toán cho đơn vị thi công với tỷ lệ khá cao, nếu trừ 5% bảo hành thì chỉ còn 5%. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến đơn vị thi công chậm trễ trong việc lập hồ sơ, hoàn thành công trình để tổ chức nghiệm thu đƣa công trình vào sử dụng.

2.4.1.4. Công tác quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành

Công tác quyết toán vốn đầu tƣ dự án hoàn thành là khâu cuối cùng trong dây chuyền quản lý vốn đầu tƣ. Việc thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành đối với các dự án do Công ty làm chủ đầu tƣ thuộc nhiệm vụ của Sở Tài chính. Sau khi dự án đƣợc nghiệm thu bàn giao đƣa vào sử dụng, chủ đầu tƣ lập đầy đủ biểu mẫu theo Thông tƣ số 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 trình Sở Tài

56

chính thẩm tra, quyết toán theo đúng quy định. Tuy nhiên, thời gian thẩm tra, phê duyệt quyết toán của Sở Tài chính vẫn còn trễ hạn so với quy định.

Giai đoạn 2015 – 2019 số dự án hoàn thành đƣợc thẩm tra quyết toán nêu ở Bảng 2.14 là 119 dự án. Số dự án đƣợc quyết toán đúng thời hạn là 05 dự án, chiếm 4,2%, số dự án quyết toán trễ hạn là 114 dự án, chiếm 95,8%. Trong số những dự án quyết toán trễ, có dự án trễ 237 ngày (đã trừ 30 ngày theo quy định tại Thông tƣ số 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính). Cụ thể, dự án Nạo vét T1-2-1 từ K0 đến K1+700; Làm mới tràn bên kết hợp xả đáy tại K1+500 N15; Gia cố kênh N15 K0+400 đến K0+450, bổ sung cống tiêu vào tại K0+300 (bờ hữu) N15; Bổ sung điều tiết thƣợng lƣu CTL K0+800 trên kênh tiêu T1 (Quyết định số 62/QĐ- STC ngày 21/3/2017 của Sở Tài chính). Chủ đầu tƣ trình đề nghị phê duyệt quyết toán ngày 27/6/2016, đến ngày 21/3/2017 Sở Tài chính thẩm tra, phê duyệt quyết toán, so với thời gian chủ đầu tƣ trình trễ 237 ngày (đã trừ 30 ngày theo quy định tại Thông tƣ số 09/2016/TT-BTC)

Bảng 2.14. Dự án hoàn thành đƣợc quyết toán giai đoạn 2015 – 2019

Năm Số dự án đề nghị quyết toán Số dự án đƣợc quyết toán Số dự án nộp hồ sơ quyết toán đúng hạn Số dự án đƣợc quyết toán đúng hạn Số dự án đƣợc quyết toán trễ hạn Tỷ lệ đƣợc quyết toán đúng hạn (%) Tỷ lệ đƣợc quyết toán trễ hạn (%) 2015 18 18 18 02 16 11,11 88,89 2016 22 22 22 0 22 0 100 2017 23 23 23 0 23 0 100 2018 32 32 32 01 31 3,13 96,87 2019 24 24 24 02 22 8,33 91,67 Cộng 119 119 119 05 114 4,2 95,8

Nguồn số liệu: Tổng hợp các tờ trình của Công ty và Quyết định phê duyệt quyết toán của Sở Tài chính

57

Từ bảng 2.14 ta thấy, công tác quyết toán vốn đầu tƣ dự án hoàn thành giai đoạn 2015 – 2019 còn chậm. Cụ thể số dự án đƣợc quyết toán đúng hạn là 05, chiếm 4,2%, số dự án quyết toán trễ hạn là 114, chiếm 95,8%.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm quyết toán trên, song chủ yếu là một số nguyên nhân cơ bản sau:

Đặc thù của công trình thủy lợi là phục vụ tƣới, tiêu cho sản xuất nông nghiệp nên thời gian cắt nƣớc dài nhất để chuyển từ vụ Mùa sang vụ Đông xuân là 45 ngày (từ 01/11 đến 15/12/ hàng năm) nên đa phần công tác tổ chức thi công thƣờng tập trung vào những tháng cuối năm, số lƣợng công trình khá nhiều. Mà thủ tục quyết toán về mặt hồ sơ của các công trình dù nhỏ cũng yêu cầu đầy đủ thủ tục và trình tự nhƣ những công trình có giá trị lớn.

Do tập trung nghiệm thu trong một khoảng thời gian ngắn và lập thủ tục gửi sang Sở Tài chính cùng một lúc quá nhiều hồ sơ. Tuy nhiên, số lƣợng cán bộ thẩm tra, quyết toán ở Sở Tài chính quá mỏng. Do đó, khó có thể đảm đƣơng đƣợc khối lƣợng công việc này, dẫn đến chậm tiến độ.

Công tác quyết toán vốn đầu tƣ của Sở Tài chính mặc dù còn nhiều hạn chế, song đã có những cố gắng, mặc dù có chậm so với thời gian quy định nhƣng các dự án đều đƣợc thẩm tra, quyết toán trong năm, không kéo dài nhiều năm. Cụ thể, giai đoạn 2015 – 2019 đã thẩm tra, quyết toán 119 dự án, không có dự án nào phải kéo dài nhiều năm.

Việc thẩm tra hồ sơ pháp lý, thẩm tra nguồn vốn và chi phí đều đƣợc thẩm tra rất tốt. Tuy nhiên, cũng còn một số tồn tại trong khâu thẩm tra, đó là việc tiến hành thẩm tra chủ yếu dựa trên cơ sở đối chiếu, kiểm tra hồ sơ, tài liệu do chủ đầu tƣ gửi đến nhƣ văn bản pháp lý có liên quan, hợp đồng, dự toán, hồ sơ nghiệm thu…Trên cơ sở những tài liệu đó, cán bộ tiến hành thẩm tra đối chiếu mà hầu nhƣ không xuống thực địa để thẩm tra, so sánh. Vì vậy, có đơn vị thi công làm không đúng với hồ sơ thiết kế đƣợc duyệt nhƣng khi quyết toán cán bộ thẩm tra không phát hiện ra.

Bảng 2.15. Tình hình tăng, giảm sau thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành giai đoạn 2015 – 2019

58 Chỉ tiêu Năm 2015 2016 2017 2018 2019 Cộng 1.Số dự án thẩm tra, phê duyệt đúng giá trị (dự án) 0 20 16 14 24 74 2.Số dự án thẩm tra, phê duyệt tăng (giảm) so giá trị đề nghị (dự án) 18 02 07 18 0 45 3.Giá trị tăng/giảm sau thẩm tra (triệu đồng) 74,961 (0,07) (14,064) (54,105) 0 6,722 -Tăng 76,956 76,956 -Giảm 1,995 0,07 14,064 54,105 70,234

Nguồn số liệu: Tổng hợp các tờ trình của Công ty và Quyết định phê duyệt quyết toán của Sở Tài chính

Giai đoạn 2015 – 2019 số dự án hoàn thành đƣợc thẩm tra quyết toán nêu ở Bảng 2.15 là 119 dự án, số dự án đƣợc thẩm tra, phê duyệt quyết toán đúng với giá trị đề nghị là 74 dự án, quyết toán tăng hoặc giảm so với giá trị đề nghị là 45 dự án.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại công ty TNHH một thành viên khai thác thủy lợi tây ninh (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)