Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục giá trị sống thông qua

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh dân tộc thiểu số ở các trường THCS huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 59 - 60)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3.2.Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục giá trị sống thông qua

huyện Phú Lương

Để thực hiện nội dung này, chúng tôi tiến hành khảo sát cán bộ quản lý và giáo viên cho thấy thông qua phỏng vấn sâu.

Phỏng vấn CBQL

Phỏng vấn cô V.T.T.H Hiệu trưởng trường THCS Vô Tranh được biết:

Nhà trường đã dựa vào các văn bản của cấp trên để cụ thể hóa hoạt động giáo dục GTS thành các nhiệm vụ giáo dục và mục tiêu tương ứng. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho CBQL chịu trách nhiệm và theo dõi, đôn đốc.

Phỏng vấn cô N.T.T Hiệu trưởng trường THCS Tức Tranh được biết:

Nhà trường rất quan tâm đến hoạt động giáo dục GTS, khi xây dựng mục tiêu, kế hoạch cụ thể của hoạt động này, nhà trường đã tổ chức buổi thảo luận lấy ý kiến trước khi ban hành chương trình, nội dung chính thức.

Phỏng vấn GV

Phỏng vấn Thầy H.B.T trường THCS Cổ Lũng được biết: Chúng tôi sau

khi thống nhất kế hoạch giáo dục GTS cho học sinh, luôn bám sát nội dung, nếu có thì báo cáo lãnh đạo những vấn đề phát sinh hoặc chưa phù hợp để kịp thời điều chỉnh.

Phỏng vấn cô H.T.H trường THCS Động Đạt I cho biết: Nhà trường tôi làm rất tốt việc phối kết hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường để thực hiện giáo dục GTS cho học sinh; tận dụng, huy động được nhiều nguồn lực hỗ trợ nhà trường, giáo viên và học sinh trong quá trình học tập.

Kết quả định tính qua phỏng vấn thu được: Điểm chung ở các ý kiến cho rằng tất cả các nội dung công việc của công tác xây dựng hoạt động giáo dục

GTS thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh dân tộc thiểu số tại các trường THCS huyện Phú Lương đều thực hiện. Đối tượng HS DTTS đặc thù hơn so với các đối tượng khác nên bản thân CBQL và GV cũng nhận thức rất rõ và dành mối quan tâm tới đối tượng HS này. Các em có phần thiệt thòi hơn các bạn HS khác nên GV cũng dành thời gian, công sức để dạy dỗ, chỉ bảo tận tình các em.

Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng, việc quản lý tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động GD GTS còn nhiều bất cập. Sự hạn chế này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình triển khai các hoạt động giáo dục GTS, kìm hãm sự hoạch định các mục tiêu, nội dung và kết quả cần đạt được. Việc quản lý tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục GTS còn có sự buông lỏng và thiếu chặt chẽ cả về mức độ và hiệu quả thực hiện sẽ kìm hãm động lực thúc đẩy, không huy động được nguồn lực tham gia một cách tích cực và hiệu quả.

Từ thực trạng đó, việc tăng cường quản lý tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục GTS cho HS dân tộc thiểu số tại các trường THCS trên địa bàn huyện Phú Lương cần được quan tâm hơn nữa, đặc biệt chú trọng đến hiệu quả quản lý. Để làm được điều đó đòi hỏi phải có những nghiên cứu và đề xuất giải pháp có tính thiết thực và khả thi. Trong đó, việc đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ CBQL, GV trực tiếp tham gia giáo dục GTS là khâu then chốt.

2.3.3. Thc trng ch đạo thc hin hoạt động giáo dc giá tr sng thông qua hoạt động tri nghim cho hc sinh dân tc thiu s tại các trường

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh dân tộc thiểu số ở các trường THCS huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 59 - 60)