Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về vai trò, nhiệm vụ của công tác chủ nhiệm lớp theo hướng xã hội hoá

Một phần của tài liệu SKKN quản lý công tác chủ nhiệm lớp theo hướng xã hội hóa ở trường trung học phổ thông nguyễn viết xuân tỉnh vĩnh phúc giai đoạn hiện nay (Trang 30 - 32)

- Điều kiện kinh tế của các gia đình, địa phương có ảnh hưởng sâu sắc, trực tiếp tới việc tổ chức phối kết hợp, cụ thể:

3.1. Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về vai trò, nhiệm vụ của công tác chủ nhiệm lớp theo hướng xã hội hoá

vụ của công tác chủ nhiệm lớp theo hướng xã hội hoá

3.1.1 Mục tiêu của biện pháp

Mục tiêu của biện pháp này là nhằm nâng cao hiểu biết cho các lực lượng giáo dục về vai trò, nhiệm vụ của công tác chủ nhiệm lớp theo hướng xã hội hoá; từ đó có những hành động tích cực nâng cao hiệu quả công tác quản lý công tác chủ nhiệm lớp theo hướng xã hội hóa.

3.1.2 Nội dung và cách thực hiện

Do nhận thức chưa đồng đều và chưa đầy đủ về việc phối hợp giữa các LLGD trong và ngoài trường trong thực hiện quản lý công tác chủ nhiệm lớp theo hướng xã hội hóa nên cần tiếp tục tổ chức tuyên truyền, triển khai một cách rộng rãi, bài bản nhằm nâng cao nhận thức của các LLGD thực hiện quản lý công tác chủ nhiệm lớp theo hướng xã hội hóa; từ đó xác định rõ vai trò, nhiệm vụ phối hợp của các LLGD trong và ngoài trường, tạo sự đổi mới từ việc lập kế hoạch, tổ chức chỉ đạo đến thực hiện nội dung, kiểm tra đánh giá và công tác thi đua khen thưởng nhằm đạt hiệu quả cao việc quản lý công tác chủ nhiệm theo hướng xã hội hóa.

Cách thực hiện như sau:

- Khảo sát và đánh giá thực tế về hiểu biết việc quản lý công tác chủ nhiệm theo hướng xã hội hóa, từ đó có kế hoạch cho công tác tuyên truyền, bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho các lực lượng.

- Cán bộ quản lý nhà trường tổ chức triển khai công tác chủ nhiệm theo hướng xã hội hóa trong các buổi họp cơ quan, họp phụ huynh học sinh đầu năm.

- Tổ chức buổi hội thảo công tác chủ nhiệm lớp nhằm bổ sung những kinh nghiệm và hiểu biết cho giáo viên toàn trường về công tác chủ nhiệm và quản lý công tác chủ nhiệm theo hướng xã hội hóa.

- Cử GVCN tham gia các lớp tập huấn về công tác chủ nhiệm, về công tác xã hội hóa giáo dục.

- Giao cho tổ trưởng các tổ chuyên môn thường xuyên triển khai các nội dung trên trong các buổi họp trường, khối GVCN.

- Đoàn thanh niên triển khai cách làm mới của nhà trường trong quản lý công tác chủ nhiệm theo hướng xã hội hóa để học sinh toàn trường được biết, từ đó góp phần thuận lợi cho giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ chủ nhiệm của mình.

- Hàng tháng các tổ chuyên môn có sự đánh giá việc thực hiện của GVCN theo kế hoạch, báo cáo kết quả lên BGH. Từ đó có sự gắn kết việc thực hiện nhiệm vụ của GVCN với công tác thi đua khen thưởng.

3.1.3 Điều kiện thực hiện - CBQL :

+ Trước hết phải là người có năng lực, có nhận thức đúng đắn, nghiêm túc về quản lý công tác chủ nhiệm theo hướng xã hội hóa.

+ Thường xuyên cập nhật các thông tin về công tác XHH. + Có khả năng xây dựng kế hoạch và triển khai nhiệm vụ.

- Kế hoạch thực hiện phải có tính khả thi, phù hợp với điều kiện nhân lực, cơ sở vật chất và đặc điểm của địa phương.

- Đội ngũ cán bộ giáo viên GVCN, GVBM đáp ứng được yêu cầu của công việc.

- Nhận thức về việc quản lý công tác chủ nhiệm theo hướng xã hội hóa của các LLGD phải đồng đều.

- Sự phối hợp giữa GĐ-NT-XH phải chặt chẽ.

- Có sự phối hợp tốt giữa các LLGD trong và ngoài nhà trường cũng như các cơ quan đóng trên địa bàn.

Một phần của tài liệu SKKN quản lý công tác chủ nhiệm lớp theo hướng xã hội hóa ở trường trung học phổ thông nguyễn viết xuân tỉnh vĩnh phúc giai đoạn hiện nay (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)