Tạo môi trường dân chủ, hợp tác, thuận lợi cho giáo viên chủ nhiệm thực hiện nhiệm vụ quản lý, giáo dục học sinh theo hướng xã hội hoá

Một phần của tài liệu SKKN quản lý công tác chủ nhiệm lớp theo hướng xã hội hóa ở trường trung học phổ thông nguyễn viết xuân tỉnh vĩnh phúc giai đoạn hiện nay (Trang 32 - 33)

- Điều kiện kinh tế của các gia đình, địa phương có ảnh hưởng sâu sắc, trực tiếp tới việc tổ chức phối kết hợp, cụ thể:

3.2 Tạo môi trường dân chủ, hợp tác, thuận lợi cho giáo viên chủ nhiệm thực hiện nhiệm vụ quản lý, giáo dục học sinh theo hướng xã hội hoá

nhiệm thực hiện nhiệm vụ quản lý, giáo dục học sinh theo hướng xã hội hoá

3.2.1 Mục tiêu của biện pháp

- Tạo các điều kiện thuận lợi nhất để các GVCN thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, từ đó sẽ góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

3.2.2 Nội dung và cách thực hiện

- Thu thập các thông tin về điều kiện thực tế của giáo viên, học sinh và đặc điểm của địa phương để biết được những khó khăn trong công tác chủ nhiệm.

- Dựa trên tình hình thực tế BGH sẽ có kế hoạch cụ thể cho công tác chủ nhiệm và tạo môi trường dân chủ, hợp tác tốt nhất cho các GVCN.

- Cụ thể hóa quy chế dân chủ trong nhà trường liên quan đến GVCN và các lực lượng xã hội liên quan. Tổ chức các buổi thảo luận, chia sẻ, đóng góp ý kiến của GVCN với BGH cũng như các TCXH để có thể nắm bắt các vướng mắc, những khó khăn mới nảy sinh trong hoạt động giáo dục của lớp, của trường, kịp thời tháo gỡ và giải quyết, hỗ trợ.

Cách thức thực hiện như sau:

- Khảo sát các thông tin về điều kiện thực tế của giáo viên, học sinh và đặc điểm của địa phương để biết được những khó khăn trong công tác chủ nhiệm.

- Tạo điều kiện để giáo viên được tham gia các lớp tập huấn nhằm nâng cao nhận thức và kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm.

- Tạo điều kiện để các giáo viên được nói ra những ý kiến đóng góp của mình vào các bản dự thảo xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm của nhà trường.

- Tổ chức các buổi hội thảo về công tác chủ nhiệm để mỗi giáo viên có cơ hội chia sẻ cách làm của mình với các đồng nghiệp, nhằm phát huy tốt nhất sức mạnh của tập thể, đồng thời nâng cao vai trò của các thành viên trong nhà trường và cũng là một cách để bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm cho giáo viên.

- Hàng năm có tiền bồi dưỡng cho làm công tác GVCN nhằm động viên, khuyến khích GVCN trong công tác quản lý học sinh.

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng công nghệ thông tin cho giáo viên nhằm sử dụng tốt phần mềm Sổ liên lạc điện tử trong quản lý học sinh.

3.2.3 Điều kiện thực hiện

- Đội ngũ giáo viên đáp ứng được yêu cầu công việc được giao.

- Cơ sở vật chất, tài liệu đáp ứng được cho các hoạt động của nhà trường. - Có kinh phí chi cho việc tổ chức các buổi hội thảo.

- PHHS đồng thuận cùng nhà trường trong việc sử dụng Sổ LLĐT trong quản lý học sinh, từ đó sẽ có phần kinh phí trích lại từ nhà mạng để bồi dưỡng cho GVCN.

- GVCN phải có trình độ căn bản về tin học.

Một phần của tài liệu SKKN quản lý công tác chủ nhiệm lớp theo hướng xã hội hóa ở trường trung học phổ thông nguyễn viết xuân tỉnh vĩnh phúc giai đoạn hiện nay (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)