Xây dựng cơ chế quản lý giữa nhà trường, lớp và các lực lượng xã hội tham gia công tác chủ nhiệm theo hướng xã hội hoá nhằm khuyến

Một phần của tài liệu SKKN quản lý công tác chủ nhiệm lớp theo hướng xã hội hóa ở trường trung học phổ thông nguyễn viết xuân tỉnh vĩnh phúc giai đoạn hiện nay (Trang 33 - 34)

- Điều kiện kinh tế của các gia đình, địa phương có ảnh hưởng sâu sắc, trực tiếp tới việc tổ chức phối kết hợp, cụ thể:

3.3 Xây dựng cơ chế quản lý giữa nhà trường, lớp và các lực lượng xã hội tham gia công tác chủ nhiệm theo hướng xã hội hoá nhằm khuyến

xã hội tham gia công tác chủ nhiệm theo hướng xã hội hoá nhằm khuyến khích sự hợp tác, chia sẻ với GVCN

3.3.1 Mục tiêu của biện pháp

Xây dựng cơ chế quản lý giữa nhà trường, lớp và các lực lượng xã hội tham gia công tác chủ nhiệm theo hướng xã hội hoá sẽ góp phần thúc đẩy việc thực hiện nội dung được thuận lợi hơn. Việc xây dựng cơ chế phối hợp với các LLXH giúp tạo dựng ra những mối quan hệ tốt trong đời sống xã hội, tạo ra sự thống nhất, liên tục trong quá trình giáo dục về các mặt thời gian, không gian.

3.3.2 Nội dung và cách thức thực hiện

- Xây dựng cơ chế quản lý công tác chủ nhiệm lớp phối hợp giữa GVCN và LLXH linh hoạt tùy theo vai trò của GVCN trong hoạt động giáo dục (GVCN giữ vai trò chủ chốt; LLXH giữ vai trò chủ chốt, GVCN giữ vai trò phối thuộc; GVCN và LLXH là nhà đồng tổ chức; LLXH giữ vai trò nhà tài trợ).

- Xác định phân công rõ trách nhiệm, quan hệ giữa các bên (GVCN và LLXH) trong cơ chế theo từng phương án cụ thể; Thống nhất mục tiêu và các nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức phối hợp trong công tác chủ nhiệm lớp; Thống nhất về việc tổ chức các hoạt động tập thể ở cộng đồng, có sự tham gia của HS lớp...

- Xây dựng cam kết, bản ghi nhớ phối hợp trong công tác chủ nhiệm lớp giữa GVCN với các LLXH trong năm học và với từng hoạt động giáo dục cụ thể.

- Hình thức quản lí phối hợp trong công tác chủ nhiệm lớp giữa GVCN với các LLXH được sử dụng đa dạng, đặc biệt là sử dụng phương tiện công nghệ thông tin như facebook, sổ liên lạc, tin nhắn. Ví dụ: sử dụng sổ liên lạc hay phối hợp với CMHS qua Ban đại diện CMHS của nhà trường, của lớp...

- Để nâng cao hiệu quả phối hợp trong công tác chủ nhiệm lớp giữa GVCN với các LLXH , Hiệu trưởng và các GVCN phải nắm vững phương pháp vận động quần chúng trong giáo dục, biết định hướng để CMHS bầu chọn ra được những CMHS nhiệt tình, có tâm huyết, có uy tín với CMHS và với HS để tham gia vào Ban đại diện CMHS của lớp, của trường. Bản thân Hiệu trưởng và các GVCN phải công tâm trong hoạt động giáo dục, đánh giá công bằng và khách quan về quá trình học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của HS.

3.2.3 Điều kiện thực hiện

Một phần của tài liệu SKKN quản lý công tác chủ nhiệm lớp theo hướng xã hội hóa ở trường trung học phổ thông nguyễn viết xuân tỉnh vĩnh phúc giai đoạn hiện nay (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)