KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu SKKN quản lý công tác chủ nhiệm lớp theo hướng xã hội hóa ở trường trung học phổ thông nguyễn viết xuân tỉnh vĩnh phúc giai đoạn hiện nay (Trang 41 - 42)

- Căn cứ vào các văn bản quy phạm quy định chức năng nhiệm vụ của nhà

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

1. Công tác chủ nhiệm lớp ở các trường THPT là một nội dung có tầm quan trọng trong quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục ở nhà trường THPT, là vấn đề cấp thiết cần được nghiên cứu trong giai đoạn hiện nay nhằm góp phần đáp ứng được mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện của giáo dục. Công tác chủ nhiệm lớp theo hướng xã hội hóa là xu hướng có tính thời đại, phù hợp với chủ trương XHH giáo dục của Đảng và Nhà nước.

2. Đổi mới quản lí nói chung và đổi mới quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở các trường THPT nói riêng là việc cần thiết có tính cấp bách cho sự nghiệp đổi mới nền GD-ĐT nước nhà. Qua nghiên cứu cho thấy vai trò của việc quản lý công tác chủ nhiệm lớp theo hướng XHH là rất quan trọng, nhằm hiện thực hóa chủ trương XHH của Đảng và Nhà nước. Để làm tốt được công tác này đòi hỏi người CBQL phải liên tục cập nhật các kiến thức về công tác quản lý cũng như chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là chủ trương về công tác XHH và thực hiện tốt các chức năng quản lý nhằm thu hút các nguồn lực, phối hợp tốt giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong quá trình giáo dục.

3. Từ kết quả nghiên cứu thực trạng cho thấy việc quản lý công tác chủ nhiệm lớp theo hướng XHH đã phần nào được thực hiện ở nhà trường THPT, tuy nhiên còn chưa đồng bộ, đặc biệt vai trò tham gia của các LLXH còn thụ động và một chiều nên hiệu quả đạt được là chưa cao.

4. Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và điều tra thực trạng ở trên, tác giả đã đề xuất 5 biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp theo hướng XHH: Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về vai trò, nhiệm vụ của công tác chủ nhiệm lớp theo hướng xã hội hoá; Biện pháp 2: Tạo môi trường dân chủ, hợp tác, thuận lợi cho giáo viên chủ nhiệm thực hiện nhiệm vụ quản lý, giáo dục học sinh theo hướng xã hội hoá; Biện pháp 3: Xây dựng cơ chế quản lý giữa nhà trường, lớp và các lực lượng xã hội tham gia công tác chủ

nhiệm theo hướng xã hội hoá nhằm khuyến khích sự hợp tác, chia sẻ với GVCN; Biện pháp 4: Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá công tác chủ nhiệm theo hướng xã hội hoá; Biện pháp 5: Xây dựng và thực hiện chính sách thi đua khen thưởng cho công tác chủ nhiệm theo hướng xã hội hóa. Các biện pháp đã đề xuất đều thể hiện được vai trò cũng như thế mạnh riêng và có mối quan hệ với nhau rất chặt chẽ. Sự khác biệt rõ nét so với các biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm theo truyền thống là ngoài vai trò quản lý chủ đạo của nhà trường đã hướng tới việc huy động các nguồn lực XHH trong quá trình thực hiện.

Một phần của tài liệu SKKN quản lý công tác chủ nhiệm lớp theo hướng xã hội hóa ở trường trung học phổ thông nguyễn viết xuân tỉnh vĩnh phúc giai đoạn hiện nay (Trang 41 - 42)