- Điều kiện kinh tế của các gia đình, địa phương có ảnh hưởng sâu sắc, trực tiếp tới việc tổ chức phối kết hợp, cụ thể:
2.1 Thực trạng về công tác quản lí công tác chủ nhiệm lớp theo hướng xã hội hóa của trường THPT Nguyễn Viết Xuân
xã hội hóa của trường THPT Nguyễn Viết Xuân
2.1.1 Thuận lợi
- Trường THPT Nguyễn Viết Xuân là trường đứng trong tốp 10 của tỉnh về chất lượng văn hóa, đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2001-2010 nên vấn đề nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp là rất quan trọng và cần thiết. Hiện nay,
số học sinh của nhà trường là 1194 em, ở hầu hết các xã trong huyện, trường được biên chế thành 29 lớp, trung bình mỗi lớp có 41 học sinh, các em đều được tuyển chọn rất chặt chẽ qua kỳ thi tuyển sinh vào 10 của nhà trường. Vì vậy về cơ bản các em đều ngoan, có ý thức đạo đức tốt, chăm chỉ học tập.
- Đội ngũ giáo viên của nhà trường dần được trẻ hoá, toàn trường có 74 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, có tinh thần trách nhiệm cao với công việc. 100% giáo viên của nhà trường đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, trong đó trình độ trên chuẩn là 23 giáo viên, 02 giáo viên đang được cử đi học sau Đại học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Trường được đầu tư rất nhiều trang thiết bị dạy học hiện đại. Hiện nay trường có 04 phòng máy tính đều được nối mạng nội bộ để phục vụ cho công việc dạy và học của thầy và trò nhà trường. Cơ sở vật chất của nhà trường ngày càng được nâng cấp, phòng học chức năng đã được xây dựng, nhà thể chất đã được đưa vào sử dụng…
- Công tác chủ nhiệm, công tác XHH cũng được BGH nhà trường quan tâm.
- Các GVCN đều có trách nhiệm và hoàn thành nhiệm vụ được giao. - Các hoạt động của GVCN cũng đã được tham gia tính vào điểm thi đua. - Nhà trường đã xây dựng và duy trì được nền nếp tất cả các mặt từ nhiều năm. Học sinh được tuyển chọn chủ yếu là con nông dân nên có bản chất hiền lành chất phác và có ý thức tự rèn luyện phấn đấu trở thành học sinh ngoan, giỏi. - Nhiều năm nhà trường liên tục được nhận cờ thi đua của UBND tỉnh Vĩnh Phúc, năm học 2017 – 2018 nhà trường đón nhận Huân chương lao động hạng nhì.
- Nhận thức của các LLGD về vai trò, nhiệm vụ và tầm quan trọng của quản lý công tác chủ nhiệm lớp theo hướng XHH còn chưa đầy đủ, đồng đều và đúng mức.
- Mặc dù trên thực tế khi thực hiện chức năng quản lý công tác chủ nhiệm lớp của GVCN theo hướng XHH đã có sự tham gia của các lực lượng ngoài nhà trường nhưng chưa đồng bộ, bài bản, chủ yếu dừng ở mức hỗ trợ kinh phí, chưa tham gia vào khâu lập kế hoạch đến giám sát quá trình thực hiện công tác chủ nhiệm của GVCN.
- XHH là vấn đề được nhắc đến trong hầu hết các báo cáo của nhà trường nhưng trên thực tế chưa được triển khai thực hiện một cách triệt để, việc huy động các nguồn lực XHH như thế nào cho đúng và hiệu quả vẫn là vấn đề mà các CBQL còn lúng túng.
- Các LLGD chưa đạt được sự thống nhất cao về mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức phối hợp tổ chức thực hiện công tác chủ nhiệm lớp nên chưa đạt được hiệu quả mong muốn.
- Nhà trường chưa khai thác triệt để được các nguồn lực và chưa phát huy tối đa tiềm năng của các LLGD.
- Công tác bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý công tác chủ nhiệm mặc dù đã được duy trì, song hiệu quả không cao còn mang nặng tính lý thuyết nên việc vận dụng vào công việc còn hạn chế.
-Việc kiểm tra hồ sơ chủ nhiệm hầu hết là kết hợp cùng với đợt kiểm tra hồ sơ chuyên môn chung của giáo viên, việc kiểm tra riêng là rất ít và đặc biệt không có kiểm tra đột xuất việc này, đây là một hạn chế trong quản lý.
- Ảnh hưởng của công tác chủ nhiệm tới kết quả thi đua khen thưởng là không nhiều.
- Chưa có xếp loại GVCN trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
- Việc phân công giáo viên làm công tác chủ nhiệm còn có những khó khăn như: GVCN lại dạy môn phụ trong lớp hay có những giáo viên không muốn làm GVCN.
CHƯƠNG 3